Giải đáp phụng vụ: Thừa tác viên khi đọc các giờ kinh phụng vụ

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

 

Hỏi 1: Tôi đã đến thăm một chủng viện, và trong Giờ Kinh Phụng vụ, linh mục đọc câu giáo đầu khai mạc giờ kinh, – thí dụ, “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con” hoặc “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con” – và kết thúc Giờ Kinh bằng việc ban phép lành. Chỉ có các chủng sinh đọc các Thánh vịnh và điệp ca thánh vịnh. Trong một cộng đoàn tu trì khác, các chủng sinh đọc Giờ Kinh cho đến kết thúc, trong khi linh mục không ban phép lành. Thưa cha, tại sao linh mục không ban phép lành, trong khi ngài là cấp cao nhất trong cộng đoàn? – R. A., Quezon City, Philippines.

 

Hỏi 2: Khi đọc các Giờ Kinh Phụng vụ, liệu cá nhân giáo dân có buộc đọc các Giờ Kinh Giữa (Kinh Giờ Ba, Giờ Sáu và Giờ Chín) không?

 

Đáp: Thực sự có nhiều cách phối hợp sự hướng dẫn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Phần dẫn nhập Các Giờ Kinh Phụng Vụ (tức Tông hiến Laudis canticum) đưa ra các chỉ dẫn khá chính xác liên quan sự can thiệp tối thiểu của thừa tác viên có chức thánh và các thừa tác viên khác:

 

“253. Khi cử hành các Giờ Kinh Phụng Vụ, cũng như các việc phụng vụ khác, “người có chức thánh hay tín hữu, thường lúc thi hành phận vụ, mỗi người chỉ phải làm trọn phần việc của mình mà thôi, theo bản tính sự việc và qui luật phụng vụ đòi hỏi”.

 

“254. Nếu là chính Giám mục chủ tọa, nhất là tại nhà thờ chính tòa, thì sẽ có linh mục đoàn và các người có chức thánh bao quanh, và cùng với đông đảo giáo dân tích cực tham dự đầy đủ. Còn thường thường, khi cử hành, có giáo dân tham dự, thì linh mục hay phó tế chủ tọa, và cũng nên có thừa tác viên hiện diện.

 

“255. Linh mục hay phó tế chủ tọa có thể mặc áo trắng dài