Bí tích hòa giải là cơ hội để tình yêu của Chúa Cứu Thế vượt thắng tội lỗi của ta và điều gì xảy ra nếu vì quá xấu hổ mà người ta không đến với bí tích này?
Cha Jose Antonio Fortea, một linh mục khá nổi tiếng người Tân Ban Nha đã bàn luận về hiện tượng này và đưa ra cách giải quyết thực tế trên một trang mạng.
Thông thường, sự cảm nhận lòng thương xót của Chúa Cứu Thế sẽ giúp ta vượt thắng được nỗi xấu hổ này và đi xưng tội để được ơn tha thứ và chữa lành.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, theo như cha Fortea nhận thấy thì khi người ta cảm thấy tội lỗi nhiều quá, nỗi xấu hổ sẽ trở thành “tường chắn” ngăn cản họ đến với phép hòa giải.
Phản ảnh về nỗi khốn khổ mà hối nhân phải chiến đấu khi đến với bí tích hòa giải, cha cho biết “họ thà đi hành hương 100 dặm còn hơn là phải thú tội mặt đối mặt về những tội gớm ghiếc, đáng sợ làm xỉ nhục mình.”
Cha Fortea đề nghị các cha giải tội nên có sự thương cảm của một người cha với những người phải “mang gánh nặng này trong lương tâm của họ.”
Một điều rất quan trọng trong việc xưng tội là cha giải tội phải thực sự không được biết người xưng tội là ai. Nên có ít nhất trong mỗi thành phố một tòa giải tội thay vì có miếng lưới ngăn cách giữa cha giải tội và hối nhân thì nên dùng một tấm sắt khoan những lỗ nhỏ xíu để cốt làm sao hối nhân không bị nhận diện khi xưng tội, cả khi họ vào xưng tội cũng như khi rời tòa giải tội. Nếu có cửa sổ ở phía cha giải tội, thì cửa sổ ấy cũng nên đóng lại.
Cha Fortea nói rằng “Với những biện pháp trên, hầu như hối nhân sẽ tránh được nỗi xấu hổ.”Dầu vậy, cũng vẫn còn những trường hợp rất hiếm, hối nhân vẫn còn cảm thấy xấu hổ, thì sẽ có cách khác.
Trong những trường hợp này, hối nhân có thể làm một cuộc điện thoại vô danh với cha giải tội và nói cho ngài khó khăn của mình. Nói như vậy không có nghĩa là có thể xưng tội qua điện thoại, nhưng trong nhiều trường hợp việc nói chuyện qua điện thoại sẽ giúp hối nhận cảm thấy tự tin hơn và sau đó có thể tiến đến với bí tích hòa giải.
Nếu hối nhân vẫn không vượt qua được nỗi xấu hổ thì có thể xưng tội qua viết trên giấy và đưa cho cha giải tội.
Cha Fortea nói có vài trường hợp giải tội như thế trong thành phố của ngài ở Alcala De Henares, nước Tân Ban Nha. “Có thể cho hối nhân từ từ vén bức màn và đưa tờ giấy vào.”
Về việc xưng tội viết trên giấy thì không nên viết dài hơn một trang, tội phải được viết rõ ràng và chính xác. Nếu được thì nên đánh máy cho dễ đoc.
Cha giải tội sẽ cho lời khuyên, việc đền tội và không cần đặt câu hỏi gì thêm cho hối nhân. Trong trường này, việc hỏi những câu hỏi sẽ gây tác dụng trái ngược.
Trong khi theo luật chung thì xưng tội sẽ bằng lời, nhưng cũng có thể xưng tội bằng cách viết trong một số trường hợp như những người bị câm hay điếc.
Trong trường hợp không thể vượt qua được sự xấu hổ, thì cách giải quyết này cũng chấp nhận được. “Một sự bất lực về tâm lý có thể cân bằng qua một hành vi thể lý.”
(Giuse Thẩm Nguyễn, VCN 28.12.2016)