ĐGH Phanxicô nói về Nhà nước Hồi giáo: Chúng ta đang chứng kiến chủ nghĩa khủng bố không thể tưởng tượng
Phát biểu trước một nhóm Hồng y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu về sự đàn áp các Kitô hữu ở Trung Đông. Ngài nói rằng mặc dù cố gắng bội phần, không có một Kitô hữu nào ở khu vực này, thường là không có sự lựa chọn nào khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Những sự kiện gần đây, đặc biệt là ở Iraq và Syria, rất đáng lo ngại. Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng của chủ nghĩa khủng bố với những tầm cỡ không thể tưởng tượng được vừa qua. Nhiều anh chị em của chúng ta đang bị bách hại và buộc phải rời khỏi nhà cửa của họ một cách tàn bạo.”
Trong cuộc họp hai giờ, Đức Thánh Cha và các vị hồng y còn được nghe những lời của Đức Thượng phụ Trung Đông.
Ignace Youssif III Younan, Thượng Phụ Antioch và tất cả các phía Đông của Syria đối với Giáo Hội Công Giáo Syria: “Giáo Hội Công Giáo Antioch nhỏ nhoi của chúng tôi ở Syria đã phải gánh chịu sự khắc nghiệt nhất trong bốn tháng qua tại Iraq. Tôi đến thăm người tị nạn tại Kurdistan và nếu những người tị nạn không chạy trốn, ắt không tránh khỏi một cuộc diệt chủng.”
ĐHY Bechara Boutros Rai, Thượng Phụ Antich: “Điều đau đớn nhất đối với tôi là một số quốc gia Trung Đông và thậm chí cả một số ở phương Tây, đã hỗ trợ các trào lưu chính thống với vũ khí, tiền bạc và bảo hộ chính trị. Chúng ta cần phải giúp đỡ người tị nạn và ngăn chặn những cuộc chiến tranh này. Những nghị quyết an ninh của Liên Hiệp quốc cần phải được thực hiện.”
Quốc Vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã mô tả bạo lực được thực hiện bởi Nhà nước Hồi giáo là không thể chấp nhận. Chúng bao gồm những vụ giết người hàng loạt, chặt đầu, buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Ngài cũng nói rằng hòa bình là một thực tế ở Trung Đông, những quyết định đơn phương phải được phát động. Một phần của điều đó, ngài nói, dựa trên chính trị.
Cha Fr. Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican: “Điều này gồm cả công việc ngoại giao, Giáo Hội có thể thực hiện và Giáo Hội cũng có mối quan hệ ngoại giao với cộng đồng quốc tế.”
Một điểm hành động nữa là theo đường lối đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo, bằng cách tố cáo việc sử dụng tôn giáo như một công cụ bạo lực.
Fr. Federico Lombardi: “Cần phải nhấn mạnh rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Thực tế là nhiều quốc gia không tạo sự phân biệt giữa nhà nước và tôn giáo là một vấn đề. Điều này thậm chí làm cho nó còn khó khăn hơn để thuyết phục mọi người rằng quyền công dân và bình đẳng phải thuộc về mọi người, bất chấp họ là tôn giáo nào.”
Quốc Vụ khanh Tòa Thánh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy lên án bạo lực. Ngài cũng kêu gọi các giám mục Công giáo hỗ trợ những người bị đàn áp cùng gia đình họ, để họ có thể cảm thấy sự hiện diện của Giáo Hội.
Jos. Tú Nạc, NMS