Một kinh Lạy Cha ba kinh Kính Mừng

Đôi khi và vẫn thường chúng ta  – những tín hữu Công Giáo có thói quen đọc kinh cầu nguyện trong một số trường hợp nào đó thường là 1 kinh Lạy Cha 3 kinh Kính Mừng hay 1 kinh Lạy Cha 10 kinh Kính Mừng dâng lên Chúa và Đức Mẹ,… nói một cách khái quát: trong một số trường hợp chúng ta dường như có vẻ thường dâng lên Đức Mẹ lời kinh nhiều hơn dâng lên Chúa – vậy ý nghĩa của việc sùng kính, sự thực hành đạo đức này là gì? Bài viết sẽ cung cấp cho độc  giả cái nhìn  thấu đáo về thói quen cầu nguyện khi dâng lời kinh cầu lên Chúa và Đức Mẹ của những tín hữu Ki-tô.

 

Thật vậy,  mới nghe đến từ “1 kinh Lạy Cha 3 kinh Kính Mừng”, có thể nhiều người thuộc  tôn giáo bạn hoặc nhất là những anh em Tin Lành sẽ dường như thắc mắc , “Ồ người Công Giáo có vẻ sùng kính Đức Mẹ hơn Chúa nhỉ? Vì dâng lên Chúa có 1 kinh mà Đức Mẹ đến những 3 kinh hay 10 kinh,…”,… hoặc những lời lẽ tương tự. Hay thậm chí có những tín hữu Công Giáo đôi khi cũng có thể thắc mắc không hiểu ý nghĩa tại sao lại như vậy… Có nhiều  cách giải thích ý nghĩa của việc dâng số lượng kinh cầu khác nhau lên Chúa và Đức Mẹ, sau đây là cách giải thích của tác giả bài viết này.

 

Theo tác giả bài viết này, thì việc dâng lời kinh lên Đức Mẹ nhiều hơn Chúa không có nghĩa là người Công Giáo sùng kính yêu mến Đức Mẹ  hơn Thiên Chúa như nhiều người lầm tưởng nhất là đối với những anh em Tin Lành. Vậy thì ý nghĩa của điều này là gì?  Tôi xin minh họa điều này cho độc giả qua câu chuyện giả thử sau.

 

Giả thử bạn làm một chuyến hành trình đến một  nơi xa lạ chưa bao đặt chân đến và bạn không thông thuộc đường xá để đi đến đích, bạn sẽ làm gì? – Xin thưa rằng có lẽ  bạn sẽ hỏi những người bản địa nhờ họ dẫn đường  chỉ lối để đi đến đích. Và vì con đường đến đích có thể có nhiều ngõ ngách nên đôi khi có thể không những nhờ một người nào đó chỉ bảo dẫn lối thường  khi bạn phải cần  nhờ đến nhiều người hơn biết đường chỉ lối để đi đúng con đường đến đích.

 

Thật vậy, là người Ki-tô chúng ta vẫn thường nghe khẩu hiệu, “NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA” – Thực sự mà nói, điều này rất thực tế, rất đúng đắn và ý nghĩa,… chúng ta cũng có thể có một số cách  ngôn  tương tự chẳng hạn như: ‘Nhờ  ông  thánh này  bà thánh  kia đến với Chúa’,… – Điều này cũng hoàn toàn đúng đắn không có gì sai trật. Thông thường để gặp được Chúa, nhận biết chân lý không phải là điều đơn giản! Tự bản thân chúng ta có sự hiểu biết giới hạn nên giáo hội đề ra phương châm cho người Ki-tô hữu là, “Nhờ Mẹ đến với Chúa” là một điều đúng đắn  và rất hợp lý. Tại vì Đức Mẹ là biểu tượng của sự toàn hảo, là hình ảnh lý tưởng, mẫu mực nhất cho những người dấn thân theo Chúa. Hơn nữa Đức Mẹ cũng là tấm gương trọn lành hoàn hảo mà các thánh thường bắt chước noi  theo hay nói cách khác Đức Mẹ là hình ảnh điển hình là hình mẫu đối với các thánh về đời sống tin kính vâng phục theo Chúa.

 

Nhiều người duy Kinh Thánh chủ quan cho rằng tôi không cần Đức Mẹ, không cần ông thánh này bà thánh nọ, tự sức tôi có thể nhận biết Chúa mà không cần học hỏi các bậc tiền bối, – theo tôi những người như vậy là hơi tự phụ, chủ quan và có thể sa ngã trên chặng hành trình tìm kiếm Chúa.

