Năm điều Kitô hữu không nên làm vào Giáng sinh

Dĩ nhiên đây là ‘thời gian tuyệt vời nhất trong năm’, nhưng đừng quên ý nghĩa thật sự của nó

giangsinh.jpgÔi, Giáng sinh! “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”.

Thời gian để xum họp với gia đình và gặp gỡ bạn bè, và với nụ cười trên mặt chúng ta giả vờ không quan tâm ai nhận được món quà tốt nhất và người thân nào của chúng ta thực sự cần nghỉ uống.

Thời gian để treo kim tuyến và đồ trang trí lên cây Noel, và là thời gian để từ bỏ hy vọng đánh mất 10 bảng cuối cùng trong năm nay.

Thật là một mùa tràn ngập niềm vui!

Vấn đề quan trọng ở đây đó là chúng ta hiểu như thế nào về Giáng sinh.

Tuy nhiên, đối với Kitô hữu có một số điều cụ thể chúng ta không thể làm nếu muốn thật sự tôn vinh và đi theo người mà chúng ta nói chúng mừng kỷ niệm trong mùa này.

Do đó tôi xin nêu lên 5 điều mà Kitô hữu không nên làm vào dịp Giáng sinh.

5) Quên những người thiếu ăn

Chúa Giêsu từng nói khi chúng ta cho người đói ăn là chúng ta đang cho ngài ăn.

Có người nào trong chúng ta muốn đoán biết nó có ý nghĩa gì khi chúng ta làm ngơ người đói không?

Thế còn quên những trẻ em đói khổ và gia đình của các em khi chúng ta vứt thịt ăn còn thừa trong đĩa vào ngày Giáng sinh vào thùng rác thì sao?

Có lẽ chúng ta cần thay đổi tên gọi của mùa này thành Gluttonousmas chăng? Rất nhiều quà, rất nhiều thức ăn, nhưng lại thiếu quan tâm đến những người cần giúp đỡ.

4) Quên người vô gia cư

Một trong những sự kiện chính trong lịch sử Kitô hữu kỷ niệm là sự kiện Chúa Giêsu gần như sinh ra trên đường phố Bethlehem.

Khi trình bày câu chuyện Giáng sinh chúng ta nói người chủ quán trọ bảo các ngài dùng máng cỏ nhưng Kinh Thánh không nói như thế. Quán trọ không có phòng, khiến cho Mẹ Maria phải đặt đứa con mới sinh của mình trong một cái máng ăn hôi thối.

Vào đêm đó các ngài không có chỗ nương thân.

Trong suốt đời mình, Chúa Giêsu không có nơi để gối đầu khi đi rao giảng.

Thời gian này trong năm chúng ta kỷ niệm một người vô gia cư.

Hành động của chúng ta, những nơi chúng ta tiêu tiền có thể hiện điều đó không?


3) Làm ngơ thông điệp kêu gọi chống lại thế lực bạo ngược

Đức Maria và Thánh Giuse cùng gia đình đã phải rời khỏi quê hương vì Vua Hêrôđê đã thẳng tay dùng quyền hành loại bỏ những gì ông cho là mối đe dọa đối với quyền lực của mình.

 
Tôi có thể đảm bảo với các bạn hai điều: Một là trong nhà nơi Chúa Giêsu lớn lên, chuyện kể lý do các ngài phải trốn sang Ai Cập và những cái chết vô nghĩa do nhà cầm quyền gây ra cho các gia đình khác được kể lại không biết bao nhiêu lần. Hai là trong lời giáo huấn Đức Giêsu nhấn mạnh sự lạm quyền và ngài luôn sẵn sàng đương đầu với việc này không phải là ngẫu nhiên.

Giáng sinh là thời gian kêu gọi Kitô hữu tái cam kết chống lại những kẻ lạm quyền.

2) Quên những người không có quà

Nếu anh có hai áo choàng, hãy cho người khác một cái.

Khi loan báo Chúa Giêsu đến, Gioan Tẩy Giả nói cho chúng ta biết Chúa yêu cầu chúng ta điều gì. Áo choàng chỉ là một ví dụ.

Nếu anh có hai món quà Giáng sinh, hãy cho người khác một cái.


1) Nhầm ngày lễ tôn giáo với ngày lễ thế tục

Có thể ngày 25-12 được chọn làm ngày kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu nhằm tranh đua hay thậm chí kế tục các tín đồ ngoại giáo tổ chức lễ hội mừng thần Saturn, họ trang trí lễ hội bằng cây thường xanh, tặng quà và tổ chức tiệc tùng linh đình.

Tại sao việc làm đó có vẻ quen thuộc như thế?

Tôi đưa ra điều này để nói lên một vấn đề đơn giản.

Nhiều vấn đề về “Cuộc chiến Giáng sinh” của chúng ta sẽ được giải quyết thỏa đáng nếu chúng ta thừa nhận có hai lễ mừng Giáng sinh mỗi năm.

Một lễ mang tính tôn giáo còn một lễ thì không.

Phần lớn bài viết này thực sự chỉ ra những vấn đề xảy ra khi chúng ta kết hợp chúng lại.

Vì thế xin đừng làm như thế nữa.


(UCAN 19.12.2014/ Patheos)