Lòng thương xót Chúa (Phần I)

Dẫn Nhập

Được chuyển ngữ từ cuốn sách lòng thương xót Chúa của hiệp hội Lòng thương xót Chúa tại Paris, ngoài ra cũng thêm một số phần để làm phong phú thêm cho lòng thương xót Chúa.

“Thế giới hôm nay cần đến lòng thương xót Chúa! Trên khắp các châu lục, từ nơi sâu thẳm nhất của nỗi đau nơi con người, dường như đang cất lên lời cầu xin lòng thương xót Chúa. Nơi nào thù hận và khát vọng báo thù đang thống trị, nơi đó chiến tranh gieo rắc đau khổ và chết chóc cho những người vô tội [như những gì đã xảy ra ở Gaza và Ukraina tai nạn máy bay và mới đây nhất là tấn công khủng bố giết người tại Paris, Pháp], ân sủng của lòng thương xót Chúa thật cần thiết để xoa dịu những con tim và trí óc, và chiếu tỏa bình an. Nơi nào thiếu vắng tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, tình yêu của lòng thương xót Chúa đang cần hiện diện, bởi vì dưới ánh sáng của tình yêu Chúa, giá trị vô biên của mỗi con người đang được tỏ hiện. Lòng thương xót đó đang cần để giúp mỗi sự bất công tìm ra được giới hạn của nó trong sự rạng ngời của chân lý” (Thánh Gioan Phalô II, Cracovie, ngày 17 tháng 8 năm 2002)

Kinh Thánh nói chung và Tân Ước nói riêng nhấn mạnh với chúng ta về : niềm vui của Thiên Chúa, đó là bày tỏ lòng thương xót. Quả vậy, lòng thương xót không phải là thực tại ở ngoài Thiên Chúa, nó luôn hiện hữu trong chính bản tính Thiên Chúa: Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Thiên Chúa Gioan Phaolô II đã nhắc lại điều này, lòng thương xót này “đã được mạc khải trong Đức Kitô xuyên qua sứ mạng Thiên sai của Ngài”. Lòng thương xót đó là “ơn ban vượt qua” mà Giáo Hội luôn nhận từ Đức Kitô phục sinh để trao ban như cơn sóng trên toàn nhân loại.

Vậy chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân đích thực của lòng thương xót Chúa:

– Khi tuyên xưng lòng thương xót đó như chân lý đức tin,

– Khi thấm nhuần nó trong các việc làm cụ thể trong đời sống,

– Khi kêu cầu lòng thương xót Chúa trước mọi hình thức xấu xa đang đe dọa sự sống nhân loại cách này hay cách khác (x. Tông huấn Dives in misericordia, ch. VII, số 13).

( Trích lời đức cha Thierry Scherrer, giám mục giáo phận Laval, ngày lễ Mẹ Thăm Viếng 31 tháng 5 năm 2014).

Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Từ ‘lòng thương xót’ dịch từ chữ rahamîm của tiếng Do thái: “lòng mẹ”. Từ này có số nhiều là rehem, nghĩa là “dạ con”! Có nghĩa là nơi cưu mang sự sống, nơi mà sự sống được bảo vệ, được nuôi dưỡng. Nơi mà sự sống có thể được tăng trưởng và sinh ra con người mới.

Chính trong rehem Thiên Chúa Cha đặt kho tàng sự sống của Chúa Con trong cái nhỏ bé nhất, dễ tổn thương nhất. Quả vậy, còn cái gì yếu đuối hơn một đứa trẻ có 3 hay 4 mm? Nó có thể khóc cũng được che chở. Rahamîme là cái phục vụ Con Thiên Chúa như một ngôi nhà, một cái tã, một cái khăn bọc. Như vậy, giống như một đứa trẻ bao bọc bởi lòng mẹ, chúng ta cũng được bao bọc bởi lòng thương xót Chúa. Nếu đón nhận, lòng thương xót đó truyền cho chúng ta sự sống và tình yêu. Vì thế, chúng ta phải sống kinh nghiệm về sự nhỏ bé của mình, nhưng cũng có tình phụ tử và tình thương vô bờ của Thiên Chúa.

Rahamîm ở số nhiều, không phải để chỉ nhiều cung lòng người mẹ, nhưng để đánh dấu cường độ của tình thương bao bọc sự sống mà Thiên Chúa tạo dựng. Như vậy, dưới ánh sáng của tiếng Do thái, người ta khám phá ra rằng khi nói về lòng thương xót của Thiên Chúa, người ta nói về tinh mẫu tử của Chúa Cha và tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Tình yêu này vượt qua mọi tình yêu đã được biết đến.

Trong tiếng Hy lạp, lòng thương xót viết là eleoj chỉ lòng tốt hay thiện tâm đối với người bần cùng, khốn khổ, nó gắn liền với ước muốn giúp đỡ họ. Từ này có ba nghĩa: 1/ tương quan giữa người với người: thực thi nhân đức thương người, tỏ lòng thương của bản thân mình; 2/ Giữa Thiên Chúa với con người: đó là sự quan phòng; lòng thương xót và khoan dung của Thiên Chúa dành cho con người là ơn cứu độ qua ĐGSKT; 3/ lòng thương xót của Chúa Giêsu Kitô, qua lòng thương xót đó, vào ngày trở lại để xét xử, Ngài sẽ chúc phúc cho các kitô hữu đích thực bằng cách ban cho họ sự sống đời đời.

Trở lại với ngôn ngữ tình yêu trong Đức Kitô, nó được nhập thể trong Ngài, đến trong thế gian để không một người con nào của Chúa Cha bị hư mất, nhưng có sự sống (Mt 18,14; Ga 3, 16). Tất cả cuộc đời trần gian, lời nói và hành động của Ngài đều là hoa trái của lòng thương xót Chúa. Tuyệt đỉnh của “tình yêu đi xuống” với chúng ta được tỏ hiện vào giờ Khổ nạn và Thánh giá. Cho nên, Chúa Giêsu, gánh tội và mang lấy khổ đau của chúng ta, đã mang lại cho chúng ta tự do và đầy khả năng ban giúp chúng ta gọi Thiên Chúa: “Abba, Cha!”.

Vào thế kỷ XX, trong thời kỳ ghi dấu bởi những học thuyết độc tài vô thần và chiến tranh, Thiên Chúa muốn nhắc lại cho thế giới tình yêu vô bờ đó. Ngài muốn nhắc lại rằng “ngăn chặn sự dữ, mà con người là tác giả và là nạn nhân”, nhất định phải là lòng thương xót Chúa”. Khi tỏ cho thánh Faustina cạnh sườn bị đâm thủng, Ngài chỉ cho tất cả chúng ta hãy tin tưởng đến kín múc những đợt sóng của lòng thương xót trong Thánh Tâm Ngài. Lòng thương xót đó thanh tẩy tội lỗi chúng ta, giúp chúng ta hăng say làm việc lành và thương đến tha nhân. Tin Chúa và yêu tha nhân là thể hiện căn tính của sứ điệp lòng thương xót Chúa.
 

Lm. Vinh sơn Đinh Minh Thỏa
(Còn nữa)