Nagasaki – Một bảo tàng trưng bày các đồ vật liên quan đến cuộc bách hại Kitô hữu Nhật bản trong các thế kỳ 17-19 mới được mở cửa tại một nhà thờ Công giáo ở Nagasaki – nơi đang được tổ chức Unesco xem xét xếp vào loại Di sản Văn hóa thế giới.
Bảo tàng bắt đầu hoạt động từ ngày 01/04 vừa qua tại nhà thờ Oura, trưng bày các đồ vật như tượng Đức Maria Kannon – một tượng được thờ kính bởi các Kitô hữu, những người đã che dấu đức tin của họ nơi Đức Trinh nữ Maria. Bức tượng nàu có hình dạng giống tượng Phật, một vị thần thương xót và cảm thông.
Tổng giáo phận Nagasaki đã trùng tu chủng viện Latinh trước đây và một nơi cư trú trước đây của các Giám mục tại cơ sở của giáo xứ Oura – nơi được xem là di sản quốc gia – để làm viện bảo tàng.
Viện bảo tàng này làm nổi bật lịch sử tôn giáo của Nhật bản với các bảng giải thích các khoảng thời gian khác nhau, như thời gian đạo Công giáo bắt đầu được truyền giảng tại Nhật và một thời kỳ mà các Kitô hữu thực hành đức tin của họ trong bí mật giữa sự bách hại của chính quyền.
Vào ngày khai trương, một số du khách đã thăm bảo tàng này. Cô Natsumi Sato 29 tuổi chia sẻ: “Tôi đã nghĩ rằng Kitô giáo đã hoàn toàn bị biến mất ở Nhật bản. Tôi đã ngạc nhiên khi biết rằng người dân ở Nagasaki tiếp tục giữ vững đức tin.
Kitô giáo được thánh Phanxicô Xaviê truyền đến Nhật vào năm 1549 nhưng hầu như trong suốt thời Mạc phủ Edo (1603-1868) do Mạc chúaTokugawa lãnh đạo, Kitô giáo đã bị cấm và các tín hữu bị bách hại dữ dội.
Sau khi Nhật bản chấm dứt sự tự cô lập mình vào năm 1854, các thừa sai Công giáo trở lại Nagasaki và hoàn tất việc xây nhà thờ Oura vào năm 1864. Năm sau đó, một nhóm tín hữu bí mật trong vùng đã viếng nhà thờ và nói với vị linh mục Pháp rằng họ đã thực hành đạo cách bí mật. Việc khám phá ra các Kitô hữu đó ở Nhật được nước ngoài xem như một phép lạ.
Chính quyền Minh trị đã dành quyền từ Mạc chúa Tokugawa, và vào năm 1873, sau khi các nước phương tây phản đối mạnh mẽ, chính quyền Meiji đã bãi bỏ lệnh cấm đạo. (The Japan Times 07/04/2018)
Hồng Thủy
(RadioVaticana 21.04.2018)