Năm sau, Chủ tịch Xô viết chính thức đến thăm Vatican, công bố việc hợp pháp hóa Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina, vốn đã bị Stalin triệt hạ một cách tàn bạo hồi năm 1946.
Vẫn là Ukraina
Gần 30 năm sau, Ukraina vẫn sẽ là một phần của các cuộc thảo luận giữa Đức hồng y Parolin và phía đối thoại người Nga, trên bình diện tôn giáo (ngày thứ Ba tại Toà thượng phụ Chính thống giáo với Đức Thượng phụ Kirill), cũng như bình diện chính trị (thứ Tư tại Sochi với Tổng thống Vladimir Poutine). Hồi tháng Mười Hai 1999, ông Vladimir Poutine, khi ấy là thủ tướng, đã tiếp Đức hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Sodano, chỉ vài ngày trước khi thay thế ông Boris Eltsine làm Tổng thống Nga.
Nhưng rộng hơn, như Đức hồng y Parolin giải thích với tuần báo Famiglia Cristiana, ngài sẽ “thúc đẩy hoà bình trong bối cảnh đang có những căng thẳng quốc tế lớn” tại Bắc Hàn, Trung Đông cũng như tình hình của các Kitô hữu Đông phương, và cả những khó khăn trong quan hệ Nga-Mỹ.
Mới đây, Đại sứ Nga tại Tòa Thánh, Alexandre Avdeïev, đã nhấn mạnh đến “mối tương đồng lớn” giữa Nga và Vatican, đặc biệt về tình hình ở Ukraina và Syria, nơi mà -ông nhấn mạnh-, “rõ ràng mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố chỉ có thể bị loại bỏ một khi quân ISIS bị đánh bại hoàn toàn”.
Vẫn còn là “quá sớm” để nói đến việc Đức giáo hoàng đến thăm Nga
Theo Toà thánh Vatican, chuyến đi này cũng sẽ là cơ hội để Đức hồng y Parolin “bày tỏ sự gần gũi về mặt thiêng liêng của Đức giáo hoàng với cộng đồng Công giáo địa phương”.
Chính Đức hồng y Parolin đã xác nhận có thể hai bên sẽ đề cập đến việc Đức giáo hoàng có thể viếng thăm Nga, dẫu rằng cha Igor Kovalevsky, Tổng thư ký của các giám mục Công giáo Nga, giải thích với hãng tin Interfax -thân cận với Toà Thượng phụ Moskva- rằng một chuyến viếng thăm như thế vẫn còn là “quá sớm”. Cha Kovalevsky nhận định rằng: “Xã hội chúng ta vẫn chưa sẵn sàng đón tiếp Đức giáo hoàng”.