 

Trở lại với lời kinh cầu dâng lên Chúa và Đức Mẹ: Theo tôi, kinh kính mừng khi bạn dâng lên Đức Mẹ  bạn cũng có thể dâng lên tương tự với ông thánh này bà thánh kia, nó có nghĩa là chúng ta luôn tự nhắc nhở mình rằng tự bản thân chúng ta tìm kiếm chân lý trong Kinh Thánh không hề đơn giản đâu – Khi bạn dâng kinh Kính  Mừng lên Đức Mẹ có nghĩa là bạn có thiện chí muốn nhờ đến Mẹ muốn tìm hiểu Mẹ đã làm gì để nhận biết Chúa và vâng phục Chúa, hay khi bạn dâng kinh Kính Mừng lên vị thánh nào đó có nghĩa là bạn muốn  tìm hiểu cuộc đời của các ngài đã làm gì để nhận biết Chúa và vâng theo Chúa- điều này cũng có nghĩa là bạn muốn  tìm  hiểu tài liệu sách vở liên quan đến các đấng ấy và nhờ các đấng bậc ấy dẫn bạn đi trên hành trình tìm kiếm chân lý.

 

Và như vậy, chúng ta hình dung ra một điều khi đọc “1 kinh Lạy Cha 3 kinh Kính Mừng” cũng có nghĩa là chúng ta không những kêu xin Chúa cho chúng ta nhận biết vâng theo thánh ý Chúa mà chúng ta cũng khiêm nhường nhờ đến Đức Mẹ và hình ảnh các thánh trong lời kinh Kính Mừng vì Đức Mẹ  là  đại diện cho các đấng bậc, đại diện cho các thần thánh trên thiên quốc. Khi chúng ta đọc  kinh Kính Mừng cũng có  nghĩa là chúng  ta nhắc nhở mình là chúng ta sẽ tìm  đọc cuộc đời Đức Mẹ  và các thánh để chúng ta noi gương dấn thân theo Chúa, nhận  biết Chúa và vâng theo ý Chúa – Đây là sự khiêm nhường cần có của những người Ki-tô nhất là những ki-tô sống dấn thân loan Tin Mừng.

 

Vậy thì bây giờ sẽ có người có thể đặt câu hỏi, “Vậy bây giờ tôi  nhờ Mẹ nhờ vị thánh này thánh nọ để gặp Chúa và đã gặp được rồi, tôi sẽ cầu nguyện hay  sống đạo như thế nào?” – Xin thưa rằng: Khi bạn gặp được Chúa bạn hãy kết tình bằng hữu thân mật với ngài và bạn cũng có  thể vẫn giữ mối liên lạc thông công với Đức Mẹ và các thánh như mầu nhiệm “Các thánh thông công”. Khi bạn nhận biết Chúa rồi,  bạn có thể đọc  “1  kinh Lạy Cha 1 kinh Kính Mừng” hay “3 kinh Lạy Cha 3 kinh Kính Mừng”,… bạn có thể cầu nguyện tự do theo tinh thần của Chúa mà không ai có quyền áp đặt ý muốn  cầu nguyện của bạn. Khi bạn kết tình thân mật với Chúa, bạn vẫn có thể duy trì mối  thông  công  với Đức Mẹ  và các thánh như mầu nhiệm các  thánh thông công đã nói trên.

 

“1 kinh Lạy Cha 3 kinh Kính  Mừng” như đã trình bày trên thì khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng cũng có nghĩa là chúng ta muốn gặp không những Đức Mẹ trong lời kinh mà chúng ta cũng muốn gặp gỡ các thánh trong lời kinh Kính Mừng. Một kinh Lạy Cha có thể hiểu là Thiên Chúa là đích duy nhất trong hành trình tìm kiếm Chúa, tìm kiếm chân lý; Ba kinh Kính Mừng có thể hiểu là chúng ta không những nhờ một  mình Đức Mẹ mà nhờ đến các thánh và chúng ta muốn thông công với các thánh trong lời kinh Kính Mừng. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh thì Chúa nói với chúng ta còn khi ta đọc sách vở tài liệu của các thánh thì cũng có thể hiểu các thánh đang nói với chúng  ta bí quyết để nhận biết chân lý,  gặp gỡ Thiên Chúa của các ngài là gì. Và như vậy chúng ta cùng ngợi khen Thiên Chúa, ngợi khen Chúa Giê-su Ki-tô là chân lý sáng soi  cho muôn dân! Ngợi khen Đức Maria và các thánh là những người sống đời trọn lành là hình mẫu cho chúng ta trên bước đường dấn thân theo Chúa.

 

(Vũ Thắng)