Các hình tượng cổ nhất về các tông đồ của Chúa Giêsu đã được phát hiện tại một hầm mộ gần Đền thờ Thánh Phaolô tại Rôma.
|
Niên đại từ cuối thế kỷ IV, các hình ảnh có mặt đầy đủ mô tả 12 tông đồ của Chúa Giêsu – thánh Phêrô, thánh Anrê và thánh Gioan – kể cả thánh Phaolô, người trở thành tông đồ sau khi Chúa Giêsu chịu chết.
Tòa thánh thông báo phát hiện hình thánh Phaolô hồi tháng Sáu năm ngoái để đánh dấu kết thúc năm thánh Phaolô. Nhưng chân dung này là một phần trong bích họa lớn mô tả đủ mặt cả 3 tông đồ khác.
Ở trên trần một mộ của một phụ nữ quý tộc trong hầm mộ thánh Tecla, 4 chân dung hình tròn, đường kính khoảng 50 cm, được an táng dưới các lớp calcium carbonate trắng do ẩm ướt và thiếu không khí.
Barbara Mazzei, trưởng dự án tu sửa 2 năm, nói: “Dùng kỹ thuật laser mới, chúng tôi đốt một số trầm tích calcium trắng mà không làm hư hại màu sắc khác lạ của các bích họa”.
Mazzei cho biết rằng nhờ tia laser tác dụng như “dao mổ quang học”, hình các tông đồ hiện rõ đầy đủ chi tiết, cho thấy việc sùng kính các tông đồ có trong Kitô giáo từ buổi sơ khai.
Thật vậy, bộ râu trắng dài và khuôn mặt vuông của thánh Phêrô, và nét nhăn trên trán thánh Phaolô có thể là tiêu chuẩn để miêu tả các tông đồ.
Fabrizio Bisconti, viên quản lý cổ vật của các hầm mộ, được Ủy ban Giáo hoàng về Cổ vật thánh duy trì.
Bisconti cho biết: “Các bức họa thánh Anrê và thánh Gioan chắc chắn là cổ nhất. Có một số biểu hiện cổ hơn về thánh Phêrô có niên đại từ giữa thế kỷ IV, nhưng đây là lần đầu tiên thánh tông đồ này không được thấy trong một nhóm mà có hình mặt đầy đủ”.
Đo được khoảng 2 m cả ngang và dọc, cá bích họa cũng mô tả một phụ nữ quý tộc có đồ trang sức và con gái của phụ nữ này.
Bisconti nói: “Phụ nữ này có thể là một trong các phụ nữ quý tộc đã trở lại đạo hồi cuối thế kỷ IV”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ News.Discovery.com)