“Người công giáo Papua phải sống Đức Tin với trái tim của người Melanesia”

Được hình thành từ các xã hội vi mô truyền thống có niên đại hằng ngàn năm, Papua New Guinea đã biết đến Tin Mừng cách đây 150 năm, với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo châu Âu. Giáo hội Công giáo kể từ đó đã lan rộng đến những ngôi làng biệt lập nhất trên vùng núi cao của hòn đảo Telluric, nơi có hằng nghìn lẻ một dân tộc.

Được hình thành từ các xã hội vi mô truyền thống có niên đại hằng ngàn năm, Papua New Guinea đã biết đến Tin Mừng cách đây 150 năm, với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo châu Âu. Giáo hội Công giáo kể từ đó đã lan rộng đến những ngôi làng biệt lập nhất trên vùng núi cao của hòn đảo Telluric, nơi có hằng nghìn lẻ một dân tộc. Một Giáo hội địa phương tự quản và độc lập được hình thành thông qua sự tham gia, sứ mạng và hội nhập văn hóa ngày càng tăng của các tín hữu.

Nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tại sân bay quốc tế Jacksons, Cảng Moresby, ngày 6/9/2024.

Đức Thánh Cha sẽ bay đến Papua New Guinea (PNG), vào thứ Sáu ngày 6/9/2024, cửa ngõ của Châu Đại Dương. Đất nước này, độc lập với Úc từ gần 50 năm qua, đã là vùng đất truyền giáo từ 150 năm qua. 27% cư dân của nó là người Công giáo, phần lớn là người theo đạo Tin lành, vì người Đức và người Anh đã chia sẻ hòn đảo nhiệt đới vào cuối thế kỷ 19. Nhưng sự hiện diện của Công giáo trong vài thập niên có thể ảnh hưởng gì đến hàng nghìn năm văn hóa Nam Đảo? Đây là toàn bộ ý nghĩa của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng vào một xã hội truyền thống đầy những tập tục tổ tiên, rạng ngời trong lòng hiếu khách và cộng đồng, cũng như tăm tối trong sự tồn tại dai dẳng của ma thuật đen hoặc bạo lực gia tộc. Đức cha Gilles Côté, nguyên Giám mục của Daru-Kiunga, sống 49 năm ở Papua New Guinea. Nhà truyền giáo người Canada thuộc dòng Montfort, tóm tắt những thách thức của nửa thế kỷ cuộc sống ở đất nước rộng lớn và đông dân nhất Thái Bình Dương.

Delphine AllaireĐạo Công giáo đến Papua New Guinea như thế nào?

Đức cha Gilles Côté: Khoảng 145 năm qua kể từ khi những nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên đến đây, đầu tiên là Dòng Thừa sai Thánh Tâm (MSC) đến từ Pháp cùng với người sáng lập của họ, Cha Jules Chevalier. Năm 1885, thánh lễ đầu tiên được cử hành trên đảo Yule, ở Biển San hô, giữa các bộ lạc Roros và Mekeo. Các linh mục của dòng Ngôi Lời Thiên Chúa sau đó đến bờ biển phía bắc, rồi các tu sĩ dòng Phanxicô, Capuchins, Maristes đến đảo Bougainville. Nhiều hội dòng đã đến làm việc ở Papua New Guinea.

Delphine AllaireTrong nửa thế kỷ sống ở Papua, Đức Cha đã chứng kiến diễn ra sự tiến triển nào của Giáo hội địa phương ở Papua?

Đức cha Gilles Côté: Khi chúng tôi bắt đầu sứ mạng của chúng tôi với tư cách là những tu sĩ dòng Montfortains vào năm 1959, không có nhà thờ Công giáo nào ở tỉnh rất rộng lớn ở phía Tây. Rồi, Đức cha Gérard Deschamps, Phủ doãn tông tòa của Daru, được mời tham dự Công đồng Vatican II, từ năm 1962 đến năm 1965. Tại những vùng đất phía Tây này, chúng tôi bắt đầu tiếp xúc với những kẻ ăn thịt người và săn đầu người, tự hỏi chúng tôi sẽ có thể xây dựng Giáo hội nào. Câu trả lời đã rõ ràng: Giáo hội của Vatican II. Cụ thể là một Giáo hội tham gia và hiệp thông. Đây là điều chúng tôi đã cố gắng thực hiện ngay từ đầu.

