Yangon, Myanmar – Mọi người gọi sơ Marta Mya Thwe, dòng thánh Giuse là “Mẹ Têrêsa của Myanmar”, vì sơ đã dấn thân không mệt mỏi phục vụ các bệnh nhân bị sida hay dương tính với virus Hiv, những người không được chữa trị đúng mức, bị xã hội loại bỏ và gia đình xua đuổi và các cơ sở y tế của Myanmar không quan tâm.
Sơ Marta kể về công việc của minh: “Nhiều người không dám dụng đến những người bị sida. Tôi nhận thấy nhiều người bị đuỏi khỏi nhà vì bệnh này. Nhiều người bịnh giai đoạn cuối nằm trên đường phố cho đến chết. Trong những năm gần đây, có một thảm kịch gia tăng về số người chết vì bịnh này, bị chính phủ và các tổ chức bỏ rơi.”
Năm 2001, được thúc đẩy làm điều gì đó, sơ Marta đã yêu cầu ngay cả một tu sĩ Phật giáo và nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân và sinh viên, sơ đã thành lập trung tâm chữa trị “Tấm Gương Bác Ái”, nơi cung cấp chỗ trú ngụ, thực phẩm, thuốc men và các phương tiện giáo dục cho các trẻ mồ côi và những người bịnh sida.
Trung tâm đầu tiên ở Kyeikkami, một thành phố nhỏ miền quê của bang Mon, và sơ và một đội ngũ 2 nữ tu và 10 giáo dân, đã bắt đầu đón tiếp và điều trị các bịnh nhân sida từ các bang Kachin, Shan và Karen.
Sơ Marta cho biết sơ chứng kiến hàng ngày nhiều người chết, cả vì không thể mua các loại thuốc kháng virus. Đội ngũ của sơ chỉ có thể đồng hành với nhiều bịnh nhân vào giây phút cuối đời.
Sau nhiều nỗ lực, sơ Marta đã có thuốc và bắt đầu điều trị cho 20 bệnh nhân, rồi cho khoảng 103 bịnh nhân người lớn và trẻ em. Trung tâm của sơ, từ một ngôi nhà đơn giản bằng gỗ vào năm 2002, giờ đã được mở rộng với nhiều tòa nhà, nhờ tài trợ của tòa đại sứ Áo, Nhật và Đức. Ngày nay còn có một trạm xá nhỏ cung cấp các trợ giúp y tế, nơi có thể làm các xét nghiệm bịnh sốt rét hay viêm gan.
Năm 2014, một trung tâm mới được xây dựng ở Kawthaungnel, miền nam Myanmar, nơi mà bịnh sida lan tràn. Các trung tâm chăm sóc và đồng hành khác cũng có ở các thành phố Kyaikkami và Thanbyuzayat, trợ giúp 104 bịnh nhân. Sơ Marta cho biết: “chúng tôi đang tìm cách đối phó với vấn đề các bịnh nhân trẻ em với sự trợ giúp toàn diện cho sự tăng trưởng của các em, điều trị và cả giáo dục” vì thường phụ huynh và gia đình không sẵn sàng chấp nhận rằng các em có thể trở về lại với gia đình của các em.
(Hồng Thủy, RadioVaticana 04.03.2017/
Agenzia Fides 4/3/2017)