Tại Giáo phận Sokoto của ngài, mục vụ không chỉ là ban các bí tích và các quan tâm mục vụ như bất kỳ giáo phận nào, nhưng nó còn bao gồm việc phản ứng lại các bạo lực và tấn công chống lai thiều số Kitô hữu trong một vùng đất có đa số người Hồi giáo. Các tín hữu ở miền bắc Nigeria tự hỏi: tại sao họ lại trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công.
Các nhà thờ cũng như các cơ sở kinh doanh Kitô giáo và các Kitô hữu chịu đau khổ vừa do các cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan vừa do những tàn phá phát xuất từ thất vọng với chính quyền, kinh tê, và trật tự xã hội. Sau những cuộc tấn công, các cộng đoàn Kitô lại gặp phải bức tường quan liêu và thiếu ủng hộ của chính quyền khi họ cố gắng xây dựng lại những gì bị tàn phá.
Các người Hồi giáo cực đoan tấn công các Kitô hữu vì những lý do thường không liên quan đến họ, ví dụ họ phản ứng lại các cuộc bầu cử thiếu công bằng, thất bại về kinh tế, hay các sự kiên quốc tế như các hoạt động của quân đội Hoa kỳ ở Libya hay Iraq. Các cộng đoàn Kitô không được chính quyền giúp đỡ trong việc tái xây dựng lại trường học hay bệnh viện trong khi các trường hợp khác thi được tài trợ giúp đỡ. Các cơ sở không thuộc Hồi giáo, bao gồm nhà thờ, trường học, và bệnh viện, bị pháp luật giới hạn ở miền bắc Nigeria. Họ bị giới hạn mua đất, xây dựng các cơ sở và tìm tài trợ từ chính phủ cho các trường học, cùng với một số trở ngại từ thói quan liêu, điều không tồn tại đối với công dân Hồi giáo sinh sống trong khu vực.
Nguồn gốc sâu xa của những xung đột đã có hàng thế kỷ trước. Việc chiếm đóng vùng đất của các lãnh đạo Hồi giáo cùng với thái độ cư xử của thực dân Anh đã tạo nên suy nghĩ là giáo dục phương Tây chống lại hồi giáo – một chia rẽ trong xã hội làm gia tăng căng thẳng trong mối liên hệ giữa các Kitô hữu với các láng giềng Hồi giáo ngày nay. Thêm vào đó, cư dân đang sống trong một miền đất mà “sự tin tưởng bị phá vỡ hoàn toàn”. Đức cha cho biết: cha mẹ và con cái bị phân tách, vợ chồng hay các thành viên trong gia đình không thể xác định được là người thân của họ còn sống hay không. Trong thực tế bất ổn định này, các cộng đoàn Kitô và Hồi giáo càng thêm chia cắt. Dân chúng đã sống cạnh nhau nhưng bây giờ điều chúng ta chứng kiến là câu chuyện của hai thành phố. Các Kitô hữu định cư ở nơi họ cảm thấy an toàn và các tín hữu Hồi giáo cũng thế.
Giữa sự chia cắt và thiếu hòa hợp như thế, Đức cha Kukah vẫn hy vọng miền Bắc Nigeria sẽ thống nhất, một tiến trình cần các nhà lãnh đạo mang mọi điều trở lại gần nhau.
Bước đầu tiên trong việc chống lại bạo lực là giáo dục công chúng chống lại những dự kiến và định kiến dựa trên sự sợ hãi cũng như sự hiểu lầm. Thêm vào đó, quốc tế cũng đóng vai trò trong việc giảm bớt bạo lực khắp miền băc Nigeria. Ngài nói: chính quyền Hoa kỳ phải nhận toàn trách nhiệm về cách họ đã định hình các cách lãnh đạo trên thế giới, vì các chính sách và xung đột khắp thế giới gây nên hậu quả cho dân chúng miền bắc Nigeria. Hoa kỳ và các quốc gia có thể kêu gọi chú ý đến sự bách hại mà các Kitô hữu các các cộng đoàn khác đang chịu. Nhưng quan trọng nhất, giải pháp cho bạo lực ở Nigeria phải đến từ Nigeria.” (CAN 15/09/2016)
Hồng Thủy
Nguồn tin: Vatican