Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thay đổi lực kéo đối với các Kitô hữu tại một đất nước mà hầu như hoàn toàn là Hồi giáo. Nhân dịp chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến đi mới đây của ngài, hai phụ nữ trẻ đã cho biết.
Baram, một phụ nữ ngót 30 tuổi với trình độ văn học Pháp, nói với CNA rằng “Ở đây, Thổ Nhĩ Kỳ này, có một nhóm người không hiểu Kitô giáo, hoặc chỉ đơn giản là họ chẳng để ý gì đến Kitô giáo.”
Tuy nhiên, cô cho biết, “Thực tế là Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến, đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo, và đưa ra những điển hình, đó là một điều quan trọng.” và trong thực tế, nó có thể “thay đổi nhận thức về Giáo Hội.”
“Nhiều thứ sẽ thay đổi! Tất nhiên sẽ thay đổi. Ngay cả khi chỉ là một nhóm nhỏ những người bắt kịp những ý tưởng này, sau đó nhóm nhỏ này sẽ nói với những người khác, và nhóm lớn hơn này sẽ chi phối đến người khác… đây là cách để mọi thứ thay đổi, đây là cách mọi việc sẽ xảy ra,” Baram nói.
Lời nói của cô được cũng được lặp lại bởi Isabel, 23 tuổi.
“Tôi không mong đợi rằng Đức Thánh Cha sẽ đến trong năm nay, do tình hình chính trị phức tạp … nhưng ngài đã đến, và dường như là một sự hợp tác giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo, cùng tất cả các tôn giáo khác, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi giáo” Isabel phản ảnh, nói rằng “sự xuất hiện của Đức Thánh Cha Phanxicô, hình ảnh rất nhân bản cùa ngài, có thể thúc đẩy những điều mới mẻ.”
Người tiền nhiệm của mình, Đức Benedict XVI, cũng đã đến thăm đất nước này, thực hiện một chuyến đi vào năm 2006.
Isabel nói rằng chuyến thăm của Đức Benedict – giống như tất cả các chuyến thăm của Đức Giáo hoàng – đem lại niềm vui và an bình, nhưng “mọi thứ không thay đổi nhiều” vì sự thực sự thay đổi đòi hỏi hành động thực sự của người dân.
Cả hai Baram và Isabel đã tham dự Thánh Lễ ngày 29 tháng 11 do Đức Thánh Cha chủ sự tại Nhà thờ Thánh Linh của Istanbul.
Baram, một thành viên của Way Neocatechumenal, đi với nhóm của mình để chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trước Viện Bảo tàng Hagia Sophia.
“Khi chúng tôi xác định rằng Đức Thánh Cha đến, chúng tôi chuẩn bị biểu ngữ và cờ để chào đón ngài, và rồi chúng tôi đã đi đến Hagia Sophia rất sớm, hát cho ngài và chờ đợi ngài. Và sau đó ngài đã đến, và ngài ở ngay trước mặt chúng tôi … đó là những giây phút mà tôi không tài nào diễn tả được,” cô cho biết tâm trạng của mình.
Baram tham dự Thánh Lễ 29 tháng 11 từ ngoài ban công, trong khi Isabel ngồi giữa đám đông bên trong Thánh đường.
“Tôi vừa đi dọc theo con đường mà Đức Thánh Cha đã đi qua, và tôi đã có dịp hôn lên tay của ngài khi ngài đến và rồi ngài ra đi,” Isabel thuật lại.
Chú cô là Ilyia đứng chờ Đức Thánh Cha tại lối vào của nhà thờ, và ông đã được một lúc lâu hầu chuyện với Đức Thánh Cha.
Isabel kể lại rằng “Đức Thánh Cha dừng lại với ông và gia đình ông, họ đã được chụp ảnh với ngài và Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho những em họ của tôi.”
Cô cũng phản ảnh về những khó khăn của cuộc sống ở một đất nước mà đa số là người Hồi giáo.
“Đôi khi, tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi đã sống ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, chắc người Kitô giáo ít gặp khó khăn hơn. Nóí như thế không phải là tôi cảm thấy cô đơn, nhưng ở đây chúng tôi chỉ là một nhóm thiểu số,” cô phân bua.
Jos. Tú Nạc, NMS