Huynh đoàn thánh Carlo và cha Luca Montini mang niềm hy vọng cho những người nghèo ở Kenya

“Kahawa Sukari”, “cà phê và đường” là tên của một khu ở ngoại ô Nairobi, Kenya; nơi mà trong hơn hai mươi năm qua, Huynh đoàn thánh Carlo dấn thân hoạt động cho một cộng đoàn. Sức sống của cộng đoàn này luôn phát triển không ngừng.

Kenya.jpg
Người nghèo ở Kenya (AFP or licensors)

Nếu trước kia toàn bộ khu vực này là đồn điền, thì ngày nay, những ngôi nhà và tòa nhà màu xám xen kẽ nha, một hiện tượng chỉ cho thấy những gì đã và đang xảy ra ở Đông Phi; đó là người dân bị thành phố thu hút, từ bỏ thảo nguyên. Trong bối cảnh như thế sáu nhà truyền giáo thuộc Huynh đoàn Thánh Carlo do Đức cha Massimo Camisasca sáng lập đang phải đối diện với một hiện tượng xã hội đang biến đổi không ngừng. Các nhà truyền giáo luôn phải suy nghĩ tìm cách tốt nhất cho việc chăm sóc mục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Cha Luca Montini một trong số các vị truyền giáo giải thích: “Nhiều giáo dân, sinh ra trong những ngôi nhà làm bằng bùn đất, họ đã từng có không gian rộng lớn, nhưng rồi họ bị cuốn vào một không gian khác: họ di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy và có một chiếc điện thoại thông minh trong túi …Tuy nhiên, trước sự thay đổi này, họ có nguy cơ bị mất định hướng trong cuộc sống”.

Chính trong tình trạng khó khăn này, câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống xuất hiện. Trong một thế giới dường như tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá cuộc sống là sự thành công được định giá qua những con số; thì cuối cùng những người sống trong điều kiện khó khăn sẽ bị loại ra bên lề. Tương lai của một quốc gia nơi 61,6% người dưới 25 tuổi bị đe dọa.

Huynh đoàn thánh Carlo đến Kenya vào năm 1986. Trải qua nhiều năm Huynh đoàn đã mở rộng khả năng ứng phó với nhiều tình huống khẩn cấp về giáo dục cho vùng đất. Vào năm 2012, sự hiện diện của Huynh đoàn đã trở nên phong phú nhờ sự xuất hiện của ba nhà truyền giáo mới. Ngay lập tức, các vị thừa sai tham gia vào lĩnh vực giáo dục và các hoạt động khác của giáo xứ, bao gồm cả khu vực Kahawa Wendani, nơi có khoảng 40 nghìn cư dân. Lần lượt vào năm 2002 và 2004, Meeting Point- Một Trung tâm Gặp gỡ của Huynh đoàn dành ưu tiên cho bệnh nhân AIDS.

Các bệnh nhân được chăm sóc không những về y tế mà cả về mặt xã hội, với các chuyến thăm tại nhà và qua Văn phòng giúp phòng ngừa. Ngoài ra Huynh đoàn còn tạo một nơi cho trẻ em khuyết tật. Hai hoạt động bác ái nhằm mục đích giúp mọi người nhận thức hoàn cảnh của những người bệnh không phải là một lời chúc dữ hoặc là do tội lỗi phải đền. Thay vào đó, họ có được niềm an ủi thích hợp để tái khám phá niềm vui sống, ngay cả trong bệnh tật.

Hiện nay các nhà truyền giáo lo lắng về chủ nghĩa cơ bản (“phi tôn giáo hoặc phi chính trị”) và ẩn vào đó sự “vô nghĩa” đang len lỏi vào cuộc sống của người dân. Chủ nghĩa này cho rằng chỉ hợp lý nếu tôi đạt được những tiêu chuẩn nhất định do xã hội đặt ra. Có nhiều người, và người trẻ Gakuru là một trong số họ đang phải chịu đựng áp lực này. Gakuru, một thanh niên 21 tuổi đang phải chịu gánh nặng của AIDS. Khi cha Montini gặp anh ở Phòng khám Y tế, phát hiện ra anh không uống thuốc. Khi được hỏi tại sao không dùng thuốc, anh cho biết vì anh không muốn sống nữa. Cha Montini kể lại: “Gakuru nhìn chằm chằm xuống sàn nhà, không nhìn lên khi tôi hỏi về tương lai của anh, về ý muốn làm gì? Anh đã trả lời trong nước mắt rằng anh muốn làm việc trong một văn phòng. Tôi hứa với anh sẽ giúp anh nhưng với điều kiện anh phải tự chăm sóc bản thân mình, tôi sẽ tìm học bổng cho bạn. Anh đã chấp nhận”.

Gakuru dường như được sống lại, anh đã xác định lý do tại sao thực sự đáng sống. Cha Montini chia sẻ “Những tâm hồn ốm yếu là nơi mà Chúa muốn chúng ta hiện diện. Đối với những người sống chung với hoàn cảnh này, chúng ta có thể tái khẳng định một cách đơn giản, lý do khiến chúng ta tận hiến cho Chúa Giêsu đó là vì chúng ta được yêu thương bởi một tình yêu vĩnh cửu, lớn hơn sự xấu xa của chúng ta, làm ấm lòng và lấp đầy niềm vui trong tâm hồn chúng ta”.

Với nhận thức này, Huynh đoàn thánh Carlo đã khuyến khích tạo ra nhiều dự án. Trong số này, Meeting point nói trên được hình thành để đồng hành với những người bị AIDS, những người thường bị gia đình bỏ rơi. Các nhà truyền giáo còn giúp đỡ các bà mẹ của các em khuyết tật; những người phụ nữ này thường bị coi là đối tượng của một lời nguyền. Dự án dấn thân này hướng vào các trường học, từ mẫu giáo đến trung học, bao gồm cả đào tạo nghề; từ lớp học đến bệnh viện. Như thế trải qua thời gian được đồng hành hổ trợ bệnh nhân sẽ cảm nhận chắc chắn rằng họ được yêu thương.

Cha Montini kết luận: “Hơn thế nữa, là nhà truyền giáo có nghĩa là nếm cảm món quà mà Chúa Giêsu đã ban cho cuộc sống. Tôi đang học ngày này qua ngày khác để nhận thức rằng cuộc sống là một món quà tuyệt vời; món qua một phần nhận được qua việc phục vụ tha nhân».

Ngọc Yến

(VaticanNews 19.05.2019)