Trường học mới giúp họ hiểu danh tính và vai trò của họ trong xã hội Nam Hàn
Trẻ em tị nạn Bắc Hàn vui chơi trong khu tái định cư Hanawon ở Nam Hàn. Nơi cư trú đầu tiên cho người dân
Bắc Hàn rời bỏ quê hương khốn khổ, ở Anseong hồi 8-7-2009. Tổng Giáo phận Seoul đang điều hành chương trình giúp
người tị nạn Bắc Hàn hội nhập xã hội Nam Hàn. Ảnh: AFP
Tổng Giáo phận Seoul cung cấp “trường cha mẹ tốt lành” cho người tị nạn Bắc Hàn để giúp họ hội nhập vào xã hội Nam Hàn.
Được điều hành bởi Ủy ban Hòa giải của tổng giáo phận, trường sẽ giúp 15 người tị nạn Bắc Hàn hiểu tốt hơn về danh tính và vai trò của họ trong xã hội Nam Hàn.
Năm bậc cha mẹ Nam Hàn sẽ phụ trách từng phần trong chương trình. Đó cũng là cơ hội cho những thành viên tham gia cả hai bên hiểu nhau hơn.
Trường sẽ đưa ra một số lớp học về lý thuyết để tìm hiểu những sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục của hai nước.
Các lớp cao hơn sẽ nhìn đến việc làm sao các thành viên gia đình thông hiểu nhau hơn khi mỗi người có cá tính khác nhau và đâu là cách tốt nhất cha mẹ đối xử với con cái.
Trường sẽ thêm vào đó những lớp học cho trẻ em tị nạn để giúp các em biết hình mẫu các giá trị tích cực và sở thích. Những bài học tiếng Anh vỡ lòng cũng sẽ cung cấp cho trẻ em.
Hoạt động ngoài trời như trại hè và tham quan vườn cây trồng cũng là một phần trong chương trình giảng dạy.
Khóa học sẽ bắt đầu từ 28-5 đến 8-11.
Khi nạn đói xảy ra ở Bắc Hàn từ 1994-1998, khoảng 30.000 người Bắc Hàn rời bỏ đất nước và bây giờ sống ở Seoul, theo chính phủ Nam Hàn.
Người dân Bắc Hàn rời bỏ quê hương cộng sản khắc nghiệt cần trải quan ba tháng ở Hanawon, trung tâm giáo dục ở ngoại ô phía nam Seoul. Các hướng dẫn viên ở đó cho họ những bài học về xã hội tư bản. Các nhóm Tin Lành, Công giáo và Phật giáo đến trung tâm phục vụ các nhu cầu cơ bản và cung cấp thức ăn.
Ước tính có 300.000 Kitô hữu ở Bắc Hàn với khoảng 60.000 trong số họ được cho là đang bị cầm giữ vì đức tin, theo Open Door, tổ chức quốc tế theo dõi việc đàn áp Kitô hữu toàn cầu.
(UCAN 27.05.2016)