Hội nghị quốc tế gọi là COP22 do LHQ triệu tập đang tiến hành tại Marrakech từ mùng 7 cho đến ngày thứ sáu 18-11 tới đây với các đại diện của 196 quốc gia trong đó sẽ có 30 vị quốc trưởng, cùng với các quan chức chính quyền trong lãnh vực này và các tổ chức phi chính phủ. Họ thảo luận các chi tiết về việc áp dụng Hiệp định (COP21) về khí hậu ký kết hồi năm ngoái tại Paris, và bắt đầu có hiệu lực từ thứ 4-11-2016, sau khi hội đủ số các nước phê chuẩn Hiệp định.
Trong sứ điệp gửi hội nghị, được công bố sáng 15-11-2016, ĐTC đề cao tầm quan trọng của Hội nghị COP22 đang tiến hành và ngài nhận định rằng: ”Hội nghị bàn về những khía cạnh phức tạp, nhưng không thể chỉ được ủy cho sự đối thoại kỹ thuật chuyên môn, nhưng còn cần sự liên tục hỗ trợ và khích lệ chính trị, dự trên ý thức rằng ”chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất. Không có những biên giới và hàng rào chính trị hoặc xã hội cho phép chúng ta tự cô lập và do đó cũng chẳng có chỗ cho hoàn cầu hóa sự dửng dưng”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Một trong những đóng góp quan trọng chính yếu của Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu là khích lệ thăng tiến những chiến lược phát triển quốc gia và quốc tế dự trên chất lượng môi trường mà chúng ta có thể định nghĩa là liên đới: khuyến khích liên đới với những dân tộc dễ bị tổn thương nhất và dựa trên những liên hệ chặt chẽ hiện có giữa cuộc chiến chống thay đổi khí hậu và cuộc chiến chống nghèo đói”.
Trong sứ điệp, ĐTC nhận định rằng ”Những giải pháp kỹ thuật chuyên môn cho vấn đề thay đổi khí hậu tuy cần thiết nhưng vẫn không đủ; điều thiết yếu và phải đó chính là để ý tới cảnhững khía cạnh luân lý đạo đức và xã hội trong mô hình mới về sự phát triển và tiến bộ”.
”Từ đây người ta đi vào những lãnh vực quan trọng là giáo dục và thăng tiến một lối sống cổ võ những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ có thể tiến hành về lâu về dài; ngoài ra cần phải gia tăng ý thưc trách nhiệm đối với căn nhà chung của chúng ta”.
ĐTC vốn tỏ ra đặc biệt quan tâm đến Hội nghị hiện nay ở Marakech. Trong Vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 6-11 vừa qua, ĐTC nói với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô rằng: ”Tôi cầu mong rằng tất cả tiến trình áp dụng Hiệp định ở Paris về khí hậu được hướng dẫn nhờ ý thức về trách nhiệm của chúng ta trong việc săn sóc căn nhà chung”. (SD 15-11-2016)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. ĐTC kêu gọi các chính phủ hỗ trợ chính trị cho Hội nghị về sự thay đổi khí hậu đang nhóm tại Marakech, Maroc.
Hội nghị quốc tế gọi là COP22 do LHQ triệu tập đang tiến hành tại Marrakech từ mùng 7 cho đến ngày thứ sáu 18-11 tới đây với các đại diện của 196 quốc gia trong đó sẽ có 30 vị quốc trưởng, cùng với các quan chức chính quyền trong lãnh vực này và các tổ chức phi chính phủ. Họ thảo luận các chi tiết về việc áp dụng Hiệp định (COP21) về khí hậu ký kết hồi năm ngoái tại Paris, và bắt đầu có hiệu lực từ thứ 4-11-2016, sau khi hội đủ số các nước phê chuẩn Hiệp định.
Trong sứ điệp gửi hội nghị, được công bố sáng 15-11-2016, ĐTC đề cao tầm quan trọng của Hội nghị COP22 đang tiến hành và ngài nhận định rằng: ”Hội nghị bàn về những khía cạnh phức tạp, nhưng không thể chỉ được ủy cho sự đối thoại kỹ thuật chuyên môn, nhưng còn cần sự liên tục hỗ trợ và khích lệ chính trị, dự trên ý thức rằng ”chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất. Không có những biên giới và hàng rào chính trị hoặc xã hội cho phép chúng ta tự cô lập và do đó cũng chẳng có chỗ cho hoàn cầu hóa sự dửng dưng”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Một trong những đóng góp quan trọng chính yếu của Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu là khích lệ thăng tiến những chiến lược phát triển quốc gia và quốc tế dự trên chất lượng môi trường mà chúng ta có thể định nghĩa là liên đới: khuyến khích liên đới với những dân tộc dễ bị tổn thương nhất và dựa trên những liên hệ chặt chẽ hiện có giữa cuộc chiến chống thay đổi khí hậu và cuộc chiến chống nghèo đói”.
Trong sứ điệp, ĐTC nhận định rằng ”Những giải pháp kỹ thuật chuyên môn cho vấn đề thay đổi khí hậu tuy cần thiết nhưng vẫn không đủ; điều thiết yếu và phải đó chính là để ý tới cảnhững khía cạnh luân lý đạo đức và xã hội trong mô hình mới về sự phát triển và tiến bộ”.
”Từ đây người ta đi vào những lãnh vực quan trọng là giáo dục và thăng tiến một lối sống cổ võ những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ có thể tiến hành về lâu về dài; ngoài ra cần phải gia tăng ý thưc trách nhiệm đối với căn nhà chung của chúng ta”.
ĐTC vốn tỏ ra đặc biệt quan tâm đến Hội nghị hiện nay ở Marakech. Trong Vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 6-11 vừa qua, ĐTC nói với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô rằng: ”Tôi cầu mong rằng tất cả tiến trình áp dụng Hiệp định ở Paris về khí hậu được hướng dẫn nhờ ý thức về trách nhiệm của chúng ta trong việc săn sóc căn nhà chung”. (SD 15-11-2016)
G. Trần Đức Anh OP