Các giám mục Thụy Sĩ, Pháp và Đức, đã từng gặp nhau trong một cuộc họp kín về gia đình hồi tháng Năm vừa qua tại Roma, đã quyết định công bố các đề nghị đã được nêu ra trong cuộc họp này.
Hồi cuối tháng Năm, các giám mục và các nhà thần học đã nhóm họp tại Roma để cùng suy tư về những tiến triển có thể có của giáo lý Giáo hội về gia đình. Một số ý kiến nêu ra đã đượcphổ biến, nhưng các bài phát biểu về thần học đã không được công bố. Nay, theo sáng kiến của Hội đồng Giám mục Đức –là nhà đồng tổ chức Hội thảo chuyên đề nói trên với các giám mục Pháp và Thụy Sĩ– các bài này sẽ được giới thiệu công khai.
Chia sẻ cùng một nhận định rằng giáo lý về hôn nhân và cuộc sống “có quá ít điểm chung”, các bài tham luận –được in bằng ba thứ tiếng và được phổ biến vào đầu tháng Tám– đưa ra các đề nghị táo bạo muốn thay đổi giáo huấn của Giáo hội về gia đình, trong đó đề cập nhiều đến tình trạng của những người ly dị tái hôn.
Giáo sư Thomas Söding người Đức – chuyên gia tư vấn của Ủy ban Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Đức và của Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc Âm Hóa–, nêu câu hỏi: “Làm sao những cuộc đời ấy có thể được đồng hành và giúp đỡ về mặt thần học, mục vụ và giáo luật, khi không thể kết hôn một lần nữa mà lại không phạm tội trọng khác?” Một nhà thần học Thuỵ Sĩ khác, bà Eva-Maria Faber –giáo sư tín lý và thần học cơ bản–, đưa ra đề nghị: nếu hôn nhân đổ vỡ là một dấu hiệurõ ràng của sự thất bại, Giáo hội nên coi sự kết hợp mới là “một bước tiến tới một tương lai mới đầy ý nghĩa, mà ở đó tuyệt vọng lại trở thành hy vọng”.
Linh mục dòng Tên Alain Thomasset, giáo sư thần học luân lý tại Trung tâm Sèvres ở Paris, cũng nhấn mạnh: “Chúng takhông được loại bỏ việc quan tâm đến các chủ thể”. Mọi đánh giá một hành vi về mặt luân lý đều phải lưu tâm đến bối cảnh hành vi ấy được thực hiện. Cũng như một vụ giết người có thể được coi là tự vệ hợp pháp, là tai nạn, sát nhân hoặc giết người vì tình, phải phân biệt tương tự như thế đối với các hành vi tình dục mà Giáo hội coi là “xấu tự bản chất” hoặc đối vớiviệc ngừa thai. Vì thế cha đề nghị xem các hành vi sau là “không có tội về mặt chủ quan”: ngừa thai mà không phá thai, cáchành vi tình dục của một số người đã tái hôn, và những người đồng tính “sống chung với nhau cách bền vững và trung thành”.
Hội thảo nhất trí rằng: thế giới trở đang nên phức tạp hơn, các lằn ranh phân biệt trở nên mong manh hơn. Một hiện tượng mà từ nay Giáo hội phải lưu tâm hơn: “Những trở ngại xảy đến cho cuộc sống hôn nhân nhiều hơn những gì một nền thần học lý tưởng về hôn nhân ngày nay dễ dàng chấp nhận”, đó là nhận định của bà Anne-Marie Pelletier, người Pháp, giáo sư Kinh Thánh và môn chú giải tại Chủng viện Notre Dame ở Paris, người được trao giải Ratzinger năm 2014.
Cũng nhân danh tính phức tạp ngày càng tăng này mà một số người, chẳng hạn như nhà thần học Thuỵ Sĩ – linh mục François-Xavier Amherdt thuộc Đại học Fribourg, đã ủng hộ việc công nhận một số quan hệ ngoài hôn nhân. Cha khẳng định: “Các trường hợp lưng chừng”, như việc sống chung chưa có hôn nhân, thì “không phải không có giá trị”, nhất là khi cuộc sống gắn bó này “thực sự có ý định tiến tới kết ước trong tương lai” hoặc “quan hệ có chiều kích tình yêu” được thể hiện trong quan hệ tình dục. Do đó, cha cho rằng “cần phải loại bỏ hoàn toàn sự ngờ vực đối với những trường hợp như vậy”.
Được công bố hai tháng trước khi Thượng Hội đồng Giám mục khai diễn, những đề nghị táo bạo này rõ ràng nhằm mục đích thúc đẩy cuộc tranh luận. Theo bà Anne-Marie Pelletier, “Người ta cảm nhận có sự tự do trong các cuộc tranh luận.Chúng ta tìm lại được sự năng động, vốn nhất thiết phải bao hàm cả một chiều kích đối đầu, chắc chắn thế, nhưng đó là sựnăng động mang tính xây dựng. Chính nhờ chiều kích ấy mà Công đồng Vatican II đã thành công”.
(Minh Đức, WHĐ 13.08.2015/ La Croix)