Khi lời nói làm tái sinh

Trong các cột báo của trang Sự Sống (La Vie) lời của Đức Giáo hoàng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và gần đây là dưới ngòi bút của các nhà văn Jean-Pierre Denis và Michel Cool. Với mật độ dày đặc, với sự quan tâm quảng đại, lời của ngài đã có tiếng vang phi thường trên toàn thế giới. Duy lời của ngài tự nó đã là một sự kiện. Người ta sẽ còn nhớ mãi lần ngài được hoan hô nhiệt liệt ở Quốc hội Mỹ và trước Hội nghị khoáng đại của Liên Hiệp Quốc.

PopeFrancis-UN.jpg

 

Cộng vào những lời khen ngợi này, tôi muốn thêm vào một nhận xét về mặt “kỹ thuật”. Tháng 7 năm 2011, tôi ghi chú các phân tích mà thần học gia Tin Lành Jacques Ellul nói về “lời sỉ nhục”. Qua thành ngữ này, ông muốn nói đến sự phỉ báng thường xuyên và sự tàn rụi của lời nói con người, sự sinh sôi nảy nở của những bài diễn văn rỗng tuếch, những gian trá của “truyền thông”, các đề tài sáo rỗng trên báo chí thay cho thảo luận, vân vân… Tóm lại, lời nói trước công chúng trở nên tuyền một loại ảo ảnh, không có một giá trị nào, nó như đồng tiền giả. Vậy mà coi như không có gì, tất cả những chuyện này đã bị Đức Phanxicô nghiền nát một cách nhẹ nhàng. Không bao giờ lên giọng, không bắt đầu bằng kiểu vỗ về, ngài gởi chúng vào chốn hư không của chúng, tất cả những “lời nói giả tạo” mà chúng đã chiếm như chiếm thuộc địa từ muôn thuở.

 

Về hình thức, đây là hồi kết của loại ngôn ngữ cổ lỗ sĩ. Lại thích dùng các yếu tố thảm thương của các chính trị gia, các chiến lược truyền thông, các mưu mẹo đã được lượng trước của các tân bệnh tưởng Diafoirus (nhân vật trong vở kịch Người bệnh tưởng của Molière), những nhà “truyền thông”, các câu ngắn được nghiên cứu trước để lôi kéo sự chú ý và những mạo xưng đây là “sứ điệp rất mạnh” nhằm nhâm nhi vài điểm trên các bản thống kê.

 

Đường xưa lối cũ là cứ cồng cà cồng kềnh với những chuyện ba láp vô ích hoặc rõ ràng là độc địa. Vậy mà nhờ Đức Phanxicô, đường xưa lối cũ này được thanh tẩy, được sáng sủa, được đưa vào đúng chỗ. Lời nói sỉ nhục – cũng có nghĩa là lời nói triệt hạ đã được tái sinh. Bỗng chốc, hàng triệu người ngẩn ngơ vì lời nói của người này. Những người tự cho mình là vô thần, thậm chí còn giương bản mình là phản-kitô, họ lặng người bởi vì họ nghe các lời này tự miệng của một giáo hoàng. Họ đã quên sức mạnh mãnh liệt của một lời, khi lời này là thật, là tự do, là không tính toán.

 

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời…

 

Chuyện khá lâu, hồi đó tôi có hỏi một học sinh trẻ, các em mến chuộng gì ở giáo sư khi các em nghe không biết mệt, không làm ồn. Giáo sư đó có uyên bác nhất? Có nghiêm khắc nhất? Có hấp dẫn nhất không? Câu trả lời của em đó thật tuyệt vời. “Ông biết không, đó là người giáo sư họ tin vào những gì họ nói cho chúng con nghe.” Tôi không bao giờ quên câu trả lời này. Câu này đến lại trong đầu tôi. Đức Phanxicô tin vào những gì ngài nói cho chúng ta nghe. Ngài sống trong lời nói của mình. Tất cả là ở đó.

 

Về nội dung thì lại còn hiển nhiên hơn. Bài diễn văn hàng đầu hiện nay đầy cả con số, số lượng, thống kê, chỉ số thị trường, chỉ số tăng trưởng hay chỉ số chứng khoán. Chúng ta bị ngập trong biển số, một loại tóm tắt thực tế nhưng nó lại quật lại chính mình. Vậy mà Giám mục địa phận Rôma nói với chúng ta về nhân phẩm, về bất công, về đón nhận người khác, về bình đẳng và về hòa bình. Trong sự đơn giản của ngài, lời này trở nên thiết yếu, mới mẻ, vui tươi như một “em bé nhỏ”.

 

Tóm lại, như hy vọng…

 

(Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico.vn 02.10.2015/
lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud, 2015-09-29)