Hỏi: “Thưa cha: Một người tham dự thánh lễ tới khi đọc Kinh Lạy Cha mới vào nhà thờ, vậy họ có được lên rước lễ không?”
Trả lời:
Qua câu hỏi này, một vấn nạn khác đặt ra: Thời điểm nào trong Thánh lễ được xem là quá trễ, để một người vào nhà thờ lúc ấy không được rước lễ nữa?
Đã có nhiều linh mục quản xứ đưa ra những lý do và những quy định khác nhau về vấn nạn này, ở đây, tôi cũng miễn cưỡng để đưa ra một câu trả lời thẳng cho các câu hỏi của bạn, bởi vì, một cách nào đó, đây là vấn nạn không thể và cần phải thận trọng khi đưa ra câu trả lời chính xác.
1.Trước Công Đồng chung Vatican II, một số sách giáo khoa thần học luân lý đưa ra thời điểm trước phần dâng lễ vật làm ranh giới, trong việc quyết định liệu một người chu toàn luật buộc về tham dự thánh lễ Chúa Nhật hay không. Nhưng sau cuộc cải tổ phụng vụ, với sự nhấn mạnh vào sự thống nhất chung của Thánh lễ, các nhà thần học hiện đại né tránh sự chính xác như thế.
2.Thánh Lễ bắt đầu với ca nhập lễ, chủ tế bước vào nhà thờ và kết thúc với phần giải tán. Mỗi phần của Thánh Lễ liên hệ với nhau làm thành một thành động duy nhất của sự thánh lễ, mặc dù một số phần, chẳng hạn như phần truyền phép là quan trọng, nhưng phụng vụ lời Chúa cũng là thành phần chính của thánh lễ.
3.Xác định một thời điểm cụ thể được hay không được rước lễ cũng có thể xảy ra là trước đó hoặc sau đó người dự lễ hoặc “ở ngoài Thánh lễ” hoặc “an toàn trong Thánh lễ”, có thể là giải quyết sai lầm, vì chẳng khác nào ta cho rằng có một số phần của Thánh Lễ không quan trọng. Nó cũng có thể cung cấp cho một số giáo hữu ít nhiệt thành một thước đo cho việc đến tham dự Thánh lễ một cách chậm trễ…
Từ quan điểm này cũng có thể thấy một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là quan trọng nhất của phần PVLC, nên cảm thấy thoải mái khi vào nhà thờ cho kịp bài đọc 2, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ là “hợp lệ”.
4.Mặc dù tôi không muốn gây sự hiểu lầm bằng cách xác định một thời điểm ranh giới chính xác, nhưng chắc chắn một người nào đến sau khi Truyền phép (chưa nói là đến kinh Lạy Cha như thắc mắc của bạn) là đã không tham dự Thánh lễ ấy cách đầy đủ và trọn vẹn, cho nên không rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một Thánh lễ khác. Ở đây có thể hiểu thêm là có rất nhiều người vẫn có thói quen đi xưng tội “lo ra chia trí trong nhà thờ”, dù họ chỉ lo ra một thời khắc nào đó trong thánh lễ mà thôi, thì họ vẫn coi là có tội, là bất xứng rồi !
5.Đến đúng giờ không chỉ là một vấn đề về bổn phận, mà còn là tình yêu và sự tôn trọng đối với Chúa, đối với cộng đoàn phụng vụ vì bàn tiệc nhưng không Chúa dọn sẵn và sự chuẩn bị bàn tiệc được giao phó cho Hội Thánh, cách cụ thể là mọi thành phần dân Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta trong mỗi phần Thánh lễ.
6.Do đó người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao? Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như ách tắc giao thông do một tai nạn, họ đã hành động theo lương tâm tốt và không có nghĩa vụ phải tham dự một Thánh lễ khác sau đó (mặc dù họ nên tham dự Thánh lễ khác, do họ đã đến quá trễ, nếu có thể được). Tương tự như vậy đối với nhiều người lớn tuổi, thậm chí đối với nhiều người, việc đi được đến nhà thờ là một việc khó khăn thì ta không được làm nặng gánh lương tâm của họ bằng cách tính phút tính giây hoặc từng thời điểm của thánh lễ để quy định việc rước lễ.
7.Nếu người nào đến trễ do sơ suất đáng khiển trách, và đặc biệt là nếu họ làm như vậy thường xuyên, họ cần phải nghiêm túc suy nghĩ về thái độ của họ, sửa đổi cách sống của họ, và nếu cần thiết nên đến với Bí Tích Hòa Giải. Do đó, tùy vào cách họ đến trễ như thế nào, họ cần tôn trọng ngày của Chúa bằng cách tham dự một Thánh lễ khác, hoặc, nếu không thể được, ít nhất họ ở lại trong nhà thờ sau Thánh Lễ, và dành một ít thời gian để cầu nguyện và suy niệm về các bài đọc của ngày hôm đó.
8.Cũng cần lưu ý, người tín hữu cũng có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, do đó, Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc đến đúng giờ để rước lễ trong Thánh lễ ngày thường, vì tất cả các nghi thức cho việc Rước Lễ ngoài Thánh Lễ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa, và người ta phải tham dự toàn bộ nghi thức này.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi.
Lm.Gs Lê Ngọc Ngà
(web cantho.com)