Họ cần có một món ‘đồ uống’ gì đó có chất bổ dưỡng hơn là nước lạnh để mà sống, do đó, các thầy tu đã chế biến từ món ‘đồ uống’ phổ biến của khu vực là bia, thành ra một loại nước “mạnh mẽ hơn bình thường”, có đầy đủ chất carbohydrate và chất dinh dưỡng, và như thế “loại bánh mì lỏng này sẽ không làm cho họ bị ‘phá giới'”, ông Zuber nói.
Đây là một loại bia gọi là doppelbock, nghiã là dùng luá mì thay vì luá mạch (barley,) và sau đó họ đã mang bán ra ngoài. Đó cũng là sản phẩm ban đầu của hãng bia Paulaner, thành lập năm 1634.
Các thày tu gọi bia cuả họ là “Salvator,” một cách đọc trại ra từ tên cuả Cha “Sankt Vater,” “rồi sau đó vì cái nạn ‘tam sao thất bản’, đã trở thành ‘holy Father beer’ dịch ra là ‘Bia Đức Thánh Cha’,” ông Zuber nói.
Hãng bia Paulaner hiện cung cấp cho 70 quốc gia và là một trong các hãng bia tổ chức hội chợ Octoberfest ở Munich.
Nhưng dù cho loại bia doppelbock của hãng Paulaner đã được các ‘con sâu rượu’ ngưỡng mộ nồng nhiệt trên khắp thế giới ngày nay, nguồn gốc cuả loại bia này rõ ràng có một liên hệ chặt chẽ với nhân đức ‘hãm mình đền tội’ cuả các thày tu.
Có thể nào mà sống được nếu chì dùng có bia mà thôi chăng? Một nhà báo đã đọc câu chuyện cuả các thày tu, và vào năm 2011, đã cố gắng lập lại cuộc thí nghiệm.
Ông J. Wilson, một Kitô hữu, là một biên tập viên cho một tờ báo ở Iowa, đã hợp tác với một hãng bia ở địa phương để ủ một doppelbock đặc biệt mà ông sẽ tiêu thụ hơn 46 ngày trong mùa chay, không ăn thức ăn rắn.
Ông thường xuyên đi khám với bác sĩ của mình. Thực đơn cuả ông là như sau: uống 4 chai bia trong các ngày làm việc và uống 5 chai trong các ngày thứ bảy và Chúa Nhật.
Kinh nghiệm của ông, ông nói, đã biến đổi – và không phải là say sưa đâu.
Theo một blog viết cho CNN sau khi hoàn tất mùa chay, Wilson kết luận rằng “cơ thể con người là một chiếc máy tuyệt vời”.
“Thông thường chúng ta nhét đủ mọi thứ vặt vĩnh vào cơ thể cuả mình, mà không yêu cầu nó làm việc gì nhiều. Chúng ta coi thường nó. Nhưng nó có nhiều khả năng hơn là chúng ta tưởng. Nó có thể leo núi, chạy marathon và, thực thế, nó có thể hoạt động mà không cần thực phẩm trong một thời gian dài,”ông viết.
Wilson ghi nhận rằng ông thấy đói cồn cào trong vài ngày đầu tiên, nhưng “cơ thể của tôi sau đó đã ‘sang số xe,’ thay thế cái đói bằng sự tập trung, và tôi nhận thấy bản thân mình đi vào một con đường không giống như bất cứ điều gì tôi đã từng trải qua.” Sau muà chay, ông đã mất hơn 12 ký, nhưng đã học được “kỷ luật tự giác.”
“Cuộc thí nghiệm chứng minh rằng câu chuyện cuả các tu sĩ ăn chay trường bẳng bia không chỉ có thể thực hiện được, nhưng có thể đã xảy ra thật,” ông kết luận.
“Nó làm cho tôi nhận thức ra rằng các tu sĩ ấy phải có một nhận thức rất tinh tế về tính nhân loại và bất toàn của riêng họ. Để có thể tập trung vào Thiên Chúa, họ tham gia việc thực hành này hàng năm không chỉ là để chịu đựng hy sinh, nhưng là để tái khám phá ra những thiếu sót của họ trong một nỗ lực liên tục cải tiến bản thân.”
…
Trong muà chay người Công Giáo Hoa Kỳ không bắt buộc phải kiêng các thực phẩm rắn như các thầy tu dòng Paulaner, (Tạ ơn Chúa), nhưng ở Mỹ, những người có sức khoẻ, từ 18-59, phải ăn chay hai ngày thứ Tư lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Ăn chay có nghĩa là ăn một bữa ăn đầy đủ và hai bữa ăn nhỏ mà, cộng lại, không bằng một bữa ăn đầy đủ trên. Không có ăn vặt giữa các bữa ăn, và về các chất lỏng, thì cũng như ngày xưa trong câu chuyện cuả các thày tu, không có tài liệu hướng dẫn cụ thể nào cả.
Trong lá thư mục vụ, các giám mục Hoa Kỳ cũng vẫn duy trì luật kiêng thịt là bắt buộc cho mọi người Công Giáo vào các ngày thứ sáu mùa chay và “khuyến khích đi lễ mỗi ngày và tự nguyện ăn chay”, đồng thời làm việc từ thiện, nghiên cứu Kinh Thánh, và thực hành các việc đạo đức như lần chuỗi Mân Côi và đi đàng Thánh giá.
Trần Mạnh Trác
Nguồn tin: Vietcatholic