Ngày 28 tháng 9 năm 1978, cái chết đột ngột của Đức Gioan-Phaolô I ở tuổi 66, chỉ sau 33 ngày nhận chức giáo hoàng đã tạo không những sự xúc động sâu xa, nhưng còn gây bao nhiêu tin đồn về nguyên do cái chết này.
Một quyển sách vừa mới phát hành làm sáng tỏ các chi tiết chưa từng được công bố, xác nhận ngài qua đời vì bị nhồi máu cơ tim. Hôm trước ngày qua đời, Đức Gioan-Phaolô I bị đau nhói ngực rất mạnh nhưng ngài từ chối không gọi bác sĩ. Bà Stefania Falasca, phó cáo thỉnh viên án phong thánh của “giáo hoàng tươi cười” viết trong quyển sách mang tên “Đức Gioan-Phaolô I, diễn tiến của một cái chết”.
Quyển sách dựa trên rất nhiều tài liệu và chứng từ chưa được công bố của những người thân cận Đức Luciani. Trong số các chứng từ này có lời chứng của nữ tu Margherita Marin, người còn sống duy nhất trong số bốn nữ tu lo cho giáo hoàng. Xơ Marin lúc đó 37 tuổi là nữ tu trẻ nhất trong cộng đoàn. Nữ tu chưa bao giờ ra làm chứng. Bây giờ, chứng từ của nữ tu là điểm cốt yếu quy chiếu. Chính nữ tu, cùng đi với nữ tu Vincenza Taffarel khám phá thi thể của giáo hoàng, trước khi thư ký riêng của ngài là linh mục John Magee đến.
Tối hôm trước khi mất, Đức Gioan-Phaolô I ở một mình trong phòng. Sáng sớm hôm sau, các nữ tu thấy ngài mặc áo ngủ nằm trên giường, đèn còn thắp sáng. Ngài nằm với hai gối kê sau lưng để tựa cho cao, hai chân duỗi ra, hai tay để trên ngực đang nắm các tờ giấy đánh máy, đầu nghiêng nhẹ bên phải với một nụ cười nhẹ trên môi, mắt nhắm nửa chừng… có thể nói ngài đang ngủ.
Làm im bặt các tin đồn có âm mưu
Bác sĩ của giáo hoàng, ông Renato Buzzonetti ký giấy chứng tử: “Đây là cái chết đột ngột, một cái chết tự nhiên”. Theo bác sĩ, Đức Gioan-Phaolô I qua đời vì “bệnh thiếu máu cơ tim”, mà “từ ngữ nhồi máu cơ tim là từ ngữ nặng nhất”. Trong bản giám định y khoa, hôm trước đó, ngài cảm thấy đau ngực dữ dội, có sự chứng kiến của linh mục John Magee, thư ký của ngài, chi tiết này được ghi trong bản giám định y khoa. Nhưng bác sĩ không khám nghiệm tử thi.
Quyển sách tham khảo các tài liệu y khoa của Đức Albino Luciani, cũng như các nghi ngờ của các hồng y sau khi ngài qua đời. Bà Stefania Falasca ghi nhận, các hồng y của tân mật nghị hỏi các bác sĩ về các dấu chỉ khả thể có một sự can thiệp từ bên ngoài.
Quyển sách được hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin viết lời mở đầu, ngài khen ngợi các điểm còn nghi vấn đã được làm sáng tỏ. Bị phóng đại và diễn giải sai lầm của huyền thoại đen, các tin đồn đưa ra nhiều giả thuyết âm mưu khác nhau, đặc biệt là ngài bị ngộ độc, liên hệ đến hồng y Quốc Vụ Khanh người Pháp thời đó là hồng y Jean-Marie Villot, hay do mafia, do hội tam điểm P2.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)