“Các kinh nghiệm của cái chết cận kề tương hợp với đức tin Kitô giáo”, bác sĩ Patrick Theillier bảo đảm, ông là cựu bác sĩ thường trực tại Đền Thánh Lộ Đức.
Trong quyển sách vừa mới được nhà xuất bản Artège phát hành, ông tin chắc cái chết cận kề của những người bước qua ngưỡng cửa phía bên kia là dấu hiệu của Chúa nhắm chạm đến tâm hồn của những người sống xa Ngài.
Cath.ch: Có rất nhiều sách nói về cái chết cận kề. Quyển của ông mang lại điều gì mới?
Patrick Theillier: Điều chính yếu là tôi muốn mang lại cho sự kiện này một tiếp cận theo tinh thần Kitô giáo. Rất nhiều sách xuất bản hiện nay về vấn đề này mang tính cách huyền bí, bị phong trào New Age chiếm lĩnh. Các chủ đề dính đến tái sinh hóa kiếp hoặc nói chuyện với người chết thường chiếm quá nhiều chỗ. Tôi nghĩ nếu một người công giáo đào sâu chủ đề này thì sẽ tốt, chứng minh hiện tượng này không đi ngược với giáo huấn của Giáo hội. Điều này càng đập mạnh hơn trên quan điểm không-kitô giáo, rằng thực tế này không đến từ Giáo hội nhưng từ xã hội dân sự.
Quyển sách rõ ràng được thực hiện trong bối cảnh Tân phúc âm hóa. Tôi mơ khi mỗi tín hữu Kitô đọc quyển sách này sẽ mến một linh mục hơn là một người không-kitô giáo. Quyển sách sẽ giúp cho người tin cũng như người không tin có thể đề cập đến các chủ đề như đức tin, sự sống và sự chết.
Đâu là các yếu tố chính để ông nói các kinh nghiệm của cái chết cận kề, thật sự đây có phải là một chuyến đi qua bên kia không?
Chính yếu là do sự trung thực của những người kể. Khi nghe họ kể, chúng tôi cảm thấy rất rõ họ không bịa, kinh nghiệm của họ vang dội rất mạnh trong con người họ. Đó là cái gì đã làm đảo lộn cuộc đời họ, họ không thể quên và nó đã đánh dấu vào cuộc sống hàng ngày của họ. Những người vô thần đã trở lại đạo qua kinh nghiệm này của họ. Tôi có biết riêng các trường hợp này. Đáng kể là trường hợp gần đây của giáo sư Eben Alexander. Giáo sư giải phẫu thần kinh Mỹ này là người hoàn toàn vật chất chủ nghĩa trước khi ông bị sưng màng não, căn bệnh dẫn ông đến ngưỡng cửa cái chết. Sau đó, ông đã viết quyển sách dám lấy tên là “Bằng chứng của thiên đàng”. Nhà khoa học nổi tiếng này không có một lợi ích gì để kể câu chuyện này mà còn bị mất uy tín trong giới khoa học của mình. Điều này chứng tỏ những người này không nghi ngờ gì về thực tế họ đã sống qua.
Dù các kinh nghiệm của họ tất cả đều khác nhau, đều mang tính riêng tư, nhưng chúng điều giống nhau ở nhiều điểm một cách không tưởng tượng được. Sự giống nhau này không thể giải thích về mặt khoa học được.
Nhưng có người nghi ngờ cho rằng đó có thể do ảo giác từ thuốc men hay do não bộ hoạt động bất bình thường…
Lập luận này bây giờ không còn đứng vững. Thêm nữa, các “người có kinh nghiệm” phân biệt rất rõ giữa các ảo giác và những gì họ đã sống trong giây phút cận kề cái chết. Đó là trường hợp của bác sĩ Alexander, người đã có những giai đoạn ảo giác khi ra khỏi cơn hôn mê.
Ông có nghĩ có ngày nào đó, chứng cớ thực tế của hiện tượng này sẽ được minh chứng không?
