“Chúng tôi ước tính rằng trong 10 năm qua, đã có ít nhất là 3.000 đứa bé chào đời cho các bà mẹ đến đây để cầu tự, ” là lời của thầy Bode, vị giám hộ của nguyện đường từ 18 năm qua. “đây chỉ là con số mà chúng tôi biết được kể từ khi tôi bắt đầu lưu trữ những lời chứng thực.
Hang Sữa ở Bê Lem, nơi nhiều ngàn phụ nữ hiếm muộn được phép lạ
Hàng chục bức ảnh của những em bé tươi cười có đính kèm lời tạ ơn là những trang hoàng trong văn phòng nguyện đường Hang Sữa (Milk Grotto) cuả thầy Lawrence Bode, một tu sĩ dòng Phan Xi Cô.
Theo truyền thống, nguyện đường Hang Sữa là nơi mà Đức Trinh Nữ Maria đã trốn vào đây để cho Chúa Giêsu bú trong khi Ngài và thánh Giuse chạy trốn vua Hêrôdê.
Chính ở nơi đây, cũng theo truyền thuyết, thì một giọt sữa của Đức Maria đã rơi xuống đất trong khi đang cho Chúa Giêsu bú, và giọt sữa đã biến những bức tường đá màu đỏ nâu của hang thành màu kem trắng.
Nằm gần nhà thờ Giáng Sinh (Hang Bê Lem), nơi mà Đức Mẹ đã sinh hạ Chúa Giêsu, Hang Sữa là điểm đến của những phụ nữ hiếm muộn.
“Chúng tôi ước tính rằng trong 10 năm qua, đã có ít nhất là 3.000 đứa bé chào đời cho các bà mẹ đến đây để cầu tự, ” là lời của thầy Bode, vị giám hộ của nguyện đường từ 18 năm qua. “đây chỉ là con số mà chúng tôi biết được kể từ khi tôi bắt đầu lưu trữ những lời chứng thực. Ngoài ra chúng tôi còn nghe rằng có rất nhiều phụ nữ Hồi giáo và ít ra là 2 phụ nữ Do Thái đã có con sau khi đến viếng hang. “
Thầy Bode có bảy cuốn album lớn, đầy ắp những hình ảnh và lời chứng thực, để chia sẻ với hàng chục ngàn người đến viếng thăm nguyện đường mỗi năm.
Thầy cho rằng Đức Mẹ có thể đã tới đây rất thường xuyên trong lúc còn tạm trú ở hang Belem vì nơi đây mới là nơi kín đáo để nuôi con.
“Đức Mẹ sinh con ra trong một hang lừa, đầy xúc vật, và mục đồng lui tới thường xuyên để nuôi thú và dọn dẹp” Thầy Bode nói tiếp. “Làm thế nào mà Mẹ Maria có được sự riêng tư để làm phận sự cuả một bà mẹ nuôi con?”
|
Là một người Mỹ quê ở New York, thầy Bode khuyên các cặp vợ chồng hiếm muộn là phải chuyên cần cầu nguyện hàng ngày, kêu khấn cùng “Đức Bà Sữa” (“Our Lady of the Milk“) và lấy một nhúm bột đá vôi từ hang, pha vào nước mà uống.
(Thầy Bode nhấn mạnh rằng, theo luật của nhà dòng, thầy sẽ không thể trả lời thư hoặc gửi bột cho những người yêu cầu. Tuy nhiên, những khách hành hương có thể mua tại chỗ các gói bột với giá $ 2 một gói.)
Thầy cho rằng những phép lạ từ Hang Sữa, tức là những đứa con và khoảng 20 vụ chữa lành khác, chính yếu là do nơi “đức tin và lời cầu nguyện.” Còn khi người ta pha bột vào nước mà uống thì “, vì làm như vậy giúp cho họ cảm thấy được gần gũi hơn với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.”
Hang Sữa đã là nơi mà Kitô hữu đã đến cầu nguyện từ 2000 năm qua, còn ngôi nguyện đường bằng đá và tu viện thì được các tu sĩ Phanxicô xây dựng từ năm 1838, và giống như các thánh tích Công Giáo khác, được đặt dưới sự giám hộ của dòng Phanxicô.
Hang Sữa chỉ là một cái hang đơn sơ có mái thấp lồi lõm, một bàn thờ, một bức ảnh Mẹ Maria đang nuôi con. Ánh sáng diụ dàng, ánh nến lung linh.
Bảy năm trước, ban giám hộ Đất Thánh đã tân trang và lau sạch nơi hang đá và nhà nguyện. Cho nên ngày nay người ta thấy các bức tường và trần của hang đá trông gần như là trắng tinh, “là một điều đáng chú ý vì tất cả các hang động khác ở vùng Bethlehem đều có màu đỏ và nâu,” thầy Bode cho biết.
Đối với những người đã từng đi vào hang để cầu nguyện trước khi có sự tân trang này, thì sự chuyển đổi từ một hang động tối tăm thành ra một hang động sáng sủa nhắc lại sự tích giọt sữa của Mẹ Maria đã làm thay đổi màu đá.
Tuy nhiên không phải ai ai cũng đón nhận những ơn phước từ nơi Hang Sữa với một tấm lòng hoan hỉ, thầy biết chắc chắn là có một người đàn ông sẽ không bao giờ cầu nguyện trong Hang Sữa này nữa.
Chỉ vào một bức ảnh của 4 đứa bé sinh tư, thầy Bode mỉm cười khi kể lại lúc mà cha mẹ cuả 4 đưá bé mang chúng tới tạ ơn tại nhà nguyện.
“Ông bố nói lời cảm ơn với tôi, nhưng lại nói thêm: ‘ Con chắc chắn sẽ không cầu nguyện ở đây nữa đâu. ‘”
(Trần Mạnh Trác, VCN 21.12.2014/ RNS )