Đức Thánh Cha bênh vực thổ dân chống nạn bóc lột và loại trừ

ANSA955714_Articolo

SAN CRISTOBAL DE LAS CASAS. ĐTC đã cầu xin những thổ dân hãy tha thứ cho những người đã tước đoạt và loại bỏ họ ngay tại vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên này, nhưng lại vẫn tiếp tục là một trong những vùng nghèo nhất của Mêhicô. Đây là lời kêu gọi của ĐTC trong bài giảng thánh lễ cử hành sáng ngày 15.02.2016 lúc 10h15, tại San Cristobal de las Casac, trước sự tham dự của hàng trăm ngàn thổ dân.

San Cristobal de las Casas thuộc bang Chiapas, nghèo nhất trong số 31 bang ở Mêhicô, với đa số dân là thổ dân bản xứ thuộc các bộ tộc khác nhau. Sau cuộc nổi loạn của phiến quân thổ dân Zapata, chính phủ Mêhicô đã đổ rất nhiều tiền vào bang Chiapas, nhưng cho đến nay 75% dân cư tại bang này vẫn thuộc hàng nghèo nhất nước.

Đức Thánh Cha đã được tiếp đón hết sức nồng nhiệt tại San Cristóbal de Las Canas, tại Chiapas. Hơn một trăm ngàn tín hữu đã hiện diện tại Trung tâm thể thao của thành phố. Đám đông đã chào mừng Đức Thánh Cha bằng cách lặp đi lặp lại rằng ngài là Đức Thánh Cha của người nghèo, của công lý và hoà bình. Và được gợi hứng bởi những màu sắc, các ca sĩ và âm nhạc nhờ đó những dân tộc cổ điển tiền Cô-lôm-bô này đã điểm tô cho Phụng vụ thánh lễ hôm nay.

Thời tiết khắc nghiệt, khoảng 8 độ và sương mù dày đặc, cũng không ngăn được những thổ dân bản xứ đến với San Cristóbal del Las Casas từ khắp mọi vùng của Chiapas. Lễ đài được trang trí cùng với một cảnh trí hàng ngàn màu sắc để gợi nhắc mặt tiền của Nhà thờ Chánh toà của thành phố. Hôm nay có khoảng bốn triệu người Mêhicô vẫn còn nói những ngôn ngữ tiền Cô-lôm-bô và họ đang có nguy cơ bị gạt ra bên lề xã hội.

ĐTC đã nói trực tiếp với người thổ dân hiện diện tại đây và nhìn nhận phẩm giá tròn đầy của những dân tộc không được cảm thông và bị loại trừ bởi xã hội:

“Một vài người đã cho rằng những giá trị của họ, văn hóa của họ và những truyền thống của họ là thấp kém. Những người khác do mê muội quyền lực, tiền bạc và những luật lệ của thị truờng, đã tước đoạt đất đai của thổ dân và đã tiến hành những hoạt động làm ô nhiễm những vùng đất này. Đáng buồn thay. Thật là ích lợi biết bao cho tất cả chúng ta khi xét mình và học để biếtt thốt lên: xin lỗi! Xin lỗi anh chị em! Thế giới ngày hôm nay, vốn đã bị tước bỏ đi bởi thứ văn hoá loại trừ, thế giới ấy vẫn cần đến anh chị em.

Một diễn văn mà ĐTC đã mở rộng ra cho toàn thể xã hội khi nói rằng “người trẻ hôm này, được trưng bày cho thấy một nền văn hoá vốn bị cám dỗ bãi bỏ tất cả sự giàu có và những đặc nét văn hoá để theo đuổi một thế giới đồng nhất, người trẻ vẫn cần để không đánh mất đi sự thông thái của những bậc lão thành”. Đây là một khu vực trong số những khu vực đẹp nhất trên thế giới, cùng với một kho tàng thiên nhiên cần phải bảo tồn. Và vì thế ĐTC đã lấy lại Thông điệp Laudato Si để kêu gọi sự bảo tồn cho vùng đất này:

“Thiên nhiên, người chị em này phản kháng vì những điều tệ hại mà chúng ta đã gây ra cho nàng, bởi vì sự sử dụng vô trách nhiệm và sự lạm dụng những tài nguyên mà Thiên Chúa đã phú ban nơi nàng. Chúng ta đã lớn lên trong suy nghĩ rằng chúng ta là chủ nhân ông và là kẻ thống trị, cho phép để cướp bóc thiên nhiên. Bạo lực vốn cư ngụ tại con tim của con người bị tổn thương bởi tội lỗi cũng được tỏ bày ngang qua những triệu chứng của bệnh tật mà chúng ta có thể cảnh báo trước trên mặt đất, trong nước, trong không khí và trong cả những sinh vật có sự sống. Chính vì thế, giữa những người nghèo bị bỏ rơi và bị bạc đãi, có trái đất đang bị áp bức và tàn phá của chúng ta, vốn đang rên xiết và chịu đựng nỗi thống khổ như người phụ nữ chuyển dạ.”

ĐTC nói tiếp rằng thách đố môi trường mà chúng ta đang sống và những căn nguyên liên quan đến con người sẽ đụng chạm đến tất cả chúng ta và chất vấn chúng ta:

“Chúng ta không thể nào tiếp tục giả vờ chẳng có gì khi đối diện với một trong những khủng hoảng nghiêm trọng nhất liên quan đến môi trường trong lịch sử. Trong đó các bạn có nhiều điều để dạy chúng tôi, để dạy cho nhân loại. Những dân tộc của các bạn, như các giám mục của Châu mỹ La Tinh đã nhận ra, các bạn biết cách liên đới một cách hoà hợp cùng với thiên nhiên, khi các bạn bíêt tôn trọng thiên nhiên như nguồn nuôi dưỡng, như ngôi nhà chung và bàn thờ của sự chia sẻ của nhân loại”

ĐTC đã nhắc đi nhắc lại ba từ: huynh đệ, đoàn kết, và hoà bình. Các bài đọc được suớng lên bằng các ngôn ngữ của dân bản địa và nhân dịp ĐTC đã trao ban một quyết định cho phép việc sử dụng những phương ngôn này trong Phụng vụ.

Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Huy Mai