Là người tín hữu Công Giáo Việt Nam, ai trong chúng ta cũng thật tự hào vì được làm con cháu các anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Các ngài đã can đảm hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho Chúa Kitô. Các ngài thật đáng nêu gương sáng chói về đức tin, lòng yêu mến và niềm cậy trông vào Thiên Chúa không chỉ cho con cháu mà còn cho toàn thể Giáo hội.
Làm sao không tự hào được, vì vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, cả thế giới đã biết đến giải mảnh đất hình chữ S nhỏ bé thân thương Việt Nam nhờ 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong lên bậc hiển thánh tại quảng trường Thánh Phêrô. Vậy các ngài là ai?
Làm sao không tự hào được, vì vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, cả thế giới đã biết đến giải mảnh đất hình chữ S nhỏ bé thân thương Việt Nam nhờ 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong lên bậc hiển thánh tại quảng trường Thánh Phêrô. Vậy các ngài là ai?
Theo sử sách, các ngài là những linh mục, giám mục, giáo dân, tu sĩ, quan lại, lính tráng…. Trong 117 vị tử đạo, có 11 vị gốc Tây Ban Nha, trong đó có 6 Giám mục và 5 Linh mục Dòng Đaminh; 10 vị gốc Pháp, 2 Giám mục, 8 Linh mục thuộc hội Thừa sai Paris; 96 người Việt Nam, gồm 37 Linh mục, 59 giáo dân trong đó có 14 Thầy giảng, một Chủng sinh và một phụ nữ là bà Anê Lê Thị Thành. Các ngài là những người đã “giặt áo mình trong Máu Con Chiên..”, đã lớn lên từ trong đau khổ lớn lao bởi những cuộc bách hại đao gay gắt dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Cảnh Thịnh gây nên trong thế kỷ XVIII VÀ XIX..
Thật vậy, vẫn còn đó những trang sử đẫm mấu ghi lại những cực hình ghê sợ, khủng khiếp, kinh hoàng mà các thánh Tử Đạo Việt Nam phải chịu như: thiêu sống, xử trảm, lăng trì, chết rũ tù, xử giảo, xử bá đao, voi giày… Vẫn còn đó những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự kiêu hùng của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam như câu chuyện của Bà Thánh Anê Lê Thị Thành, câu chuyện của Thánh Đaminh Xuyên, hay chuyện của Thánh Giuse Đặng Đình Viên và còn rất nhiều nhiều câu chuyện khác nữa về các Thánh. Vậy sức mạnh nào đã giúp các Ngài lướt thắng những cơn đại họa như thế?
Thưa, bí quyết thần diệu đó là Niềm tin sắt đá vào Lời Chúa đã được tiên đoán: “Người ta sẽ điệu các con ra trước pháp trường, các con sẽ bị đánh đập trong các hội đường, bị truy tố trước mặt vua quan vì danh Cha, như thế các con sẽ làm chứng nhân trước mặt các chức quyền và các dân ngoại” (Mt 10, 17-18).
Niềm trông cậy nơi Chúa Quan Phòng công minh và nhân hậu: “Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã biểu lộ tình thương đến độ hy sinh mạng sống vì ta, do đó không ai có thể yêu thương hơn người đã thí mạng sống mình vì Chúa và vì anh em” (Ga 15, 13).
Sự cảm mến sâu xa vừa nồng nàn dành cho Chúa Kitô, vị Tử Đạo tối cao và là phần thưởng bền bỉ muôn đời: “Các con hãy vui mừng, vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời rất lớn lao” ( Mt 5, 13).
Vậy chính nhờ niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa, vào Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo đã lướt thắng những cực hình dã man mà ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng ra được như thế.
Thật vậy, vẫn còn đó những trang sử đẫm mấu ghi lại những cực hình ghê sợ, khủng khiếp, kinh hoàng mà các thánh Tử Đạo Việt Nam phải chịu như: thiêu sống, xử trảm, lăng trì, chết rũ tù, xử giảo, xử bá đao, voi giày… Vẫn còn đó những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự kiêu hùng của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam như câu chuyện của Bà Thánh Anê Lê Thị Thành, câu chuyện của Thánh Đaminh Xuyên, hay chuyện của Thánh Giuse Đặng Đình Viên và còn rất nhiều nhiều câu chuyện khác nữa về các Thánh. Vậy sức mạnh nào đã giúp các Ngài lướt thắng những cơn đại họa như thế?
Thưa, bí quyết thần diệu đó là Niềm tin sắt đá vào Lời Chúa đã được tiên đoán: “Người ta sẽ điệu các con ra trước pháp trường, các con sẽ bị đánh đập trong các hội đường, bị truy tố trước mặt vua quan vì danh Cha, như thế các con sẽ làm chứng nhân trước mặt các chức quyền và các dân ngoại” (Mt 10, 17-18).
Niềm trông cậy nơi Chúa Quan Phòng công minh và nhân hậu: “Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã biểu lộ tình thương đến độ hy sinh mạng sống vì ta, do đó không ai có thể yêu thương hơn người đã thí mạng sống mình vì Chúa và vì anh em” (Ga 15, 13).
Sự cảm mến sâu xa vừa nồng nàn dành cho Chúa Kitô, vị Tử Đạo tối cao và là phần thưởng bền bỉ muôn đời: “Các con hãy vui mừng, vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời rất lớn lao” ( Mt 5, 13).
Vậy chính nhờ niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa, vào Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo đã lướt thắng những cực hình dã man mà ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng ra được như thế.
Như vậy, 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam là đại diện, là tinh hoa cho cả trăm ngàn người đã chết vì Đạo thời xưa, cũng như là mẫu gương sáng chói cho hàng triệu tín đồ Công Giáo Việt Nam hôm nay. Chính các ngài dã làm cho quê hương Việt Nam, Giáo hội Việt Nam thêm rạng ngời vẻ vang trước muôn dân.
Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta ước mong điều gì, nếu không phải là ước mong cho lời của giáo phụ Tertuliano “Máu của các Thánh Tử Đạo là hạt giống nảy sinh các tín hữu” mau thành hiện thực trên chính mảnh đất Việt Nam. Chúng ta ước mong cho mọi người con của dân tộc Việt Nam được nhận biết danh Giêsu Kitô là Chúa của mình và ước mong cho mỗi người trong chúng ta biến cuộc đời mình thành cuộc tử đạo liên lỉ vì tình yêu Chúa và các linh hồn.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam là con thảo của Cha trên trời, là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh. Xin cầu cho chúng con. A men.
Tác giả bài viết: Trinh Mai