Ngôi làng này sẽ là nơi trú ngụ của tất cả các tôn giáo để củng cố việc đối thoại do các nhà chức trách tôn giáo đề xướng và đã được Đức Giáo hoàng khen ngợi trong chuyến thăm nước Cộng hòa Trung Phi vào tháng 11 năm 2015 của ngài.
Ngày thứ năm13 tháng 4, giáo sư Martin Kankou đã loan báo tin trên. Ông là đại diện phân khoa văn hóa Phi châu của trường Đại học giáo hoàng Latran, ông hướng dẫn tại chỗ công việc của Tòa Thánh, với sự đóng góp của Hồng y Dieudonné Nzapalạnga, Tổng Giám mục Bangui. Trong cuộc họp sáng thứ hai 18 tháng 4, tòa giám mục đã đồng ý với tất cả các ban bộ liên hệ, với sự giúp đỡ của các chuyên gia của Tòa Thánh.
Từ lâu khu phố KM5 được xem như căn cứ của các phần tủ cực đoan hồi giáo, khu phố này có trước khi có lời kêu gọi hòa bình của Đức Phanxicô. Ông Arnaud Yaliki, thư ký thường trực của Hội đồng tôn giáo Trung Phi tuyên bố trong cuộc họp: “Tháng 11-2015, Đức Phanxicô đã làm cho khu vực này không còn ở trong thế cô lập, khu phố này là nơi có các cuộc thảm sát của những người bài kitô giáo. Đức Phanxicô đã hội tụ lại các nhà chức trách của các tôn giáo và các hiệp hội hồi giáo để khôi phục lại đời sống cộng đồng trong tinh thần tôn trọng và quý mến nhau”.
Vượt lên cảm nhận chua cay
Giáo sư Martin Kankou giải thích: “Làng Phanxicô” gồm một nguyện đường, một giáo xứ, một nhà thờ tin lành và các cơ sở khác như trường học, bệnh viện. Làng sẽ giúp cho người dân có nơi thích hợp để cầu nguyện và để khuyến khích tinh thần sống chung trong khác biệt”.
Giáo sư Martin Kankou cho biết: “Để dự án này được hình thành, chúng tôi đã tổ chức các khóa nhằm “ý thức hóa”, nhất là nêu lên “tinh thần tôn trọng nơi sống chung và học cách để làm việc theo nhóm”. Theo giáo sư Martin Kankou, các cộng đoàn không phải chỉ sống bên cạnh nhau nhưng còn hợp tác với nhau để làm việc trong các trường học và những nơi công cộng.
Vòng xoáy bạo lực gần đây đã làm cho khu phố này của thủ đô Bangui không còn người ở, ngày xưa khu phố này là khu phố mà người hồi giáo và kitô giáo sống chung với nhau trước khi nơi này thành cứ địa của người hồi giáo. Trong lần đàm phán với các giáo sĩ và các đại diện tôn giáo của thành phố, siáo sư Martin Kankou vui vẻ xác nhận: “Làng Phanxicô là một phép lạ, vì đây là ý chí của một dân tộc đã bị tổn thương, nhưng họ đã vượt lên được tình trạng chua cay để cùng ở bên cạnh nhau, chia sẻ với nhau cùng một chỗ ở”.
Tuy tổng số tiền dành cho dự án này chưa được công bố nhưng rất nhiều đối tác đã đồng ý tài trợ cho dự án này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn tin: Phanxico