Delphine AllaireGiáo hội Công giáo ở Papua New Guinea ngày nay đã thực sự trở thành một Giáo hội địa phương chưa?

Đức cha Gilles Côté: Đây là một Giáo hội còn rất trẻ. Phải mất rất nhiều thời gian, nhưng Giáo hội này thực sự ngày càng mang tính địa phương hơn. Ngoại trừ các linh mục. Ngay cả ở những nơi đã được loan báo Tin Mừng từ 140 năm qua, có rất ít linh mục địa phương, đôi khi cũng có, nhưng có sự khác biệt rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là các linh mục, nhưng còn ở người dân. Họ học cách tham gia vào đời sống cộng đồng của họ. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mục vụ nhiều năm của giáo phận, mọi người đều tham gia. Nói một cách đơn giản: ở PNG, chúng tôi cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau quyết định, chúng tôi cùng nhau hành động. Điều này tạo ra một ý thức thuộc về rất mạnh mẽ. Điều rất quan trọng là các tín hữu tham gia vào quyết định. Chúng tôi đã thực hành phương pháp hiệp hành mà không bao giờ sử dụng từ này, với các cộng đoàn lớn từ 85 đến 100 người. Chúng tôi quyết định, bỏ phiếu, cùng nhau đạt được sự đồng thuận. Với tư cách là Giám mục, phiếu bầu của tôi được tính là một phiếu bầu. Giống như mọi người.

Delphine AllaireGiáo hội PNG đã đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước?

Đức cha Gilles Côté: Rất nhiều. Giáo hội đã xây dựng hệ thống y tế, giáo dục, nổi bật trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo đất nước và phát triển vai trò của phụ nữ. Thật phi thường. Đó là việc truyền tải các giá trị Kitô giáo và hòa hợp chúng với những giá trị đẹp đẽ của người Melanesia. Với hành trang này, các tín hữu địa phương đưa ra quyết định và trở thành những cộng đồng Kitô hữu sống động, tự quản và có trách nhiệm.

Delphine AllaireNhững buổi cử hành phụng vụ địa phương trông như thế nào? Chúng phản ánh sự hội nhập văn hóa nào?

Đức cha Gilles Côté: Chúng tôi có những buổi cử hành phụng vụ rất đẹp đẽ, với các bài thánh ca, điệu múa, hoa, cuộc rước và màu sắc. Sự tham gia của người dân là rất lớn. Trong các cuộc cử hành lớn, các tín hữu từ các vùng miền khác phải mất nhiều ngày, cả ngày lẫn đêm, đi bộ, bằng tàu hay thuyền máy. Họ mặc trang phục truyền thống, thường có lông vũ, váy rơm và có đánh trống. Nhạc cụ này phải mất một thời gian mới được chấp nhận trong Giáo hội vì trước đây nó được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, nhưng sau khoảng mười lăm năm, chính người Papua đã quyết định sử dụng nó ở nhà thờ.

Hội nhập văn hóa không chỉ là việc cử hành. Cần phải cho người Papua cơ hội đưa ra quyết định với tư duy và trái tim người Melanesia của họ. Tôi là người Canada và họ không nên nghĩ như tôi. Tôi khác họ. Cần phải để không gian và chỗ đứng cho Giáo hội Công giáo Melanesia phát triển.

Delphine AllaireĐâu là các nét đặc thù văn hóa và các giá trị của người Melanesia?

