Lời Chúa: Thứ Ba Tuần III Thường Niên A

Tình gia đình đích thực

 
 
Thứ Ba Tuần III Thường Niên A, thánh Phanxicô Salêsiô, GM,TS, lễ nhớ
Lời Chúa: 

Mc 3,31-35

31Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra. 32Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!” 33Nhưng Người đáp lại: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” 34Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 35Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”

(Nguồn: Ủy Ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi (Mc 3,35)

 
Suy niệm: 

A. Phân tích ( Hạt giống…)

Các đoạn Tin Mừng từ ngày Thứ Ba này đến ngày Thứ Năm đều nói về việc nghe Lời Chúa. Ý tưởng mỗi ngày một tiến thêm :

– Thứ Ba (Mc 3,31-35) : đề cao những người nghe Lời Chúa.

– Thứ Tư (Mc 4,1-20) : Nghe Lời Chúa chưa đủ, còn phải sng Lời đó nữa.

– Thứ Năm (Mc 4,21-25) : Và còn phải loan báo Lời Chúa cho những người khác.

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đang giảng Lời Chúa cho những kẻ khao khát nghe. Đúng lúc đó những người bà con đến xin gặp Ngài. Chúa Giêsu tỏ ra coi trọng những người đang nghe Lời Chúa hơn những người bà con : chẳng những Ngài không bỏ việc giảng để ra ngoài gặp bà con, mà còn nói những kẻ đang nghe Ngài giảng mới là gia đình tht của Ngài.

B. Suy niệm (… nẩy mầm)

1. “Mẹ và anh em Chúa Giêsu đứng ở ngoài, cho gọi Người ra” : Văn mạch phía trước có kể rằng khi hay tin Chúa Giêsu say mê ging dy và cha bnh cho dân chúng đến nỗi không có thời giờ ăn uống, “thân nhân của Người liền đi bắt Người vì họ nói rằng Người đã mất trí” (Mc 3,21). Chuyến đó họ không “bắt” (nghĩa là không ngăn cản) Chúa Giêsu được. Có lẽ vì thế mà hôm nay, họ mi thêm Đc Maria. Khi Đức Mẹ đến, hẳn Người không hề có ý cản trở sứ mạng Chúa Giêsu mà chỉ đến để xem xét sự thể ra sao. Dù sao, câu chuyện cũng cho thấy Đức Mẹ chưa hiểu nhiều về sứ mạng của Chúa Giêsu. Đã nhiều lần Mẹ phải ghi nhớ và suy nghĩ trong lòng về những việc lạ lùng nơi con của mình. Cuối cùng, dưới chân Thập giá, Mẹ mới hiểu hết và còn kết hợp sự đau khổ của mình với sự đau khổ của Chúa Giêsu.

Chúng ta hãy học nơi Đức Mẹ thái độ ghi nh và suy gm trong lòng những điều chưa hiểu.

2. Theo cách viết của Thánh Mác cô, mẹ và anh em Chúa Giêsu “đứng ở ngoài”, còn đám đông nghe Ngài giảng thì “ngồi chung quanh”. Như thế nghĩa là những kẻ nghe Lời Chúa còn gn gũi và thân thiết với Ngài còn hơn những người bà con ruột thịt.

3. Đối với bản thân mình, Chúa Giêsu coi trọng việc rao giảng Lời Chúa hơn việc gặp bà con ; đối với người khác, Ngài coi trọng những người nghe Lời Chúa hơn cả bà con của Ngài.

4. Chúa Giêsu nhiều lần nhấn mạnh đến việc nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Thí dụ : “Đừng lo cho mạng sống lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo cho thân thể lấy gì mà mặc… Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiến Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người (nghĩa là thi hành ý Người), còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” (Mt 6,25-33) ; “Ai nghe mà không thực hành thì ví được như người xây nhà ngay trên mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào thì nhà sụp đổ ngay và bị phá huỷ tan tành” (Lc 6,49).

5. “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em, là mẹ tôi” (Mc 3,35)

Tài xế tắc-xi, một tông đồ. NIỀM TIN

Một ngày kia, tôi đón tăc-xi ở thành phố Đài Bắc, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy bên trong cửa băng ghế sau của xe một dòng chữ “Bạn có thể tìm thấy một vài quyển sách nói về tôn giáo phía sau ghế bạn ngồi, trong lúc xe chạy xin mời bạn đọc chúng. Nếu bạn thích, khi rời xe, bạn có thể mang theo”.

Tôi thấy đàng trước bác tài cũng đặt một tượng thánh nhỏ. Tôi hỏi bác:

– Bác tài ơi, xin vui lòng nói cho tôi biết, các hành khách có thật sự quan tâm đến những cuốn sách đạo của bác không ?

– Ồ, có chứ. Có người đọc, có người lấy đi luôn nữa.