Không. Không nên chờ bằng chứng. Những kinh nghiệm này là một dấu hiệu và dấu hiệu luôn để cho chúng ta tự do nhận định. Mỗi người chấp nhận nó hay từ chối nó. Hiện tượng không thể cuối cùng quy cho khoa học, dù tất cả yếu tố chứng minh cho thấy nó có thật.
Ông giải thích như thế nào về việc có nhiều câu chuyện về cái chết cận kề bây giờ được nhiều người kể?
Chúng ta sống trong một thế giới thế tục, thế giới của vật chất, càng ngày càng vô thần, nhất là ở Phương Tây. Thiên Chúa không thể không muốn biểu hiện nơi chúng ta cách này cách khác. Sự cải thiện trong kỹ thuật phục hồi y khoa đã nhân lên các hiện tượng này rất nhiều. Đối với Chúa, sự cận kề cái chết là phương cách mới để Ngài chạm vào tâm hồn những người xa Ngài.
Ông khẳng định những người cận kề cái chết kết hợp với giáo huấn truyền thống Giáo hội công giáo. Nhưng những “người có kinh nghiệm cận kề cái chết” có những câu chuyện khác nhau. Chẳng hạn như ông Eben Alexander mà ông nêu ra trong quyển sách, ông trở lại cõi sống với xác quyết đầu thai kiếp khác là một thực tế.
Các nét bên ngoài khác nhau là một sự kiện của mọi chứng từ. Đôi khi các nhân vật thêm vào câu chuyện nét văn hóa của họ, niềm xác quyết của họ. Ông Eben Alexander có tin vào luân hồi không? Đó không phải là cái gì được «mặc khải» cho ông, nhưng là một phản ảnh khởi đi từ cái gì ông đã sống, một giải thích mà tôi để ông tự do. Đó là điều có thể xảy ra đối với những người «chứng nghiệm». Phải có một ít đánh hơi và phải có hiểu biết để có thể nhận định được nội dung. Trong phần điều tra của tôi, tôi tự đặt giới hạn vào những chứng tá đáng tin nhất và tôi giữ khách quan nhiều nhất có thể, không phải chỉ cốt thâu lượm tin tức. Phải biết ngừng ở các sự kiện nguyên dạng, và không theo các giải thích cá nhân. Và nếu giữ những sự kiện này nguyên dạng, thì các câu chuyện cái chết cận kề này tương hợp với giáo huấn Kitô, nhất là các yếu tố liên hệ đến việc gặp gỡ với Đấng là ánh sáng mà rất nhiều người gọi đó là Chúa, sự mặc khải của một «thực thể vinh quang», và sự nhìn lại về đời sống trần thế tập trung vào tình yêu cho tha nhân.
Cũng có những câu chuyện cái chết cận kề khủng khiếp và tiêu cực. Đâu là ý nghĩa nó mang lại?
Người ta không biết tại sao có vài người sống những kinh nghiệm tiêu cực. Trong thế giới khác, cũng như thế giới trên trái đất này, có cái rất đẹp mà cũng có cái rất xấu, có thiện có ác, có thiên đàng có địa ngục. Các «người chứng nghiệm» đã thấy «địa ngục» như Gloria Polo mà tôi đưa ra rất nhiều trong quyển sách này, bà thường nói đến một nơi mà người ta cảm nhận sự vắng mặt của Chúa một cách khủng khiếp.
Các kinh nghiệm này nói gì cho chúng ta biết về tâm hồn và thể xác?
Chính yếu các câu chuyện này cho thấy tâm hồn không phải là một phát minh của Giáo hội, tâm hồn có thật. Chúng ta có trong con người mình khả năng kết hiệp với trời qua tâm hồn thiêng liêng của mình. Phải hiểu rằng cái chết, do tội lỗi, là một chấn động không phải chỉ xảy ra trong nháy mắt! Trong cái chết cận kề có sự khởi đầu của một sự ngăn cách – không phải một sự tách biệt (đó là cái chết vĩnh viễn, về mặt bản thể) – giữa tâm hồn và thể xác. Tôi nghĩ trong những cái chết cận kề, các đương sự kể họ đã có một thể xác ánh sáng, cho họ có một cảm nhận thoáng qua về sự sống lại của chúng ta, theo đó, tâm hồn và thể xác kết hợp với nhau trong một tổng hợp thiêng liêng tuyệt vời mà chúng ta không thấy ở trên thế gian này. Nhưng tôi giải thích rõ, đây không phải là một phép lạ, cũng không phải là một sự sống lại!