Đức cha Gilles Côté: Mọi người đều thuộc về các bộ lạc. Lịch sử và văn hóa của họ, đó là thị tộc. Giá trị chính, đó là cộng đồng và sức mạnh của làng. Làng và cộng đồng phải vững mạnh vì thời xưa các bộ lạc là kẻ thù của nhau. Vào thời của những kẻ săn đầu người, các lãnh thổ sinh sống rất nhỏ vì mọi người sợ kẻ thù. Điều này giải thích sự đa dạng to lớn của các phương ngữ ở Papua, nơi có 800 phương ngữ khác nhau. Vì vậy, khi người dân thấy rằng theo đạo Công giáo tương đương với việc thuộc về một cộng đồng cơ bản nhỏ, điều đó trong đường hướng và phù hợp với nền tảng văn hóa địa phương. Một số người Papua nói với tôi: “Giáo hội giúp chúng tôi cứu thoát nền văn hóa của chúng tôi”. Thật tuyệt vời khi thấy Giáo hội cho phép người dân suy nghĩ về nền văn hóa của họ. Đây là những gì đã xảy ra trong quá trình soạn thảo kế hoạch mục vụ giáo phận kéo dài 4 năm của chúng tôi, nơi mọi người mất từ 5 đến 6 tháng để suy nghĩ về văn hóa của họ.

Delphine AllaireĐâu là những thách thức chính yếu về mặt kinh tế và xã hội mà địa phương gặp phải tại chỗ?

Đức cha Gilles Côté: Tình trạng nghèo đói, những ngôi làng nhỏ xa xôi không có đường xá. Một số có thể trồng trọt và tiếp cận thị trường, số khác thì không, như ở tỉnh miền Tây này. Vì thế, thật rất khó khăn để sử dụng đất đai để kiếm tiền khi không có cách nào đưa sản phẩm thu hoạch ra thị trường. Tình trạng nghèo đói cũng tồn tại ở thành phố, nhưng có những người rất giàu như thành viên chính phủ hoặc các luật sư. Bạo lực, nếu có, thường liên quan đến việc uống rượu của một số thanh niên hoặc đến việc trả thù. Khi ai đó qua đời, câu hỏi ở đây không phải là “vì bệnh gì hay tại sao?” mà là “ai chịu trách nhiệm?”

Thách thức khác là phép thuật phù thủy, ít phổ biến hơn trước nhưng phụ nữ vẫn bị buộc tội. Điều này tạo ra bạo lực trong các cộng đồng. Để thay đổi điều này, cần phải có sự kiên nhẫn, cầu nguyện và tha thứ lâu dài.

Delphine AllaireĐức Cha nghĩ gì về quyết định của Thủ tướng James Marape nhằm đưa Kitô giáo vào Hiến pháp?

Đức cha Gilles Côté: Giáo hội Công giáo địa phương phản đối điều này. Đã có điều khoản nói về quyền tự do lựa chọn tôn giáo. Chúng ta không cần phải nói rằng đất nước này là Kitô giáo, nó có thể là Kitô giáo trên danh nghĩa, nhưng trong nhiều thực hành, tham nhũng, phép thuật phù thủy, bạo lực, đất nước này vẫn chưa hoàn toàn là Kitô giáo. Nhiều thành viên của Nghị viện bị ảnh hưởng bởi một số mục sư của Giáo hội Tin lành Phúc Âm.

Delphine AllaireĐức Giáo hoàng đài diện điều gì đối với người dân Papua New Guinea?

Đức cha Gilles Côté: Ngài là một người rất quan trọng trong đời sống và đời sống Giáo hội của người dân Papua. Họ rất phấn khích về việc ngài đến thăm. Lần đến gần đây nhất của một vị Giáo hoàng, vào năm 1995, đã có một ảnh hưởng rất lớn, bởi vì Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho vị tử đạo và giáo lý viên Peter To Rot. Sự sùng kính đối với chân phước này đã không ngừng gia tăng kể từ ngày đó. Cùng bước đi, làm việc cùng nhau, Đức Giáo hoàng sẽ gợi lên tất cả những điều này và khơi dậy một nguồn năng lượng và lòng nhiệt tình vốn sẽ làm tăng thêm đức tin, đức cậy và đức mến của người dân.

Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: vaticannews.va
Nguồn: xuanbichvietnam.net