John L. Allen, ký giả kỳ cựu của tờ Cruz trong bài “Synod Notebook: The dirty little secret about media coverage” nhận xét cay đắng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình thu hút một sự chú ý rất lớn của truyền thông thế tục, tuy nhiên, “trong hầu hết các trường hợp [các phương tiện truyền thông] chỉ loan tải những gì người ta nói về Thượng Hội Đồng Giám Mục, và đó là một chuyện hoàn toàn khác.”
Ông cho biết tiếp:
“Thực sự tường trình về một thượng hội đồng có nghĩa là phải vào bên trong hội trường trong suốt các cuộc thảo luận, phải có thể hình thành ấn tượng của chúng ta về những gì đang được nói đến, sau đó đo lường phản ứng, xem xét cả các cử chỉ diễn đạt, ngữ điệu và không khí, và phải có được một cảm giác tổng quát chính mình đắm chìm vào những chủ đề đang nổi lên.
Đó là cách người ta tường trình các phiên họp của Quốc hội, chẳng hạn, hay một hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc, hoặc bất kỳ cuộc họp quan trọng nào khác, nhưng đó là chắc chắn không phải là cách làm việc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục.”
Các thông tấn xã lớn như Reuters, AP.. rồi các tờ báo lớn như The Telegraph thay nhau chạy những hàng tít giật gân về những tuyên bố tự hào về cuộc sống tính dục thấp hèn của linh mục Krzystof Charamsa và tiên đoán những tuyên bố ấy sẽ tạo ra một đám mây đen u ám che mờ các nghị trình khác tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Tuy nhiên, trong thực tế, một ký giả tham dự các buổi họp báo hàng ngày tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho chúng tôi biết chẳng ký giả nào quan tâm nêu ra dù chỉ một câu hỏi duy nhất về trường hợp của ông này.
Truyền thông thế tục cũng dành không ít chú ý tới những hoạt động của nhóm The Global Network of Rainbow Catholics là nhóm phò đồng tính tổ chức một cuộc họp tại Rôma hôm thứ Bẩy 3 tháng 10 song song với cuộc họp của những người có khuynh hướng đồng tính nhưng chủ trương sống khiết tịnh được tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Tôma Aquinô, cũng gọi là Đại Học Angelicum.
Các nghị phụ đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi quốc gia trên hành tinh bao la này, thậm chí mỗi giáo phận trong cùng một quốc gia có những vấn đề khác nhau, những kinh nghiệm khác nhau, những cảm nhận khác nhau các dị biệt trong lúc thảo luận ở một nghị hội toàn cầu như thế này là việc bình thường. Nhưng các phương tiện truyền thông thế tục thay nhau tung hứng tự trích dẫn của nhau về những cái gọi là “rạn nứt sâu xa” trong Giáo Hội. Trong khi, chẳng thấy ai nói tới những “rạn nứt sâu xa” trong phán quyết 5 chọi 4 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính!
Hãy nghe Đức Cha Paul-André Durocher, Tổng Giám Mục Gatineau, Canada giải thích thêm về khía cạnh này.
Trong thời gian hai ngày đầu tiên của thượng hội đồng, có là một sự nhất trí rất lớn trong việc nhìn nhận rằng có một căng thẳng ngày càng tăng về khoảng cách văn hóa giữa hôn nhân và đời sống gia đình với những gì Giáo Hội đề nghị và dạy bảo xuất phát từ giáo huấn của Chúa Giêsu; và khoảng cách ngày càng tăng đó, tôi nghĩ, gợi lên những cách khác nhau để phản ứng lại và một phản ứng là nhấn mạnh đến giáo huấn [Kitô Giáo] vì sợ rằng khi nền văn hóa tách biệt dần khỏi quan điểm của chúng ta, niềm tin của chúng ta bị tan loãng; và có những lo ngại rằng chúng ta mất liên lạc với nền văn hóa đó và rồi chúng ta đóng kín trong chính mình và trở thành một loại ghetto hoặc một thứ gia sản không còn có một tác động nào đối với văn hóa. Và tất cả các giám mục, tôi nghĩ, đồng ý rằng giáo huấn của Giáo Hội đến từ Chúa Giêsu là ân sủng cho thế giới. Nó không phải chỉ dành cho một một thiểu số ưu tuyển. Chúng tôi thực sự tin rằng giáo huấn về hôn nhân tin mừng cho thế giới vì vậy làm thế nào để một bên là giữ cho giáo huấn này không bị pha loãng và đồng thời một bên là bước vào cuộc đối thoại với thế giới theo cách thức chúng ta có thể nói với thế giới và kích thích trí tưởng tượng và sự quan tâm của họ. Và vì vậy một số giám mục sẽ nhấn mạnh đến giáo huấn và những vị khác sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc đối thoại. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao điều quan trọng là [chúng ta phải hiểu rằng] đây là một bài tập có tính đồng đoàn theo nghĩa chúng ta làm điều này với nhau vì chúng ta cần phải giữ cho được cả hai khía cạnh đó.
(Đặng Tự Do, VCN 10.10.2015)