Đâu là cái nhìn chúng ta có thể có về tự tử hay trợ tử trong những kinh nghiệm này?
Là những người làm những chuyện này đã sai lầm hoàn toàn. Với sự trợ giúp để tự tử, người ta đã lấy mất đi một giây phút căn bản của đời sống của họ, đó là cái chết của họ. Và lấy đi cái chết của người nào là một điều nghiêm trọng. Đó là đi ngược với luật thiên nhiên. Và đó là một sự cưỡng bức đích thật. Những kinh nghiệm của cái chết cận kề cho chúng ta hiểu cái chết là một phần của sự sống. Và tất cả những người có kinh nghiệm này mà tôi phỏng vấn, họ đều hãi hùng về việc tự tử hay trợ tử!
Đâu là sợi giây ông nối giữa kinh nghiệm của những cái chết cận kề và phép lạ, đặc biệt là những vụ lành bệnh không giải thích được ở Lộ Đức mà ông đã có dịp nghiên cứu rất gần?
Có rất nhiều sợi giây liên hệ giữa những cái chết cận kề và lành bệnh không giải thích được. Trước hết nó phát xuất từ các chứng tá, vì thế nó có những giới hạn của nó và không chứng thực được. Sau nữa, đó là hai hiện tượng mà người ta không thể tự tạo ra, nó được cho mà thôi. Đó là một cái gì đến từ nơi khác mà người ta nhận, một cách không can thiệp vào được.
Điểm chung và là điểm mạnh nhất, trong cả hai trường hợp, đó là sự gặp gỡ một Thiên Chúa đầy tình yêu. Đối với trường hợp của những cái chết cận kề, sau khi sống qua kinh nghiệm này, các đương sự có thể lành được bệnh của họ.
Các câu chuyện kể này có bị nguy cơ là «xin» một cái gì siêu nhiên trong khi Phúc Âm xin chúng ta «tin mà không thấy không»?
Lý tưởng là tin mà không thấy. Tuy nhiên tôi nghĩ, thời buổi ứ đầy vật chất chủ nghĩa này phải cần cái gì siêu nhiên để sống còn, như huyền bí khăn thánh Turin hoặc những việc chữa lành không giải thích được làm cho chúng ta nghĩ siêu nhiên thì hiện diện rõ hơn là chúng ta nghĩ, nó ở đó, trong mỗi người chúng ta.
Giám mục Marc Aillet, địa phận Bayonne đã gọi cho ông để lập một «Hàn lâm địa phận cho sự sống». Viện này sẽ như thế nào? Các kinh nghiệm của ông với cái chết cận kề và các phép lạ có một chỗ ở đó không?
Giám mục Aillet rất quan tâm đến các vấn đề của sự sống, của tôn trọng sự sống. Mục đích của viện hàn lâm này là làm cho tín hữu quan tâm đến tầm quan trọng của sự sống trong tất cả chiều kích của nó, về các mặt như luân lý, luân lý của sinh lý, về mặt gia đình và môi sinh toàn diện của con người (như Đức Phanxicô nói). Chúng tôi muốn gây ý thức rằng chúng ta không thể làm bất cứ cái gì chúng ta muốn trong lãnh vực sự sống.
Các kinh nghiệm riêng của tôi, nhất là các kinh nghiệm về cái chết cận kề và các phép lạ ở Lộ Đức được đóng góp vào trong khuôn khổ này. Chúng tôi có trang mạng www.pourlavie64.com, chúng tôi có những buổi diễn thuyết và những khóa nói về các vấn đề liên quan đến sự sống. Giám mục Aillet đã viết lời nói đầu cho quyển sách của tôi.
(Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico.vn 07.11.2015/
cath.ch, Raphael Zbinden, 2015-10-27)