Đức Giáo hoàng Benedicto XVI hiện diện, nhưng ẩn dật

Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. từ ngày 28.02.2013 vẫn luôn hiện diện giữa lòng Giáo Hội trong nội thành Vatican, nhưng không xuất hiện trong các lễ nghi phụng vụ nơi thánh đường và cả nơi trước công chúng. Lý do là vì ngài nghỉ hưu lui vào đời sống ẩn dật trong tu viện „ Mater ecclesiae“.

Một vị Giáo hoàng đi nghỉ hưu. Đó là điều lạ thường gây ra thắc mắc cho nhiều người trong và ngoài Giáo Hội.

1. Ngày 18.04.2005 mật nghị các Hồng Y, lúc đó có 115 vị Hồng Y vào hội họp trong phòng kín nhà nguyện Sixtin ở Vatican để bầu vị Giáo Hoàng mới thay thế đức cố giáo Hòang Gioan Phaolo II. đã băng hà trước đó hơn hai tuần. 

Và ngày hôm sau 19.04.2013, vị Giáo hoàng mới được bầu Benedicto XVI. xuất hiện nơi „ban-công“ đền thờ Thánh Phero ra mắt chào mừng giáo dân chúng đứng chờ đợi dưới sân đền thờ cùng toàn thế giới, sau lời công bố „Habemus Papam“. 

Vị Giáo hoàng mới được bầu lên Benedicto XVI. chính là Hồng Y Ratzinger, người Đức. Trong suốt triều đại gần 27 năm của Đức Giáo Hoàng qúa cố Gioan Phaolo II, ngài là vị Bộ Trưởng bộ Tín lý đức tin của Giáo Hội Công Giáo.

Một trang lịch sử mới của Giáo Hội Công Giáo được bắt đầu viết từ đây với vị Giáo Hoàng mới Benedicto XVI., ngài là Giáo Hoàng thứ 265. trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo.

2. Điều gì đã diễn ra trong phòng họp bầu phiếu tuyệt đối kín ở nhà nguyện Sixtin bên Vatican trong những ngày bầu cử đó. Không ai biết. Và cũng không có một mảy may một thông tin được công bố nói ra bên ngoài. Tất cả được giữ kín bảo mật kín, đốt hết đi, không có biên bản ghi chép lưu lại.

Sau này, ngày 25.04.2005, khi được hỏi về việc được bầu thành Giáo Hong, Đức Benedicto XVI. đã tâm sự: 

„ Tôi nhận ra , tên tôi càng có thêm nhiều phiếu trong những lần bỏ phiếu tiếp theo. Tôi cảm thấy bị choáng váng. Tôi tin rằng, tôi đã làm xong nhiệm vụ được trao phó trong đời tôi. Và tôi hy vọng được phép sống thanh thản bằng an đi nghỉ hưu. Tràn đầy lòng tin tưởng xác tín sâu xa, tôi đã thưa cùng Chúa: Lạy Chúa, xin Chúa đừng bắt con nữa. Chúa còn có những người trẻ, người tốt hơn con. Con tin rằng họ có đầy đủ năng lực đặc biệt lạ thường, có Charisma sức thu hút con người về cho Chúa. Xin hãy để những người này gánh vác công việc to lớn của Giáo Hội. 

Bỗng một mảnh giấy nhỏ của một vị Hồng Y trong phòng họp viết chuyển cho tôi, làm tôi rất cảm động. Vị Hồng Y đó viết nhắc tôi nhớ đến bài giảng tôi đã giảng trong thánh lể an táng đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II. . Trong bài giảng đó tôi đã lấy lời Chúa Giêsu nói với Thánh tông đồ Phero: Hãy theo Ta. , làm đề tài chính nói về ơn kêu gọi của Đức cố Giáo hoàng đáng kính của chúng ta.

Tôi đã trình bày, Đức cố giáo hoàng Karol Wojtyla luôn luôn giữ lời này của Chúa trong suốt đời sống của ngài. Và ngài luôn luôn nói: Phải, lạy Chúa, con theo Chúa, cả khi Chúa dẫn đưa con đi đến nơi con không muốn.

Vị Hồng Y anh em đó viết cho tôi: Nếu Chúa nói với cha rằng : „Hãy theo Ta“, cha hãy nhớ đến điều cha đã giảng hôm rồi trong thánh lễ an táng đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Xin đừng chối từ. Nhưng hãy vâng lời, như cha đã đã nói về vị Giáo hoàng vĩ đại qúa cố.

Những lời trên tấm giấy đó thấm nhập vào trái tim tôi. Thoải mái dễ chịu không là con đường của Chúa. Và chúng ta cũng không là người được tạo thành cho sự thoải mái dễ chịu, nhưng cho sự cao cả , cho sự tốt lành thánh đức. Vì thế, sau cùng tôi không còn gì khác hơn để nói lời „ Dạ, tôi xin vâng theo ý Chúa trong sự tin tưởng phó thác nơi Ngài. Và tin tưởng nơi anh em, thưa các Đức Hồng Y đã tín nhiệm bầu tôi. „ 

Đó là những tâm sự tràn đầy lòng đạo đức khiêm nhường của Đức Giáo Hoàng Benedickto XVI. về diễn tiến ngài được anh em Hồng Y dồn phiếu bầu làm Giáo Hoàng các đây 10 năm.

3. Chúng ta nhớ lại bài giảng trong đền thờ Thánh Phero ngày 18.04.2013 trước khi các đức Hồng Y vào mật nghị bầu vị Giáo hoàng mới. 

Trong bài giảng này, như xưa nay đều đồng loạt nói đế phần „ chủ nghĩa tương đối“ trong xã hội ngày hôm nay, mà đức Hồng Y Ratzinger nhận mạnh nơi bài giảng. Nhưng ngay nơi phần đều bài giảng đó, đức Hồng Y Ratzinger đã nói rất căn bản tha thiết đến thần học lòng thương xót của Chúa. Và có lẽ tư tưởng thần học trong bài giảng đó là mấu chốt lịch sử chọn bầu ngài làm giáo hoàng thứ 265. của Giáo Hội Công Giáo: 

„ Lòng thương xót của Chúa Giêsu Kito không phải là là ân đức rẻ rúng, cũng không được hiểu lầm lòng thươmg xót của Chúa như sự tầm thường của sự dữ xâu xa. Chúa Kito đã gánh mang nơi thân xác mình và trong tâm hồn mình toàn gánh nặng sự dữ có sức phá hủy. Ngài đã đốt cháy, đã biến đổi sự dữ trong sự khổ nạn đau đớn, trong lửa nồng cháy tình yêu mến của ngài. Ngày sự đền bù thưởng công và năm của lòng thương xót tỏ hiện trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa, trong sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kito.

Đó chính là sự đền bù của Chúa: chính ngài chịu đau khổ nơi Con của Ngài vì chúng ta. Chúng ta càng để cho lòng thương xót Chúa gây tác động trong tâm hồn mình, chúng ta càng liên kết với sự đau khổ của Ngài, và như thế chúng ta sẵn sàng bù đắp thêm vào „ những gì còn thiếu nơi sự đau khổ của Chúa Giêsu Kito“ Col 1,24.“.

4. Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. tính từ ngày được bầu chọn trở thành Giáo hoàng , Giám mục Roma hôm 19.04.2005 cho đến ngày từ chức thoái vị 28.02.2013, thời gian trị vì chịu trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh được 07 năm, 10 tháng và 09 ngày .

Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. hôm 11.02.2013 trước Hồng Y đoàn nhóm họp ở Vatican đã loan báo cho toàn thể Hội Thánh: 

„Sau khi nhiều lần xét mình kỹ lưỡng trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện. 

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn. Nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi. 

Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.

5. Từ ngày lui về nghỉ hưu vì lý do sức khoẻ, Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicto XVI. rất ít xuất hiện trước công chúng. Nhưng không vì thế mà ngài biến mất hẳn sân khấu đời sống Giáo Hội. Trái lại , ngài dành thời giờ cầu nguyện cho Giáo Hội. 

Như đức tổng giám mục Gaenswei, vị thư ký riêng của ngài, cho biết lịch trình sinh hoạt của ngài bắt đầu lúc 7.45 giờ với Thánh lễ Misa, sau đó bữa sáng, cầu nguyện, đọc sách báo, trả lời thư từ , tiếp khách đến thăm. Sau bữa ăn trưa đi ra ngoài vườn đi đạo ngắn, và buổi chiều ra hang đá Đức mẹ Lộ Đức trong vườn đọc kinh lần chuỗi. Tinh thần còn minh mẫn năng động, nhưng càng ngày càng khó khăn hơn trong việc đi đứng, nên phải chống gậy hay dùng xe bám vịn vào.

Ngài vẫn chơi đàn dương cầm những bản nhạc của nhạc sĩ Mozart và những bản thánh ca theo mùa phụng vụ. Buổi chiều sau giở Kinh tối khoảng 9.00 giờ ngài đi ngủ.

6. Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico đã hết lòng ca ngợi Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicto XVI. là người của Thiên Chúa, con người vĩ đại khôn ngoan. Vị Giáo hoàng nghỉ hưu hoàn toàn không chen mình vào việc điều hành nội bộ của Giáo Hội.

Hai hoặc ba tháng Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm ngài. Cũng vị thư ký tổng giám mục Gaenswei cho biết, mỗi khi đi tông du thăm viếng những nước ở hải ngoại, Đức Thánh Cha Phanxico, và vào những dịưp lễ mừng trọng thể thường đến thăm cùng tham khảo ý kiến Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicto XVI.

Hôm 16.06.2015 Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicto XVI.mửng sinh nhật thứ 88. Và ngày 19.04.2015 kỷ niệm 10 năm ngài được bầu trở thành Giáo hoàng thứ 265. của Giáo Hội Công Giáo.

Một vị Giáo Hoàng đã vâng nghe theo tiếng Chúa: Hãy theo ta, cống hiến cả đời mình cho Giáo Hội. Bây giờ từ hai năm nay luo vào nghỉ hưu, nhưng vẫn quan tâm tới đời sống Giáo Hội qua nếp sống ẩn dật khiêm nhường và cầu nguyện

Đấy là đời sống của người có lòng đạo đức thâm sâu, của bậc thánh nhân quân tử: Hiện diện, nhưng trong ẩn dật thinh lặng.
 

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long