Đổi Mới Cuộc Sống
Một hôm nhà vua đi dạo trên đường phố, thấy một người ăn xin ngồi bên vệ đường. Ngay lập tức, người ăn xin chìa tay van xin nhà vua bố thí, nhà vua dừng lại nhìn ông ta, nhưng không bố thí tiền. Ngay sau đó, nhà vua cho anh ta một cuộc hẹn và mời anh ta đến cung điện nhà vua. Ngày hẹn đã đến, khi bước vào cung điện, anh ta cảm thấy bối rối và xấu hổ vì bộ đồ rách nát. Thấy vậy, nhà vua động lòng thương xót, đưa cho ông ta bộ đồ mới để tham dự buổi tiệc của nhà vua.
Nhưng vài ngày sau, người ăn xin này bỏ đi bộ đồ đẹp lộng lẫy của nhà vua, mặc lại bộ đồ cũ và tiếp tục nghề ăn xin.
Tại sao người ăn xin bỏ đi bộ đồ mới? Bởi vì, ông ta biết rằng anh ta mặc đồ mới, thì ông ta phải có một cuộc sống mới. Có nghĩa là anh ta phải bỏ đi cái nghề ăn xin. Điều này ông ta chưa chuẩn bị để làm và thay đổi cuộc sống vốn đã có trước đây. Đồng thời, ông ta đã quen với cái nghề ăn xin.
Từ câu chuyện tưởng chừng như rất đơn giản này, nó đưa ra cho chúng ta tới khía cạnh của cuộc sống, đó là thói quen. Thói quen là phần quan trọng và gắn liền với cuộc sống con người, để bỏ một thói quen xấu là rất khó. Nó cần có một nỗ lực phấn đấu và kiên trì để thay đổi thì mới có thể biến đổi được thói quen xấu. Vì thói quen xấu cũng là một cái tội, nó có thể làm cho chúng ta gây ra những dịp tội và mất đi ơn thánh. Mọi người đều có thói quen xấu mà chúng ta khó có thể bỏ đi, vì nó đã hình thành do tập quán và lối sống xã hội cài đặt lên con người và nơi thẳm sâu của con người. Và chúng ta có thể gọi đó là những cơn cám dỗ ma quỷ. Chúng là những con quỷ đáng sợ nhất, vì chúng ta không nhìn thấy, vì nó hiện diện ẩn sâu bên trong con người. Vả lại, tính bản ngã của con người, cái tôi chật hẹp làm che đậy với dáng vẻ bên ngoài nhiều màu sắc để lấp cái xấu, sự ác bên trong.
Mùa chay là dịp cho ta khám phá ra chính mình cái tôi và thói xấu, chúng ta cần thay đổi. Tại sao chúng ta dễ bị ma quỷ cám dỗ, chạy theo những thói xấu, làm điều gian ác hơn là làm điều thiện. Nhiều lần Tin Mừng đã giải thích cho chúng ta rằng, vì chúng ta chưa thật lòng sám hối, nên cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại. Lòng đầy thì miệng mới nói ra. Mùa chay là phương thức tốt để giúp ta đụng chạm đến những gì bên trong của chúng ta hơn là cái hình thức bên ngoài. Với Chúa Giê-su, ăn chay là đi vào sa mạc để cầu nguyện và hãm mình. Ngài cũng bị ma quỷ cám dỗ. Ma quỷ luôn tìm cách để lôi kéo chúng ta vào thế giới ồn ào náo nhiệt hơn là giây phút thịnh lặng nội tâm. Đã trải qua nhiều Mùa chay, chúng ta có gắng quyết tâm sống với tâm tình cầu nguyện, ăn chay và bố thí, nhưng có bao nhiêu lần chúng ta làm được với ý nghĩa chay tịnh. Chúng ta ước mong được thay đổi cuộc sống, bỏ đi thói quen cũ. Thậm chí, nhiều lần chúng ta quyết tâm ăn năn, hối cải tội lỗi của mình, muốn làm lại cuộc đời, bỏ đi chuỗi ngày dài của đam mê dục vọng, muốn vươn lên, vượt thắng chính mình, nhưng đều bị thất bại. Thói xấu vẫn không” u như kĩ”.
Vậy, Mùa chay thánh này chúng ta hãy cùng nhau học cách thế của Chúa Giê-su, đó là:
– Dành thời giờ thinh lặng trong ngày để hồi tâm, như Chúa đi vào sa mạc để cầu nguyện.
– Khổ chế là cách thức giúp ta bỏ đi thói quen xấu sống xa hoa, phung phí và đua đòi, như Chúa Giê-su nhịn đói bốn mươi ngày trong sa mạc.
– Sám hối là món ăn chay tốt nhất cho tâm linh, để được đổi mới và canh tân, chính Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta: ” Thời kỳ đã mãn, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
– Bác ái là thước đo của lòng yêu thương và cảm thông với tha nhân, như lời Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta: ” Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương anh em”.
Lm. John Nguyễn