Cuốn phim dự trù chiếu ngày 10 tháng 2, đã được chiếu lần đầu cho các người trong Giáo hội, xem xong họ cảm thấy thật giao động.
Làm sao giữ đức tin khi mình là một nữ tu bị mang thai sau khi bị hiếp và làm sao đón nhận đứa bé vô tội này? Từ “thảm kịch” này, nữ đạo diễn người Pháp Anne Fontaine đã làm cuốn phim mới của mình. Cuốn phim được chiếu lần đầu vào ngày thứ bảy 30-1 cho các người trong Giáo hội và cuốn phim đã làm họ “giao động”.
Chiều thứ bảy 30-1, phòng chiếu phim của Viện văn hóa Pháp lao xao tiếng áo dòng của các nữ tu, tiếng áo chùng của các linh mục, họ thuộc đủ quốc tịch về Rôma dự lễ kết thúc Năm Thánh hiến, từng người một đến cám ơn nữ đạo diễn Anne Fontaine (bà đã thực hiện các phim Nettoyage à sec, Coco avant Chanel, Comment j’ai tué mon père): “Cám ơn, phim rất hay, cuốn phim đã làm chúng tôi xúc động, đã làm chúng tôi giao động.” Nhưng, đó lại là cuốn phim rút từ chuyện có thật, phim sẽ được chiếu ở Pháp ngày 10 tháng 2. Đây là một câu chuyện nặng nề, đề cập đến một đề tài cấm kỵ, các nữ tu bị hiếp trong thời chiến tranh. Theo linh mục Jean-Pierre Longeat, chủ tịch Hội đồng Nam nữ tu sĩ Pháp (Corref) thì, “khổ thay, vấn đề này luôn là vấn đề thời sự và là mối quan tâm của Giáo hội.” Nữ đạo diễn cho biết mình tin nhưng không giữ đạo, bà đã làm một cuốn phim “nhẹ nhàng kín đáo nhưng táo bạo”, linh mục Longeat cho biết.
Ba Lan, tháng 12 năm 1945. Trong một tu viện của Dòng Biển Đức, tiếng hét của một nữ tập sinh trẻ làm xáo động giờ hát kinh. Được gọi đến để giúp đỡ, một nữ bác sĩ trẻ của Hội Chữ Thập Đỏ Pháp, đang đóng quân bên cạnh, khám phá trong bức tường thánh kín mít này có một bí mật khủng khiếp: sau khi bị binh lính trong quân đội Xô viết hiếp, đa số các nữ tu mang thai. “Người ta có thể để Chúa trong dấu ngoặc khi khám không?” bác sĩ Mathilde Beaulieu (do nữ diễn viên Lou de Laâge đóng) hỏi xơ Maria (nữ diễn viên Agata Buzek đóng), bà hơi bực mình khi các bệnh nhân không chịu hợp tác với mình. “Người ta không thể để Chúa trong dấu ngoặc kép”, xơ phụ trách các tập sinh trả lời với bà, xơ lo cho các nữ tu mang thai ngoài ý muốn này, đức tin lung lay vì mang thai, mà ơn gọi, và nhất là lời khấn khiết tịnh không chuẩn bị đủ cho họ.
Một phim “trị liệu” cho Giáo hội
“Từ tình trạng mình là nạn nhân, tôi muốn kể làm thế nào một vài nữ tu đã cảm nhận mình trong vai trò người mẹ, ý tưởng đi đến việc sinh con làm cho tôi rất xúc động, bởi vì rốt cùng, sự sống vẫn mạnh hơn tất cả”, nữ đạo diễn Anne Fontaine nhấn mạnh, bà mong “cuốn phim này là cuốn phim hy vọng”, trong phim bà “không phán xét về mặt đạo đức” các nhân vật của mình. “Đối với các nữ tu tôi gặp, từ bỏ tình mẫu tử là chuyện khó khăn nhất của họ, nó còn hung bạo hơn là dục tính”, nữ đạo diễn giải thích, bà cho biết, bà đã được khen vì làm một cuốn phim “trị liệu cho Giáo hội”. Một linh mục đã nói trước đông đảo cử tọa: “Bà đã rất thành công khi đặt chồng chéo lên nhau giữa sự thiện và sự dữ.” Một linh mục khác nói thêm: “Bà cũng rất thành công trong việc đưa lên sự khó xử giữa luật của sự sống và thực tế” trong vai mẹ bề trên (Agata Kulesza).
Góp phần cho sự thành công của cuốn phim là âm nhạc, linh mục Longeat cố vấn cho việc chọn nhạc, là hình ảnh của Caroline Champetier, là tài nghệ của các nữ nghệ sĩ Ba Lan, khán giả bị lôi cuốn bởi đề tài, dù ban đầu nó không có gì hấp dẫn! Một nữ tu ghi nhận: “Cuốn phim có điểm tích cực, nó làm cho người tin và không tin xích lại gần nhau, qua hình ảnh tình bạn được xây lên giữa nữ bác sĩ trẻ, con của cha mẹ công nhân theo cộng sản và nữ tu Maria, người mà “đức tin là 24 giờ nghi ngờ và một phút hy vọng”, một câu mà rất nhiều người thố lộ mình thấy mình trong đó. Một linh mục Dòng Tên đến gần nữ đạo diễn và nói: “Mới đầu tôi lo sợ, nhưng tôi xin cám ơn, bà đã để lòng tốt vào đây.”
Cuốn phim đã được chiếu trên hai mươi nước trên thế giới và lấy tên là “Agnus Dei”. Cuốn phim cũng được liên hoan phim Sundance ở Mỹ khen ngợi.
Marta An Nguyễn chuyển dịch