Tôi hỏi tiếp:

– Bác cảm thấy thế nào ?

– Thật sung sướng anh à. Anh biết không, tôi không có nhiều giờ để đi nhà thờ, tôi luôn chạy trên đường phố. Đây là cách làm việc tông đồ của tôi. Tôi rất sung sướng được làm hai việc một lúc: tài xế, và loan báo Tin mừng, không cần phải làm thêm giờ. Đây là một nghề tuyệt vời.

Một vài người công giáo đã phân phát cho các tài xế tăc-xi ở Đài Bắc những băng dán ở cửa xe có in hình thánh giá và những lời sau đây: “Chúa cùng lái xe với chúng ta”, mặt sau là lời cầu nguyện của những bác tài xế: “Lạy Chúa, khi con lái xe, xin giúp con biết yêu thương tha nhân như chính mình, để con không làm gì xúc phạm hoặc gây thiệt hại cho con cái Chúa. Xin giữ mắt con được sáng suốt tay chân được khéo léo. Xin giúp tâm trí con được an bình và thân xác được thư thái. Xin đừng để con nhiễm thói cạnh tranh và mọi bực bội về việc làm của những người khác, xin giúp con được thượng lộ bình an”.

Bản thân là một kitô hữu, tôi đã thuộc về Đức Kitô. Biết và thi hành ý muốn của Chúa, tôi sẽ là mẹ, là anh chị em của Người. Vâng, Chúa đã nói với những kẻ ngồi xung quanh Người như thế.

Hôm nay, Chúa cũng tha thiết nói với tôi, với những người xung quanh tôi như vậy, từ những người trí thức đến những người thấp kém trong xã hội. Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ đón nhận và làm cho lời Chúa thấm nhuần cả đời sống của ta, gia đình và xã hội, để Chúa Giêsu không ngừng lớn lên trong ta và trong mọi người. Như thế đó, ta vừa là mẹ vừa là anh chị em của Người.

Nhiều lần tôi đã từ chối chức vụ cao trọng ấy, vì còn miệt mài cạnh tranh, dành giật những địa vị khá hơn, cao hơn ; mong cho cuộc sống được “sung túc”.

Lạy Chúa, xin cho con biết trọng địa vị cao sang Chúa dành cho con là được làm mẹ và làm anh chị em Người, khi lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. (Epphata)

Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

Cầu nguyện: 

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Qua bàn tiệc Thánh Thể Chúa quy tụ chúng con thành một gia đình của Chúa. Chúa muốn gia đình Chúa luôn hiệp nhất yêu thương nhau. Chúa đã từng nói “hãy để của lễ trên bàn thờ mà về làm hoà với anh em”. Xin cho chúng con luôn nhìn nhận nhau là anh em con một Cha trên trời. Xin loại trừ nơi chúng con tính đố kỵ ghen tương để sống thân ái và hoà hợp với nhau.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Năm xưa nhờ lời rao giảng của Chúa đã liên kết biết bao người thành một gia đình đức tin. Chúa luôn đề cao gia đình đức tin bởi ai cũng hằng lắng nghe và thực hành ý Chúa. Xin cho chúng con được trở nên gia đình của Chúa. Xin liên kết chúng con trong tình nghĩa anh em một nhà để cùng nhau xây dựng một thế giới hiệp nhất yêu thương, để người người biết nhìn nhận nhau là anh em, để tình con người mãi chan hoà tình thân ái yêu thương.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ở lại trong tình yêu của Chúa để chúng con cũng biết liên kết với nhau trong mối giây hiệp nhất yêu thương. Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Xin mời xem thêm:

BÀI ĐỌC I:

Dt 10, 1-10

“Lạy Chúa, nầy tôi đến để làm theo thánh ý Chúa”

Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.
Anh em thân mến, lề luật là bóng dáng của những việc tốt lành tương lai, chớ không phải chính hình ảnh chân chính của sự thật. Lề luật ấy với những hy tế được hiến dâng liên tiếp hằng năm không bao giờ có thể làm cho những kẻ đến tham dự được hoàn hảo. Chẳng vậy, người ta sẽ chấm dứt việc tế lễ, vì lẽ những người làm việc phượng tự nầy, đã được tẩy sạch một lần rồi, nên không còn ý thức mình có tội nữa. Ngược lại, các lễ tế hằng năm nhắc nhở người ta nhớ đến tội lỗi. Bởi chưng máu bò dê không thể xóa bỏ tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: “Chúa đã không muốn của hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho tôi một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội.
Nên tôi nói: Lạy Chúa, nầy tôi đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về tôi ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật”. Ðoạn Người nói tiếp: “Lạy Chúa, nầy đây tôi đến để thi hành thánh ý Chúa”. Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hóa nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.

(Nguồn: Ủy Ban Thánh Kinh / HĐGMVN)