Bài phỏng vấn của đài Vatican với Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về chuyến viếng thăm tại New York sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Phỏng vấn của Vatican Radio và Vatican Insider trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đến trụ sở Liên hiệp quốc ở New York vào cuối tháng 9 này.
Vatican Radio – Paolo Mastrolilli – 11/9/15Ngài Tổng Thư ký, ngày 25 tháng 9, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Liên hiệp quốc và có bài nói chuyện với Hội đồng Chung. Tại sao chuyến viếng thăm này quan trọng và ngài kỳ vọng điều gì nhân dịp này?
Chúng tôi háo hức. Chúng tôi đang rất phấn khích chờ đón Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Liên hiệp quốc. Đây sẽ là lần thứ tư tôi gặp giáo hoàng, nhưng là lần đầu tiên ngài đến thăm Liên hiệp quốc, và trong lịch sử quan hệ Vatican-LHQ, tôi nghĩ rằng đây sẽ là lần đầu tiên Đức Giáo hoàng đến thăm Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp Hội đồng Chung. Ngài là một con người khiêm nhượng và nhân văn, và ngài là con người của tiếng nói đạo đức và lòng quả quyết. Đặc biệt trong một thời mà thế giới đang chịu nhiều xung đột: người tị nạn, di dân, xâm phạm nhân quyền, biến đổi khí hậu, thì chúng ta thực sự cần một tiếng nói đạo đức mạnh mẽ như Đức Giáo hoàng. Và dịp này, khi hơn 150 nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ khắp thế giới tụ họp ở đây, có cả Đức Giáo hoàng, thì bạn không thể nào mong chờ một cuộc hội họp các lãnh đạo thế giới nào lớn hơn, quan trọng hơn nữa. Tôi biết ơn vì tinh thần lãnh đạo đầy lòng nhân của ngài vì hòa bình và nhân loại.
Ở Địa Trung hải, cuộc khủng hoảng di dân vẫn đang tiếp diễn. Mới đây ngài có mở lời với một vài lãnh đạo Âu châu về chuyện này. Ngài có nghĩ là châu Âu cần phải làm hơn nữa trong việc đón nhận người tị nạn?
Tôi nhận định về tinh thần lãnh đạo và tình đoàn kết toàn cầu mà các lãnh đạo Âu châu đang thể hiện, nhưng trước mức độ của cuộc khủng hoảng này, tôi tự nhiên kỳ vọng các lãnh đạo Âu châu hãy nên làm hơn thế nữa. Những người tị nạn đang trốn chạy chiến tranh và bách hại, vậy nên họ cần được bảo vệ một cách thích đáng và nhanh chóng. Đây là một thách thức chưa từng có với thế giới, đặc biệt là châu Âu. Cũng cần phải lưu ý rằng lục địa Âu châu và người dân ở đây, chính họ cũng từng được hưởng lợi từ dạng di dân đi tìm kiếm tự do và cơ hội sống tốt hơn này. Bây giờ đây, khi các nước châu Âu hình thành một nhóm các nền kinh tế lớn nhất và giàu nhất trên thế giới, chúng tôi hi vọng họ sẽ thể hiện tình đoàn kết toàn cầu và tinh thần lãnh đạo biết cảm thương, để rồi chăm lo cho các tình trạng nhân đạo này nữa.
Nhiều người tị nạn đến từ Syria. Theo Matxcơva, bây giờ các cố vấn quân sự của Nga đang hoạt động trên chiến trường. Ông có thấy mối nguy leo thang chiến sự hay không?
Không có giải pháp quân sự nào. Chiến trường Syria đã diễn ra suốt 4 năm rưỡi qua, và hơn 250.000 người bị giết, 4.000.000 người tị nạn, và 12.000.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp do cuộc khủng hoảng này. Tôi đã thúc giục họ giải quyết vấn đề này bằng đối thoại chính trị. Có một thỏa thuận tốt, là thỏa ước Geneva, được áp dụng từ tháng 6, 2012. Đây là lý do vì sao tôi đã làm việc với Đặc phái viên của tôi, Staffan de Mistura, để thiết lập 4 nhóm làm việc: trong lĩnh vực quân sự và bảo an/ về các vấn đề bảo vệ và an toàn/ hòa giải, phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng/ và các vấn đề chính trị và hiến pháp. Đây là một nỗ lực để mở rộng không gian chính trị, để chúng ta có thể giải quyết tất cả chuyện này bằng các biện pháp chính trị. Tôi thúc giục các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an hãy hợp nhất và thể hiện sự đồng lòng vì mục tiêu chung trong thời điểm cấp bách này.’
