Chăm sóc mục vụ cho người di cư, một cơ hội tuyệt vời cho Giáo hội Công giáo ở Thụy Sĩ

Đức cha Jean-Marie Lovey, Giám mục Sion, người chịu trách nhiệm về Chăm sóc Mục vụ cho Người di cư, trực thuộc Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ, nhận xét về báo cáo “Chăm sóc Mục vụ cho người di cư ở Thụy Sĩ”: “Nếu chúng ta có thể tăng cường sự sống chung giữa tín hữu địa phương và người nhập cư và làm cho việc chung sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, thì việc chăm sóc mục vụ của người di cư là cơ hội tuyệt vời cho Giáo hội Công giáo ở Thụy Sĩ”.


Kết quả hình ảnh cho seaThực tế, khoảng một phần ba số người Công giáo ở Thụy Sĩ có nguồn gốc di dân. Đây là một sự hiện diện đánh dấu đời sống Giáo hội theo nhiều cách; một cuộc sống đa ngôn ngữ và đa văn hóa. Khoảng 110 thừa sai, linh mục tuyên úy thi hành mục vụ cho các tín hữu. Mỗi năm có khoảng 21.000 lễ nghi được cử hành bằng hơn 20 ngôn ngữ.

Dữ liệu và thông tin trên được văn phòng “Chăm sóc mục vụ cho người di cư ở Thụy Sĩ” công bố vào ngày 25 tháng 3, sau khi Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ (CES) và Hội nghị Trung ương Công giáo Rôma (RKZ) thảo luận về đề tài người di cư. Đây chính là một phần dự án cho tương lai của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ và Hội nghị Trung ương Công giáo Rôma dành cho người di cư. Vấn đề được xem xét theo tình hình hiện tại trên các khía cạnh: Đa dạng của thực tế mục vụ: vấn đề hay cơ hội? Mô hình tương lai và những gì có thể phát triển cho sứ vụ này. Nâng cao nhận thức cho những người tích cực trong việc chăm sóc mục vụ truyền thống và mục vụ cho người di cư. Văn phòng Di cư tập trung vào các hoạt động mục vụ, tăng cường nguyên tắc bổ trợ ở lãnh vực tài chính và hành chính, phân phối vốn công bằng hơn.

Một phần được viết trong báo cáo: “Giáo hội Công giáo được đánh dấu từ sự đa dạng. Tất cả những người Công giáo được rửa tội là một phần của Giáo hội trên một nền tảng bình đẳng. Sự chăm sóc mục vụ của người di cư là một thành phần cơ bản của Giáo hội Công giáo … nó là một phần của Giáo hội Công giáo như là một thể chế đặc trưng bởi sự đa dạng và bởi nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Một cách tiếp cận sáng suốt trong việc chăm sóc mục vụ của người di cư mang lại khả năng nhận thức rõ hơn về sự chung sống giữa các tín hữu và củng cố sự sống chung này, cũng như thúc đẩy sự chung sống dựa trên tôn trọng và cởi mở”.

Kết quả phân tích sâu rộng về tình hình chăm sóc mục vụ của người di cư, với những điểm mạnh và điểm yếu của nó, chỉ ra rằng: “Cần phải thay đổi, một phần trong tiến trình. Chuyển từ cái nhìn tập trung vào các vấn đề sang cách tiếp cận nhằm vào các cơ hội. Điều này không chỉ cho phép tính đến sự đa dạng ngôn ngữ, mà còn sự đa dạng của thực tế cuộc sống, văn hóa và truyền thống của người Công giáo và cộng đồng của họ. Đồng thời, mang lại lợi ích cho việc củng cố nhận thức về việc thuộc về cùng một Giáo hội trên toàn thế giới”

Ngọc Yến

(VaticanNews 27.03.2019)