Giám mục Jean-Louis Bruguès
Saint-Maurice, 2015-11-09 (cath.ch-apic) “Tôi xin đề nghị quý vị hồi nhớ để suy tư về cách chúng ta sống ơn gọi linh mục ngày nay”. Chỉ trong vài chữ, Thư ký danh dự của Bộ giáo dục công giáo, Jean-Louis Bruguès, đã phác thảo toàn bộ bài nói chuyện của mình với hàng trăm linh mục có mặt ở Saint-Maurice vào ngày 9 tháng 11 để kỷ niệm 50 năm ngày ban Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống Linh mục,Presbyterorum Ordinis.
Cựu Tổng Giám mục địa phận d’Angers, bây giờ là chuyên gia lưu trữ và quản thủ thư viện Vatican, Jean-Louis Bruguès, được Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ (CES) mời trong dịp đại hội linh mục toàn quốc gia. Ngài đã phác họa tổng quát tiến trình phát triển về mặt xã hội và văn hóa khác nhau của linh mục ngày nay và của thời công đồng ban bố sắc lệnh trên.“Để tang cho sự vĩnh cửu”
Theo Giám mục Bruguès, nếu sắc lệnh “không thuộc vào tài liệu quan trọng của công đồng thì nó cũng không lỗi thời”. Như thế sự tiến triển nằm ở bối cảnh xã hội và văn hóa. Trong vòng 50 năm, ngài ghi nhận có ba thay đổi lớn đã ảnh hưởng cụ thể trên đời sống và sứ vụ của các linh mục, bắt đầu bằng cái mà ngài gọi là “để tang cho điều vĩnh cửu”. “‘Chúng ta làm như thử Trời trống rỗng’ vì thế nên mới lặp lại điệp khúc xã hội không còn cần quy chiếu vào một sự siêu việt nào”; và “Phúc Âm là gì, nếu bị chặt cụt hết mọi quy chiếu về ân sủng, về sự tha thứ của Chúa hay về các mối phước thật được hứa”, ngài tự hỏi. “Vì thế theo như lời Đức Bênêđictô XVI nói, hy vọng trở thành điểm mù quáng của các xã hội Phương Tây.”
Điểm khó khăn thứ nhì: khả năng dấn thân về lâu về dài của chúng ta. “Tính trung tín đã mất các tiêu chuẩn truyền thống của nó trong xã hội chúng ta, Giám mục Bruguès giải thích. Chúng ta ở trong cái mà nữ thần học gia Tin Lành France Quéré gọi là ‘thời của các vụ đứt đoạn cố tình’. Nếu người cùng thời của chúng ta vẫn còn mê ‘để được đời đời’, thì càng ngày nó càng giống như kết quả của một cuộc xổ số, đáng bỏ công để thắng nhưng có rất ít may mắn để thắng. Chúng ta ở vào thời buổi của những đam mê buồn, ngài nói tiếp. Chúng ta ngưng, không còn yêu tương lai của mình. “‘Tương lai – hứa hẹn’ biến thành ‘tương lai – đe dọa’”. Một sự mất tin tưởng, hệ quả của việc tôn thờ giây phút hiện tại. “Nhưng bạn không thể nói tính trung tín trong chỉ giây phút hiện tại”, cựu giáo sư khoa thần học đạo đức Đại học Fribourg nhấn mạnh. “Sự mất hy vọng làm cho nhiều người trẻ không còn đà sống, làm cho họ ở ngoài một sự dấn thân ‘cho đời đời’. Người ta có thể nói một hình thức của chủ nghĩa hư vô về chủ đề này”, ngài nói thêm, ở đây là ‘biếng nhác’, ‘chữ ngày xưa này có nghĩa là sự chán nản của tâm hồn, không làm cho tâm hồn gắn dính’ mà lại làm cho ‘tâm hồn thích cõi hư vô’”.
Chân dung về mặt thiêng liêng của linh mục ngày nay
Cho dù một vài khía cạnh của nó bị u tối nhưng “thế giới này được Thiên Chúa yêu thương”, Giám mục Bruguès nhắc lại, ngài khẳng định sự vô dụng của mọi nhớ tiếc và đối với linh mục, quan trọng là phải đầu tư vào thế giới này. Trong bối cảnh này, đó là “chân dung thiêng liêng” mà ngài muốn đề cập đến.
“Linh mục là người được giáo xứ chọn để là khí cụ của lòng thương xót đối với người khác”, ngài giải thích. “Sứ vụ của linh mục là đặt lòng thương xót vào trọng tâm cộng đoàn Kitô”. Linh mục không chờ giáo dân đến với mình nhưng mình phải đến nơi giáo dân sống. Và Giám mục Bruguès tiếc cho sự vắng mặt của Giáo hội “ngày xưa đã hiện diện ở rất nhiều nơi, đông hơn và đa dạng hơn bây giờ”.
Người của văn hóa
Linh mục cũng là người của thinh lặng. Sứ vụ của linh mục là “nói Lời Chúa và giữ thinh lặng đúng lúc. Như vậy trước hết phải lắng nghe Chúa. Chúng ta phải làm cho được thách thức, ở xã hội hậu hiện đại này, chúng ta có thể sống và nghe Lời Chúa”, theo cách mà Chúa Kitô đã thực thi sứ vụ của mình vào thời của Ngài.
Nếu linh mục là người của cầu nguyện thì linh mục cũng là người của văn hóa. “Để lời của chúng ta mang thịt da thì nó phải được nuôi dưỡng bằng một hình thức văn hóa. Linh mục là ngôn sứ. Lời của linh mục phải có uy tín, nghiêm túc và được tham khảo kỹ. Tôi nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc lặp đi lặp lại nhàm chán. “Chúng ta sống trong một xã hội mà sự cạnh tranh là ở hàng đầu. Chúng ta không được xuất hiện như những người không có khả năng. Văn hóa, nghệ thuật, triết lý… Phải chú tâm để mang lại cho lời của mình thịt da nhân bản. Không học hỏi, có phải là không cho giáo dân những gì họ đáng được để cho không? Xét cho cùng, đó có phải là thiếu đức ái không?”, ngài tự hỏi.
Cuối cùng, Giám mục Bruguès nhấn mạnh đến tình phụ tử thiêng liêng, “Cũng lạ, Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống Linh mục không bao giờ nói đến tình phụ tử”, ngài khẳng định. Thay vì vậy thì Sắc lệnh nói đến “tình huynh đệ, tình bằng hữu, bạn đồng hành. Linh mục được gọi để trở thành người cha trong một xã hội hình ảnh người cha ngày càng vắng bóng. Tôi tự hỏi, như thế không cần thiết để chúng ta cố gắng mang lại tình phụ tử của linh mục trong Giáo hội sao.”