Các Kitô hữu thường xuyên là nạn nhân của bạo lực ở Trung Đông và một số vùng khác. Liệu Liên hiệp quốc có thể giúp ngăn chặn sự bách hại này không?
Không được có kỳ thị với bất kỳ ai, dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn tôn giáo hay sắc tộc nào, và hoàn toàn không thể chấp nhận việc bách hại, kỳ thị con người dựa trên việc bạn yêu ai, bạn tin tưởng sự gì. Do đó, đặc biệt đối với di dân và người tị nạn, họ phải được đối xử một cách nhân văn, có trách nhiệm, theo công ước tị nạn quốc tế, các luật nhân đạo quốc tế, và các luật nhân quyền quốc tế. Do đó, tôi đang một lần nữa, thúc giục các lãnh đạo Âu châu, là họ phải mở các đường biên giới và cung cấp cứu trợ nhân đạo cần thiết và cứu mạng sống con người. Chúng ta phải có lòng cảm thương với những người này.
Ngài nghĩ gì về thỏa thuận hạt nhân với Iran?
Tôi nồng nhiệt chào đón thỏa thuận hạt nhân đạt được, giữa nhóm P5+1 và Iran. Tôi biết là có những lo lắng và chỉ trích về việc này, nhưng theo những gì tôi biết trên tư cách Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, và dựa trên kinh nghiệm riêng của tôi khi làm một người thương thuyết về các vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn, thì tôi tin tưởng rằng đây sẽ là một thỏa thuận còn tốt hơn, chặt chẽ, và có cơ cấu hơn nhiều, sẽ giúp ngăn Iran không sỡ hữu vũ khí hạt nhân trong một tương lai rất dài. Do đó, tôi thực sự hi vọng thỏa thuận này sẽ được mọi bên liên quan thông qua. Liên hiệp quốc sẽ sẵn sàng đứng lên, và sẽ luôn đứng lên hỗ trợ thi hành tiến trình này bằng những việc giám sát và kiểm tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, và điều này sẽ giúp thiết lập hòa bình và an ninh ở Trung Đông và hơn thế nữa.
Tông thư Laudato Si của Đức Thánh Cha nói về việc chăm lo ngôi nhà chung của chúng ta. Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc sẽ được tổ chức tại Paris vào cuối năm nay, tuy nhiên hôm thứ hai, tổng thống Pháp Hollande đã cảnh báo rằng các thảo luận sẽ thất bại, đặc biệt nếu không giải quyết được vấn đề tài chính cho các quốc gia đang nổi lên. Vậy còn thiếu điều gì để đạt được thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu ở Paris?
Trước hết, tôi biết ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô, vì tông thư của ngài được phát hành hồi tháng 6. Khi tôi gặp ngài hồi tháng 4, ngài bảo tôi rằng ngài sẽ dấn thân mạnh mẽ cho hành động chung để xác định hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngài nói rằng thật không thể biện hộ được gì về mặt đạo đức, nếu như chúng ta không cắt giảm khí thải nhà kính. Đây là hành tinh duy nhất nhân loại sống, và các thế hệ kế tiếp phải được tiếp tục hưởng dùng cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Bây giờ, về tiến trình thương lượng này: Tôi đang lo lắng về nhịp độ đàm phán. Nó đang diễn tiến quá chậm. Đây là lý do vì sao mà tổng thống Pháp Hollande đã đưa ra tuyên bố trên. Còn đối với bận tâm về hỗ trợ tài chính. Tôi đang làm việc sít sao với tổng thống Hollande, với thủ tướng Angela Merkel của Đức, và tổng thống Peru, Humala. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với chủ tịch Ngân hàng Thế giới, và giám đốc điều hành IMF, cũng như tổng thư ký của UIS, để xem thử làm thế nào để đưa ra được một phác thảo làm việc đáng tin về chính trị nhằm huy động 100 tỷ mỹ kim cho đến năm 2020, và sau đó cung cấp 100 triệu mỹ kim hàng năm cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước phát triển nhỏ nhất, và các đảo quốc nhỏ đang phát triển. Các nước này, vốn không phải chịu trách nhiệm đối với hiện tượng khí hậu, lại không có khả năng để làm giảm hay thích ứng với tình trạng này. Tôi đang hi vọng rằng chúng tôi có thể huy động dòng tiền này, và cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, và hi vọng chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận chung tại Paris vào tháng 12.
