Đức Phanxicô đến Nhà thờ chính tòa Rangoon, Miến Điện ngày 30 tháng 11-2017.
Vincenzo Pinto/AFP
Năm 2017 là năm Đức Phanxicô củng cố các cải cách mà ngài đã làm từ đầu giáo triều của mình và cũng là năm ngài nhận các cú điếng người của những người chống đối về cải cách tài chánh, cũng như về Thông điệp Chúc tụng Chúa của ngài. Tuy nhiên ngài không dừng lại, còn phía chống đối ngài thì càng ngày càng trú quân trong hàng ngũ những người cực kỳ bảo thủ của Giáo hội.
Nhưng năm nay cũng là năm đánh dấu các nỗ lực ngoại giao của Tòa Thánh. Tại Âu châu, Đức Phanxicô nhận Giải Charlemagne, ngày 6 tháng 5 cùng với các nguyên thủ Quốc gia nhân ngày kỷ niệm 50 năm hiệp ước Âu châu, Đức Phanxicô xuất hiện như vị lãnh đạo duy nhất có uy thế để nhắc cho Hội đồng Âu châu nhớ các giá trị của mình.
Các hoạt động ngoại giao của ngài còn đi đến tận Colombia để củng cố cho tiến trình hòa bình ở đây, đến Miến Điện và Băng-la-đét để nhắc cho thế giới biết số phận của người Rohingya, ngài cũng luôn quan tâm đến miền Trung Đông, nhiều lần ngài lên tiếng kêu gọi hòa bình cho vùng đất này.
Những ngày ghi nhớ của năm 2017
Ngày 14 tháng 1: Đức Phanxicô tiếp Tổng thống Palestina
Đức Phanxicô tiếp Tổng thống Palestina Mahmoud Abbas tại Vatican. Ông đến Rôma để khánh thành sứ quán mới của Palestina ở Tòa Thánh. Đây là lần thứ tư Đức Phanxicô Tổng thống Mahmoud Abbas, sau hiệp ước Tòa Thánh ký với Quốc gia Palestina ngày 26 tháng 6 năm 2015.
Ngày 25 tháng 1: Cơn khủng hoảng của Dòng Malta
Đức Giáo hoàng chấp nhận cho Hiệp sĩ tối cao Fra’Matthew Festing, người đứng đầu Dòng Hiệp sĩ Malta từ chức. Ngài bất đồng ý kiến với Hiệp sĩ Festing từ hơn một tháng nay. Sáu tháng sau vụ khủng hoảng, Đức Phanxicô gặp Hiệp sĩ tối cao Fra’Giacomo Dalla Torre vừa được bầu chọn ngày 29 tháng 4. Qua cuộc gặp này, Đức Giáo hoàng chấm dứt cơn khủng hoảng huyền hoặc này.
4 tháng 2: “Tiền bạc trở thành ngẫu tượng khi nó là cùng đích”
Đức Phanxicô tiếp 1100 tác nhân của chương trình kinh tế hiệp thông, ngài chỉ trích nặng nề hệ thống kinh tế toàn cầu và khen hành động của các doanh nhân này, đã biết xem trọng sự “hiệp thông của cải, tài năng và lợi nhuận”. Trong bài diễn văn dài, ngài nhắc lại các chỉ trích về việc thờ thần tài.
24 tháng 3: “Bài học Âu châu”
Ngày 24 tháng 3, Đức Phanxicô tiếp 27 nguyên thủ Quốc gia của Hiệp hội Âu châu, vào ngày hôm trước ngày họp thượng đỉnh 60 năm Hiệp ước Rôma, Đức Phanxicô đưa ra một đòi hỏi cho “bài học Âu châu”, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của mình vào tương lai của việc xây dựng Âu châu.
28 và 29 tháng 4: Đức Phanxicô đi Ai Cập gặp các giáo sĩ Cốp và hồi giáo.
Trong chuyến đi này, ngài thẳng thắn tố cáo việc dùng danh Chúa để khủng bố. Qua chuyến đi này, ngài nâng đỡ các tín hữu kitô ở Trung Đông, những người thường xuyên là mục tiêu của các vụ tấn công khủng bố và bách hại.
13 tháng 5: Lễ phong thánh cho hai trẻ mục đồng Phanxicô và Gia-xing-ta
Đức Phanxicô phong thánh cho hai trẻ mục đồng Phanxicô và Gia-xing-ta ở Bồ Đào Nha, có hơn nửa triệu người tham dự lễ phong thánh này ở đền thánh Fatima. Tại địa điểm này, Đức Mẹ đã hiện ra với hai trẻ cách đây 100 năm.
Ngày 6 tháng 9: Các thố lộ của Đức Giáo hoàng trong một quyển sách chưa từng có
Từ tháng 2 – 2016 đến tháng 2 – 2017, Đức Phanxicô đã có 12 buổi phỏng vấn, mỗi buổi 2 giờ với nhà xã hội học người Pháp Dominique Wolton tại Nhà Thánh Marta, Vatican.
Các điểm chính yếu của các buổi nói chuyện này được ghi lại trong quyển sách: Chính trị và Xã hội. Ngoài các chuyện Đức Phanxicô thổ lộ, quyển sách là dịp để độc giả nắm được chiều sâu của tầm nhìn của Đức Phanxicô về thế giới và về con người.
Từ 6 đến 11 tháng 9: Đức Phanxicô đi Colombia, một chuyến đi để giải hòa
Đây là chuyến đi thứ năm của Đức Phanxicô đến Châu Mỹ La Tinh, Đức Phanxicô đến Colombia 4 ngày để nâng đỡ tiến trình giải hòa sau một năm ký hiệp ước với Lực lượng Vũ trang Farc.
Tại Carthagene, chặng cuối trong chuyến đi Colombia, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà chức trách của nước láng giềng Venezuela chấm dứt “mọi hình thức bạo động trong đời sống chính trị” của đất nước này.
21 tháng 9: Đức Phanxicô tái khẳng định sự lên án các hành vi lạm dụng tình dục.
Ngài tiếp Hội đồng bảo vệ trẻ vị thành niên, ngài loan báo, các linh mục phạm tội lạm dụng tình dục sẽ không được kháng cáo. Ngài cũng thừa nhận sự chậm trễ của Bộ Tín lý Đức tin, bộ quản lý các hồ sơ này và hứa không để một nhân viên nào tắc trách trong hồ sơ này.
Ngày 6 tháng 10: Trong cuộc hội thảo về phẩm giá trẻ con trong thế giới số, rằng các “sụ việc rất nặng” đã xảy ra trong Giáo hội công giáo và sự cải thiện không được “che giấu các vụ lạm dụng tình dục”.
Ngày 24 tháng 9: Đức Phanxicô bị lên án bảy tội “dị giáo” trong Tông huấn Niềm vui Yêu thương.
62 linh mục và giáo dân thân cận với môi trường cực kỳ bảo thủ đã lên án Đức Giáo hoàng là “loan truyền dị giáo”, họ muốn tranh luận lại chung quanh Tông huấn Niềm vui Yêu thương và về vấn đề cho người ly dị tái hôn được rước lễ. Nhưng không có một giám chức cao cấp nào có tên trong danh sách những người ký thư lên án này.
Trong tháng 10 – 2017, trong bức thư ngỏ do thần học gia người Tiệp Tomas Halik viết, Đức Phanxicô đã nhận sự ủng hộ của rất nhiều nhân vật.
Ngày 11 tháng 10: Gay gắt lên án án tử hình
“Cũng nặng như tội ác đã phạm, án tử hình là điều không thể chấp nhận được bởi vì nó đụng đến quyền bất khả xâm phạm và phẩm cách con người”, Đức Phanxicô lên án trong một bài diễn văn quan trọng trước các thành viên tham dự cuộc hội thảo do Hội đồng Giáo hoàng tân phúc âm hóa tổ chức. Ngài mong muốn tuyệt đối cấm án tử hình, vẫn còn áp dụng trong trường hợp “tuyệt đối cần thiết”.
Ngày 19 tháng 11: “Người nghèo, thẻ thông hành lên thiên đàng”
Ngày 19 tháng 11, thánh lễ cho Ngày Thế giới Người nghèo lần đầu tiên được Đức Phanxicô cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, sau đó là bữa ăn với 1500 người nghèo ở Hội trường Phaolô VI . Đức Phanxicô muốn đặt người nghèo vào trọng tâm, ngài giải thích trong bài giảng: “Trong sự yếu đuối của người nghèo, có sức mạnh cứu rỗi. Và dưới mắt thế gian họ ít có giá trị, nhưng chính họ là người mở con đường lên trời cho chúng ta”.
28 tháng 11: Tại Miến Điện, Đức Phanxicô ủng hộ bà Aung San Suu Kyi
Trong chuyến đi Miến Điện từ ngày 27 đến 30 tháng 11, Đức Phanxicô không nhắc đến chữ “Rohingya”, ngài nâng đỡ tiến trình giải hòa đang diễn ra trong nước, ngài nhấn mạnh đến sự “tôn trọng tất cả các nhóm dân tộc thiểu số cà căn tính của họ, về sự tôn trọng chính quyền và thứ trật dân chủ”. Ở Rangun, Đức Phanxicô xin các tu sĩ Miến Điện đối thoại
Ngày 1 tháng 12: Tại Băng-ga-đét, Đức Phanxicô gặp các người tị nạn Rohingya
“Sự hiện diện của Chúa hôm nay cũng còn được gọi là Rohingya”. Bị cộng đồng quốc tế chương trình đã không nói một chữ “Rohingya” khi Đức Phanxicô đến Miến Điện, Đức Phanxicô đã nêu lên trường hợp của dân tộc này khi ngài gặp 16 người tị nạn Rohingya.
Sau chuyến đi 6 ngày, trên phi cơ từ Dacca về Rôma, Đức Phanxicô kể chuyện ngài gặp nhóm người tị nạn Rohingya và ngài đã khóc với họ.
Ngày 6 tháng 12: Đức Phanxicô kêu gọi giữ “nguyên tình trạng” của Giêrusalem.
Trước lời loan báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Giêrusalem, Đức Phanxicô lên tiếng kêu gọi cho Thành phố Thánh, xin các bên hãy “khôn ngoan và cẩn thận để tránh thêm các yếu tố căng thẳng mới trong bối cảnh hoàn cầu đã nhiều căng thẳng và đã có quá nhiều cuộc xung đột đẫm máu”.
“Một lời kêu gọi cho tất cả những ai có trách nhiệm, xin họ giữ nguyên trạng cho thành phố Giêrusalem, ngài nhắc lại thái độ không thay đổi của Tòa Thánh về vấn đề này từ năm 1947.
(Marta An Nguyễn dịch, phanxico.vn 25.12.2017/
la-croix.com, 2017-12-21)