Tha thứ và được giải thoát

Nhà thơ nổi tiếng người Anh, Alexander Pope nói: “Nhân vô thập toàn, Hãy tha thứ và Chúa sẽ thương xót thứ tha.”

Câu này thật đúng, nhưng khó thực hiện biết bao! Để lòng oán giận quả là tình trạng nô lệ nội tâm. Trong khi, tha thứ là thực sự theo gương Chúa Giêsu, mà cũng là giải thoát khỏi sự giam cầm chính bản thân mình!

 

Chúa Giêsu thường dùng các từ ngữ rõ ràng khẳng định lại bổn phận trên hết, không thể thiếu là tha thứ cho kẻ xúc phạm, làm tổn thương chúng ta, cầu nguyện cho kẻ thù và làm điều tốt cho người làm khổ chúng ta! Một lần nữa, nói dễ thì hơn làm! Thật ra, không có ơn Chúa, chúng ta không sao có thể và vượt xa khỏi khả năng tự nhiên của chúng ta có thể tha thứ cho người làm tổn thương mình, cũng như yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù. Tóm lại, chúng ta cần có ân sủng để tha thứ cho kẻ thù của mình.

 

Chúa Giêsu là mẫu gương trên hết cho chúng ta, hoàn toàn trong mọi sự chúng ta nói, chúng ta làm và ngay cả lúc chúng ta suy nghĩ trong đời sống hằng ngày! Thật vậy Người đã nói rõ: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” Trước tiên, Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách thực hiện và sau đó Người mới rao giảng. Thực hiện trước, rồi nói sau!

 

Lời dạy của Chúa về sự tha thứ đòi hỏi rất khắt khe, Người đã sống trọn hảo điều ấy trong mỗi giai đoạn và mỗi lúc của cuộc đời trần thế của Người.

 

Những lời dạy nào của Chúa Giêsu về lòng thương xót và sự tha thứ? Hãy suy gẫm ít phút! “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ.” Để trả lời cho sự sẵn sàng quảng đại tha thứ bảy lần của Thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã tăng gấp bội lần lên: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” Đây là lời nói cường điệu để Chúa nhấn mạnh đến bổn phận luôn luôn phải tha thứ, không có giới hạn hoặc do dự!

 

Rồi sau này, Chúa Giêsu đã ám chỉ đến việc dâng Lễ hoặc Phụng vụ. Người nói nếu khi anh đến nhà thờ để dâng lễ, mà biết có người anh em đang có chuyện bất bình với mình, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Nói cách khác, để xứng đáng cử hành Phụng vụ chúng ta phải cố gắng làm hòa với các anh chị em mình, không còn để lòng tức giận và oán ghét bất cứ ai.

 

Kinh Lạy Cha, là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất trên đời này, Chúa Giêsu đã đưa ra một mệnh lệnh rất quan trọng sau: “Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Nói cách khác, sự tha thứ của Thiên Chúa cho chúng ta và của chúng ta với tha nhân là con đường hai chiều . Nếu chúng ta muốn nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa, thì nhất thiết chúng ta cũng phải tha thứ cho những người đã xúc phạm đến mình!

 

Cuối cùng, chứng từ hùng hồn nhất về sự tha thứ của Chúa đối với tất cả nhân loại và từng cá nhân chúng ta là khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá sau khi bị đánh đòn, bị đội mão gai, bị nhổ nước bọt và bị nhạo báng, bị những người thân cận của Người lãng quên, xa lánh. Câu trả lời của Người như thế nào khi đang chịu đau khổ treo trên thập giá? Đây là những lời của chúa Giêsu: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.”

 

Sau đây là năm gợi ý vắn tắt và cụ thể giúp chúng ta trên con đường dẫn đến sự tha thứ và lòng thương xót!

 

1. XIN ƠN. Tha thứ cho kẻ thù, cầu nguyện và yêu thương họ vượt quá khả năng nơi bản chất con người sa ngã của chúng ta. Chúng ta rất cần có được tràn đầy ân sủng của Chúa. Thánh Augustinô nói rằng tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn xin trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta phải cầu xin ơn Chúa để có thể tha thứ khi nỗ lực thực hiện điều này. Thiên Chúa sẽ không từ chối chúng ta lời cầu xin ấy và ban cho ân sủng quan trọng này!

 

2. MAU MẮN THA THỨ. Khi chúng ta bị xúc phạm, ma quỷ thường xúi giục ngay chúng ta nuôi ý nghĩ trả thù trong đầu. Những ý nghĩ hận thù như vậy có thể dễ dàng biểu lộ ra bên ngoài: “Trả thù!” “D