Hội đồng Chung sắp tới sẽ áp dụng Nghị trình Phát triển Bền vững 2015. Đây sẽ là các chìa khóa then chốt để giải quyết các vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng kinh tế, và đưa nền kinh tế phục vụ con người, như lời Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói ở Bolivia mới đây?
Cuối tháng này, các lãnh đạo thế giới sẽ đến Liên hiệp quốc và sẽ đưa vào áp dụng Nghị trình Phát triển Bền vững, với 17 mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu này mang tính biến đổi, và là tầm nhìn xa của các lãnh đạo thế giới, để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, một thế giới mà không một ai bị gạt lại đằng sau, để cho tất cả mọi người trong thế giới có thể sống với phẩm giá, và cũng sống hòa hợp với tự nhiên, với hành tinh của chúng ta, Trái đất. Đây là Trái đất duy nhất chúng ta sống. Nghị trình Phát triển Bền vững bao gồm mọi khía cạnh cuộc sống chúng ta, với mục tiêu nhổ tận gốc nạn đói nghèo, từ ngoài vào trong. Như thế, Nghị trình này đặt con người vào trung tâm, và thân thiện với môi trường. Chúng ta phải học biết rằng chúng ta phải sống hòa hợp với Trái đất của mình, với tự nhiên của mình. Đây là lập trường chính của các mục tiêu phát triển bền vững. Tôi kỳ vọng rằng tất cả các nước thành viên của Liên hiệp quốc sẽ phản ánh được 17 mục tiêu này vào các chính sách cũng như pháp chế về môi trường và kinh tế xã hội của nước mình, sao cho đến năm 2030, chúng ta có thể sống trong một thế giới thịnh vượng với phúc lợi, công bằng, và công lý. Nghị trình này còn nói đến việc quản trị tốt, xã hội dân chủ, và xã hội hòa bình. Tôi thành tâm hi vọng rằng, dựa trên nền tảng các mục tiêu phát triển bền vững này, chúng ta sẽ tạo được một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, không ai bị bỏ lại đằng sau.’
Vatican Radio – Paolo Mastrolilli – 11/9/15Ngài Tổng Thư ký, ngày 25 tháng 9, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Liên hiệp quốc và có bài nói chuyện với Hội đồng Chung. Tại sao chuyến viếng thăm này quan trọng và ngài kỳ vọng điều gì nhân dịp này?
Chúng tôi háo hức. Chúng tôi đang rất phấn khích chờ đón Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Liên hiệp quốc. Đây sẽ là lần thứ tư tôi gặp giáo hoàng, nhưng là lần đầu tiên ngài đến thăm Liên hiệp quốc, và trong lịch sử quan hệ Vatican-LHQ, tôi nghĩ rằng đây sẽ là lần đầu tiên Đức Giáo hoàng đến thăm Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp Hội đồng Chung. Ngài là một con người khiêm nhượng và nhân văn, và ngài là con người của tiếng nói đạo đức và lòng quả quyết. Đặc biệt trong một thời mà thế giới đang chịu nhiều xung đột: người tị nạn, di dân, xâm phạm nhân quyền, biến đổi khí hậu, thì chúng ta thực sự cần một tiếng nói đạo đức mạnh mẽ như Đức Giáo hoàng. Và dịp này, khi hơn 150 nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ khắp thế giới tụ họp ở đây, có cả Đức Giáo hoàng, thì bạn không thể nào mong chờ một cuộc hội họp các lãnh đạo thế giới nào lớn hơn, quan trọng hơn nữa. Tôi biết ơn vì tinh thần lãnh đạo đầy lòng nhân của ngài vì hòa bình và nhân loại.
Ở Địa Trung hải, cuộc khủng hoảng di dân vẫn đang tiếp diễn. Mới đây ngài có mở lời với một vài lãnh đạo Âu châu về chuyện này. Ngài có nghĩ là châu Âu cần phải làm hơn nữa trong việc đón nhận người tị nạn?
