Từ 25 đến 30 tháng 11, Đức Phanxicô sẽ đến thăm các nước Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Từ đầu tháng 10 đã có những cuộc xung đột hung bạo xảy ra ở thủ đô, ít nhất có 40 người chết và gần 30 000 người phải ra đi, tình trạng này đã đè nặng lên sự lo âu vào giai đoạn này.
Chương trình chuyến đi đã được công bố vào thứ bảy 17-10 vừa qua và đã tạo rất nhiều mong chờ. Từ nhiều tuần nay, trong tất cả các nhà thờ, giáo dân đã cầu nguyện, đã ca hát, đã đọc kinh để chuẩn bị chuyến đi này của Đức Giáo hoàng.
Tổng giám mục Dieudonné Nzapalainga, địa phận Bangui là hình ảnh của sự giải hòa quốc gia, tháng 9 vừa qua ngài đã nói trên đài Radio Vatican hy vọng của mình, ngài mong sự hòa giải này giúp đất nước «vượt lên các hận thù, chia rẽ» để cùng nhau tiến đến «đối thoại và giải hòa».Một vài cuộc viếng thăm cá nhân
Ở cả ba nước, Đức Phanxicô sẽ gặp các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các giám mục, linh mục và nam nữ tu sĩ và cả các giáo lý viên, ngài cũng gặp các người trẻ. Các cuộc viếng thăm cá nhân cũng ở trong lịch của ngài, chú trọng đến các tương quan với lịch sử hay thời sự tính của từng người trong số họ.
Ở Kenya, đất nước có nhiều cuộc tàn sát trong những tháng gần đây, từ khi có cuộc tấn công vũ trang chống lại người Hồi giáo Chebab ở Somalia. Ngày 26 tháng 11 là ngày gặp gỡ liên tôn giáo và đại kết ở Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Nairobi.
Ngày hôm sau ngài sẽ đến thăm Kangemi, một thành phố ổ chuột ở phía Tây thủ đô nơi sinh sống của 100 000 người người dân Kenya nghèo nhất, trên đường đến đây ngài sẽ đi qua thung lũng Rift, một trung tâm du lịch sang trọng.
Vinh danh bậc tử đạo Charles Lwanga
Ở Uganda, ngày 28 tháng 11, Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ ở Namugongo, nơi tử đạo của Charles Lwanga và 21 người trẻ Anh giáo và Công giáo trong các năm 1885 đến 1887, chắc chắn đây sẽ giây phút quan trọng của chuyến đi này.
Ngay từ tháng 9, Đức Phanxicô đã mong muốn cử hành thánh lễ nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm ngày Đức Phaolô VI phong thánh cho các người trẻ này, một vài người đã bị thiêu sống vì không từ bỏ đức tin của mình.
Ngày hôm sau, ngài sẽ đi thăm một trại tị nạn ở Cộng hòa Trung Phi, những người tị nạn biểu tượng cho các hành vi bạo lực đã xâu xé đất nước này từ khi ông Michel Djotodia lật đổ tổng thống François Bozizé vào tháng 3 năm 2013, ông Djotodia đứng đầu đội quân nổi loạn Hồi giáo Séléka.
Trong bối cảnh này, cuộc gặp gỡ với cộng đoàn Hồi giáo ở điện thờ trung ương Koudoukou ở Bangui vào ngày chúa nhật 29 tháng 11 không phải là không gặp bất trắc.
Cuộc viếng thăm có biểu tượng cao ở Cộng hòa Trung Phi
«Tất cả tín hữu ở Cộng hòa Trung Phi, dù là Công giáo, Hồi giáo hay thờ súc vật đều mong chờ cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng», ông Omar Kobine Layama cho biết. Ông là giáo sĩ Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo RCA, trong mấy tháng qua, ông đã cùng với Tổng giám mục Nzapalainga cố gắng làm dịu các căng thẳng giữa các tôn giáo.
«Chúng tôi chờ ngài để ngài hỗ trợ cho các cố gắng kiến tạo hòa bình, ngài thoa dịu nỗi đau của chúng tôi bằng lời cầu nguyện.» Giáo sĩ cũng thành lập một hội đồng tín hữu nhỏ để chuẩn bị cho sứ điệp «nâng đỡ và khuyến khích» và tổ chức «huy động» giáo dân. Tuy nhiên giáo sĩ cũng lo các «phần tử quá khích của cả hai bên sẽ không gây xáo trộn» chuyến viếng thăm này trong giai đoạn mà «sự an ninh không có».
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch