Từ khi về ẩn dật cách đây ba năm, Đức Bênêđictô XVI rất ít khi phát biểu, nhưng trong buổi hội thảo về thần học vào tháng 10 năm 2015 tổ chức ở Rôma, trong đó linh mục Dòng Tên Pierre Servais đã đặt năm câu hỏi cho ngài về “việc minh chứng cho đức tin”. Khi đó Đức Bênêđictô XVI thố lộ, ngài thấy như “một ‘dấu hiệu của thời đại’ khi khái niệm lòng thương xót Chúa càng ngày càng ở trọng tâm và là điểm nổi trội”, chứ không còn tìm cách tránh cơn giận của Chúa để có được ơn cứu rỗi như trong quá khứ.
Ngài nêu lên hình ảnh của Đức Gioan-Phaolô II, người “thấm đậm” lòng thương xót Chúa mà dưới mắt Đức Bênêđictô XVI, đây là “điểm duy nhất đích thực và tối hậu của một phản ứng có hiệu quả khi đứng trước lực cực mạnh của sự dữ”. “Chính duy nhất lúc đó là lúc lòng thương xót thực hiện, khi đó mới chấm dứt được dự hung ác, mới chấm dứt sự dữ và bạo lực, giáo hoàng thần học nhấn mạnh”.
Một sự ủng hộ đến đúng lúc
“Giáo hoàng Phanxicô hoàn toàn đồng ý với đường hướng này”, vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đảm bảo, đường hướng mục vụ của Đức Phanxicô liên tục nói về lòng thương xót Chúa. Đức Bênêđictô XVI cũng không nói gì thêm về Đức Phanxicô, tin chắc rằng “những người ngày hôm nay biết họ cần đến lòng thương xót Chúa và sự tinh tế của Ngài”. “Trong sự khắc nghiệt của một thế giới ngày càng sống trong kỹ thuật, không còn xem trọng các cảm xúc thì sự mong chờ vào tình thương cứu rỗi một cách nhưng không ngày càng tăng, Đức Bênêđictô XVI thố lộ”.
Nhà vatican học danh tiếng người Ý Luigi Accattoli phát biểu với nhật báo Ý Corriere della Sera, các lời nói của Đức Bênêđictô XVI đã đến đúng lúc khi “các chỉ trích Đức Phanxicô gia tăng”. Và ký giả chính xác nói thêm: “Nhiều người công giáo cáo buộc Đức Phanxicô đã làm mất quân bằng việc rao giảng của Giáo hội khi quên sự công chính của Chúa, sự cần thiết phải ăn năn hối cải và nguy cơ của sự trầm luân đời đời”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Nguồn tin: Phanxico