Tôi nhận định về tinh thần lãnh đạo và tình đoàn kết toàn cầu mà các lãnh đạo Âu châu đang thể hiện, nhưng trước mức độ của cuộc khủng hoảng này, tôi tự nhiên kỳ vọng các lãnh đạo Âu châu hãy nên làm hơn thế nữa. Những người tị nạn đang trốn chạy chiến tranh và bách hại, vậy nên họ cần được bảo vệ một cách thích đáng và nhanh chóng. Đây là một thách thức chưa từng có với thế giới, đặc biệt là châu Âu. Cũng cần phải lưu ý rằng lục địa Âu châu và người dân ở đây, chính họ cũng từng được hưởng lợi từ dạng di dân đi tìm kiếm tự do và cơ hội sống tốt hơn này. Bây giờ đây, khi các nước châu Âu hình thành một nhóm các nền kinh tế lớn nhất và giàu nhất trên thế giới, chúng tôi hi vọng họ sẽ thể hiện tình đoàn kết toàn cầu và tinh thần lãnh đạo biết cảm thương, để rồi chăm lo cho các tình trạng nhân đạo này nữa.
Nhiều người tị nạn đến từ Syria. Theo Matxcơva, bây giờ các cố vấn quân sự của Nga đang hoạt động trên chiến trường. Ông có thấy mối nguy leo thang chiến sự hay không?
Không có giải pháp quân sự nào. Chiến trường Syria đã diễn ra suốt 4 năm rưỡi qua, và hơn 250.000 người bị giết, 4.000.000 người tị nạn, và 12.000.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp do cuộc khủng hoảng này. Tôi đã thúc giục họ giải quyết vấn đề này bằng đối thoại chính trị. Có một thỏa thuận tốt, là thỏa ước Geneva, được áp dụng từ tháng 6, 2012. Đây là lý do vì sao tôi đã làm việc với Đặc phái viên của tôi, Staffan de Mistura, để thiết lập 4 nhóm làm việc: trong lĩnh vực quân sự và bảo an/ về các vấn đề bảo vệ và an toàn/ hòa giải, phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng/ và các vấn đề chính trị và hiến pháp. Đây là một nỗ lực để mở rộng không gian chính trị, để chúng ta có thể giải quyết tất cả chuyện này bằng các biện pháp chính trị. Tôi thúc giục các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an hãy hợp nhất và thể hiện sự đồng lòng vì mục tiêu chung trong thời điểm cấp bách này.’
Các Kitô hữu thường xuyên là nạn nhân của bạo lực ở Trung Đông và một số vùng khác. Liệu Liên hiệp quốc có thể giúp ngăn chặn sự bách hại này không?
Không được có kỳ thị với bất kỳ ai, dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn tôn giáo hay sắc tộc nào, và hoàn toàn không thể chấp nhận việc bách hại, kỳ thị con người dựa trên việc bạn yêu ai, bạn tin tưởng sự gì. Do đó, đặc biệt đối với di dân và người tị nạn, họ phải được đối xử một cách nhân văn, có trách nhiệm, theo công ước tị nạn quốc tế, các luật nhân đạo quốc tế, và các luật nhân quyền quốc tế. Do đó, tôi đang một lần nữa, thúc giục các lãnh đạo Âu châu, là họ phải mở các đường biên giới và cung cấp cứu trợ nhân đạo cần thiết và cứu mạng sống con người. Chúng ta phải có lòng cảm thương với những người này.
Ngài nghĩ gì về thỏa thuận hạt nhân với Iran?
Tôi nồng nhiệt chào đón thỏa thuận hạt nhân đạt được, giữa nhóm P5+1 và Iran. Tôi biết là có những lo lắng và chỉ trích về việc này, nhưng theo những gì tôi biết trên tư cách Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, và dựa trên kinh nghiệm riêng của tôi khi làm một người thương thuyết về các vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn, thì tôi tin tưởng rằng đây sẽ là một thỏa thuận còn tốt hơn, chặt chẽ, và có cơ cấu hơn nhiều, sẽ giúp ngăn Iran không sỡ hữu vũ khí hạt nhân trong một tương lai rất dài. Do đó, tôi thực sự hi vọng thỏa thuận này sẽ được mọi bên liên quan thông qua. Liên hiệp quốc sẽ sẵn sàng đứng lên, và sẽ luôn đứng lên hỗ trợ thi hành tiến trình này bằng những việc giám sát và kiểm tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, và điều này sẽ giúp thiết lập hòa bình và an ninh ở Trung Đông và hơn thế nữa.
