Sau các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Paris vào đêm thứ Sáu 13-11, Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin đã trả lời phỏng vấn báo La Croix, trong đó ngài kêu gọi huy động mọi yếu tố chính trị và tôn giáo, kể cả Hồi giáo, để diệt trừ nạn khủng bố.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
– Sau khi đã hết bàng hoàng vì các cuộc tấn công này, làm sao trở lại cuộc sống bình thường?
– Đức hồng y Pietro Parolin: Trước hết tôi muốn đoan chắc vớingười dân Pháp rằng tôi sẽ cầu nguyện cho họ trong lúc khó khăn này và cho toàn thế giới. Như Đức Thánh Cha đã nói, không thể biện minh gì cho những điều đã xảy ra. Sẽ phải mấtnhiều thời gian để phục hồi sau một cú sốc khủng khiếp như vậy. Tôi rất ấn tượng với lực lượng phản ứng của chính quyền tại Pháp. Tôi nhận thấy dân chúng vẫn muốn tiếp tục sống, ởnơi mà những kẻ khủng bố đã tìm cách tàn phá và nghiền nát.
Để đáp ứng tình hình, chúng ta cần phải tổng huy động, ở Pháp, ở châu Âu và trên toàn thế giới. Huy động mọi phương tiện an ninh, lực lượng cảnh sát và tình báo để diệt trừ chủ nghĩa khủng bố xấu xa này. Nhưng cũng cần huy động các nguồn lực tinh thần để đáp trả điều ác một cách tích cực. Điều này được thực hiện bằng cách giáo dục tư tưởng từ khước hận thù cho những người trẻ đang tham gia đạo quân thánh chiến. Phải kêu gọi mọi tác nhân, về chính trị cũng như tôn giáo, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Phải thực sự nỗ lựccùng nhau chiến đấu. Nếu không đoàn kết với nhau, sẽ không thể giành phần thắng trong cuộc chiến rất cam go này. Vàcũng cần kết hợp cả các tác nhân Hồi giáo. Họ phải là một phần của giải pháp này.
– Sự an toàn của Đức Thánh Cha dường như bị đe doạ nhiều hơn sau những cuộc tấn công này?
– Đức hồng y Pietro Parolin: Điều xảy ra ở Pháp cho thấy, theo cách rõ ràng hơn bao giờ hết, rằng không ai có thể tự chomình sẽ không bị khủng bố. Vatican có thể là một mục tiêu vì tính quan trọng về mặt tôn giáo. Chúng ta có thể tăng cườngcác biện pháp an ninh tại Vatican và xung quanh. Nhưng chúng ta không để mình bị tê liệt vì sợ hãi. Vì thế, chương trìnhlàm việc của Đức Thánh Cha vẫn không thay đổi, và sẽ cứ tiến hành.
– Đức Thánh Cha Phanxicô, người thường nói đến một “cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần”, đã coi các cuộc tấn công hôm 13 tháng Mười Một vừa qua là một trong những phần ấy. Điều đó có nghĩa gì?
– Đức hồng y Pietro Parolin: “Từng phần” là có ý nói một cuộc chiến tranh không tuyên bố, bất đối xứng. Một cuộc chiếnbên ngoài chiến trường, trong đó nạn nhân là những người dân vô tội, là người trẻ, người lớn, người già. Chiến tranh thế giới thứ ba từng phần cũng có nghĩa là chúng ta không biết giai đoạn sắp tới ở đâu. Sau vụ Paris, Daech (Nhà nước Hồi giáo) đã cảnh báo rằng đó mới chỉ là bắt đầu. Khắp nơi đều có những biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố có liên quan đếnchủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
– Khi Hoa Kỳ bắt đầu tấn công Iraq hồi tháng Tám 2014, Đức Thánh Cha nói rằng “được phép ngăn chặn kẻ xâm lược bấtcông”. Liệu đây có phải vẫn là quan điểm của Toà Thánh về các cuộc tấn công đang diễn ra ở Syria, khi Daech đang muốntrả thù?
– Đức hồng y Pietro Parolin: Đúng thế, vì người ta không thể chấp nhận thứ bạo lực bừa bãi bởi bất cứ lý do gì. Đức Thánh Cha đã trích dẫn Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo như sau: “Việc bảo vệ công ích đòi phải đặt kẻ xâm phạm bất chính vào tình trạng không thể gây hại. Vì lý do này, những nhà chức trách hợp pháp có quyền sử dụng cả đến vũ khí để ngăn chận những kẻ xâm phạm đến cộng đồng dân sự được ủy thác cho mình”. Áp dụng điều này, một Nhà nước có quyền phòng vệ hợp pháp trong đất nước mình, vì phải bảo vệ các công dân của mình và đẩy lùi những kẻ khủng bố. Khi can thiệp ra bên ngoài, phải có tính hợp pháp thông qua các tổ chức mà cộng đồng quốc tế đã uỷ quyền. Vai trò của chúng tôi là nhắc lại những điều kiện này, chứ không phải xác định các phương thế ngăn chặn kẻ tấn công.
– Trong bối cảnh chiến tranh này, Năm Thánh Lòng thương xót sắp tới có ý nghĩa gì?
– Đức hồng y Pietro Parolin: Trong một thế giới bị bạo lực xâu xé, đây là lúc thích hợp để khởi động cuộc tấn công của lòng thương xót. Có thể hiểu rằng sau các cuộc tấn công khủng bố người ta chỉ muốn báo thù, nhưng phải thực sự chống lại những cảm xúc ấy. Đức Thánh Cha muốn rằng Năm Thánh giúp mọi người gặp gỡ, thông cảm và vượt qua hận thù. Sau các cuộc tấn công ở Paris, mục tiêu này lại được củng cố. Chúng ta nhận được lòng Chúa thương xót để biết xót thươngngười khác. Đối với người Hồi giáo, Lòng Thương Xót cũng là tên gọi đẹp nhất của Thiên Chúa, và họ cũng có thể tham gia Năm thánh này, như Đức Thánh Cha đã mong muốn.
(Thực hiện phỏng vấn: Sébastien Maillard, phóng viên của La Croix tại Roma)
(Minh Đức, WHĐ 20.11.2015)