Đa số người công giáo chúng ta, ai cũng có một quyển Thánh Kinh ở nhà, nhưng có bao nhiêu người đọc nó thật sự? Đối với nhiều người, đọc Thánh Kinh là vô ích vì nhàm chán và đôi khi khó hiểu. Dù vậy, Thánh Kinh là quyển sách có những lời an ủi, những lời giúp chúng ta tìm neo hướng dẫn đời mình. Vì sao không đọc “từng đoạn nhỏ”, không phải chỉ có giáo dân mới đọc như vậy, các tu sĩ cũng đọc như vậy, họ đọc theo một tiến trình phụng tự.
Sau đây là 14 lời khuyên để cầm quyển Thánh Kinh lên đọc lại, cuộc phiêu lưu làm nản chí khi mình biết, quyển Thánh Kinh có 73 quyển sách và có chiều dài lịch sử là 2000 năm. Sau đây là một vài lời khuyên của linh mục người Ý Federico Tartaglia để chúng ta không bị sa lầy, giúp chúng ta biết cách chống đỡ để đọc tiếp. Linh mục Tartaglia am tường vấn đề này nên có thể giúp chúng ta một cách hiệu quả.
Thánh Kinh không phải để đọc mà để nghe theo
Đầu tiên, chúng ta phải đặt tin tưởng vào các bản văn và tác giả, tin tưởng Thần Khí hiện diện trên ừng bài viết. Đừng xem các bài này như những quyển sách xưa cũ mà đây là quyển sách sống, quyển sách đang nói với chúng ta.
Đừng tìm bài học đạo đức ở đây
Đây không phải là quyển sách cho chúng ta các quy tắc đạo đức. Chúng ta có Mười điều răn là đã đủ cho các quy tắc đạo đức! Trọng tâm quyển sách này là con người đi tìm Chúa. Mỗi trang giúp chúng ta hiểu và mạc khải huyền nhiệm của con người trong huyền nhiệm của Chúa. Và các hệ quả của nó…
Tìm Chúa Giêsu
Chúng ta đọc để hiểu Chúa Giêsu có thật là Thiên Chúa. Đối với kitô hữu chúng ta, phối cảnh này là phối cảnh nền tảng, nó mời gọi chúng ta nhìn xem, chúng ta có thấy sự hoàn tựu và ý nghĩa của bản văn trong con người của Chúa Giêsu không.
Thấy ở đó nhân thể
Chúng ta cũng phải thấy quyển Thánh Kinh cũng là quyển sách của con người. Đây là quyển sách do con người viết, nói về con người, về câu chuyện của con người, chúng ta cố gắng hiểu nhân thể trong ánh sáng của đức tin trong Chúa. Tính nhân thể này thật lạ lùng. Đó là nhân thể của Chúa Giêsu, đỉnh cao nhất của Ngài.
Chấp nhận các giới hạn
Quyển Thánh Kinh có những giới hạn của nó. Đây không phải là quyển sách hoàn hảo. Ở đây cũng có tội lỗi, có nạn đói, có các sai lầm, các bất nhất và nhất là cái nhìn hạn chế về con người và về Thiên Chúa. Đây là quyển sách luôn tiến triển, dần dần vén mở gương mặt của Chúa với những bước đi tới đàng trước và một vài bước đi lui.
Đọc mỗi ngày
Quyển Thánh Kinh phải được đọc mỗi ngày. Phải đi vào nhịp lắng nghe hàng ngày, để sự bất biến nhường bước trước óc hiếu kỳ và niềm say mê.
Đọc từng mẫu nhỏ
Phải đọc dần dần, để dễ dàng gom nhập những gì mình vừa đọc. Không cần thiết phải hiểu từng chữ, nhưng nắm được khía cạnh nào làm cho chúng ta chú ý đến nhất, để có thể đi tới một cách hữu ích.
Đọc nhưng đừng sợ
Không có lý do gì để sợ khi hiểu sai chú giải, đơn giản là chân thành và chăm chú lắng nghe. Thánh Kinh ở trong bản văn mà cũng ở trong tâm hồn chúng ta.
Có hỗ trợ tốt
Cũng phải có hỗ trợ tốt đi theo chúng ta khi chúng ta đọc Thánh Kinh. Chẳng hạn có bản dịch hay, có chú giải đúng. Về điểm này, các trang mạng là thư viện có nhiều bản Thánh Kinh được chú giải.
Đọc cùng nhiều người
Đọc riêng cũng tốt và quan trọng, nhưng đọc chung cũng tốt và quan trọng vậy. Chia sẻ và đối thoại với người đã quen đọc Thánh Kinh sẽ giúp chúng ta nhiều trên con đường này. Dù sao họ cũng biết nhiều hơn chúng ta vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng không vì thế mà làm chúng ta nản chí, nó chỉ giúp chúng ta thêm hứng khởi.
Đọc nhưng cũng nên viết
Thánh Kinh là phải đọc, nhưng cũng nên viết cảm nhận, viết những đoạn đánh động mình, viết các suy tư nảy ra khi đọc. Chuyện này rất hữu ích nhất là trong giai đoạn đầu.
Luôn cầu nguyện
Khi đoc Thánh Kinh phải luôn cầu nguyện. Trước, trong và sau khi đọc, cầu nguyện là dấu chỉ và trụ đỡ cho những ai muốn lắng nghe Chúa. Cầu nguyện với Thánh vịnh và bắt đầu với các Thánh vịnh nào mình thích nhất. Đây là điều rất quan trọng.
Ôn lại trong đầu
Trong giây phút thinh lặng, có thể có một câu nào đó đặc biệt vang lên trong đầu chúng ta, làm chúng ta ngạc nhiên và cũng có thể làm chúng ta cảm thấy mình được nâng đỡ.
Vui trước mỗi khám phá
Khi chúng ta bắt đầu ngạc nhiên, thán phục trước một vài chuyện chúng ta đọc thì khi đó chúng ta bắt đầu hiểu hạt giống mà Chúa gieo vào mùa thu khi mệt mỏi đọc, thì bây giờ nó đang mang hoa trái của một vụ gặt phong phú vào mùa xuân.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: Phanxico