Tông thư Laudato Si của Đức Thánh Cha nói về việc chăm lo ngôi nhà chung của chúng ta. Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc sẽ được tổ chức tại Paris vào cuối năm nay, tuy nhiên hôm thứ hai, tổng thống Pháp Hollande đã cảnh báo rằng các thảo luận sẽ thất bại, đặc biệt nếu không giải quyết được vấn đề tài chính cho các quốc gia đang nổi lên. Vậy còn thiếu điều gì để đạt được thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu ở Paris?
Trước hết, tôi biết ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô, vì tông thư của ngài được phát hành hồi tháng 6. Khi tôi gặp ngài hồi tháng 4, ngài bảo tôi rằng ngài sẽ dấn thân mạnh mẽ cho hành động chung để xác định hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngài nói rằng thật không thể biện hộ được gì về mặt đạo đức, nếu như chúng ta không cắt giảm khí thải nhà kính. Đây là hành tinh duy nhất nhân loại sống, và các thế hệ kế tiếp phải được tiếp tục hưởng dùng cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Bây giờ, về tiến trình thương lượng này: Tôi đang lo lắng về nhịp độ đàm phán. Nó đang diễn tiến quá chậm. Đây là lý do vì sao mà tổng thống Pháp Hollande đã đưa ra tuyên bố trên. Còn đối với bận tâm về hỗ trợ tài chính. Tôi đang làm việc sít sao với tổng thống Hollande, với thủ tướng Angela Merkel của Đức, và tổng thống Peru, Humala. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với chủ tịch Ngân hàng Thế giới, và giám đốc điều hành IMF, cũng như tổng thư ký của UIS, để xem thử làm thế nào để đưa ra được một phác thảo làm việc đáng tin về chính trị nhằm huy động 100 tỷ mỹ kim cho đến năm 2020, và sau đó cung cấp 100 triệu mỹ kim hàng năm cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước phát triển nhỏ nhất, và các đảo quốc nhỏ đang phát triển. Các nước này, vốn không phải chịu trách nhiệm đối với hiện tượng khí hậu, lại không có khả năng để làm giảm hay thích ứng với tình trạng này. Tôi đang hi vọng rằng chúng tôi có thể huy động dòng tiền này, và cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, và hi vọng chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận chung tại Paris vào tháng 12.
Hội đồng Chung sắp tới sẽ áp dụng Nghị trình Phát triển Bền vững 2015. Đây sẽ là các chìa khóa then chốt để giải quyết các vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng kinh tế, và đưa nền kinh tế phục vụ con người, như lời Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói ở Bolivia mới đây?
Cuối tháng này, các lãnh đạo thế giới sẽ đến Liên hiệp quốc và sẽ đưa vào áp dụng Nghị trình Phát triển Bền vững, với 17 mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu này mang tính biến đổi, và là tầm nhìn xa của các lãnh đạo thế giới, để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, một thế giới mà không một ai bị gạt lại đằng sau, để cho tất cả mọi người trong thế giới có thể sống với phẩm giá, và cũng sống hòa hợp với tự nhiên, với hành tinh của chúng ta, Trái đất. Đây là Trái đất duy nhất chúng ta sống. Nghị trình Phát triển Bền vững bao gồm mọi khía cạnh cuộc sống chúng ta, với mục tiêu nhổ tận gốc nạn đói nghèo, từ ngoài vào trong. Như thế, Nghị trình này đặt con người vào trung tâm, và thân thiện với môi trường. Chúng ta phải học biết rằng chúng ta phải sống hòa hợp với Trái đất của mình, với tự nhiên của mình. Đây là lập trường chính của các mục tiêu phát triển bền vững. Tôi kỳ vọng rằng tất cả các nước thành viên của Liên hiệp quốc sẽ phản ánh được 17 mục tiêu này vào các chính sách cũng như pháp chế về môi trường và kinh tế xã hội của nước mình, sao cho đến năm 2030, chúng ta có thể sống trong một thế giới thịnh vượng với phúc lợi, công bằng, và công lý. Nghị trình này còn nói đến việc quản trị tốt, xã hội dân chủ, và xã hội hòa bình. Tôi thành tâm hi vọng rằng, dựa trên nền tảng các mục tiêu phát triển bền vững này, chúng ta sẽ tạo được một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, không ai bị bỏ lại đằng sau.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch