“Anh với tôi mộng canh trường,”

 

 

 

 

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 32 mùa Thường niên năm A  09-11-2014

 

                 “Anh với tôi mộng canh trường,”

                       “Giăng kề song cửa, hoa kề gối

                        “Anh truyện sầu, tôi truyện mến thương”.

                                    (Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

 

Ga 2: 13-22

 

Truyện sầu hay truyện mến thương của tôi và anh, đâu chỉ là chuyện của thi ca, và âm nhạc. Truyện như thế, vẫn trải dài ở nhiều nơi, cả ở ngoài đời lẫn trong Đạo.

 

Rất nhiều người ở đời thường, vẫn hay tỏ bày nỗi ngạc nhiên rất mực, khi khám phá ra rằng: ngay như nhà Đạo, vẫn có chuyện phân biệt giữa đền thánh với nguyện đường, ở địa phương. Điều mà nhiều người thường nghĩ, đó là: đền thánh Phêrô không phải là Nhà Thờ Chánh Toà của Giáo phận La Mã. Thậm chí, có khách hành hương còn đến đây, để tìm cho ra ngai triều của Đức Giáo Hoàng, tức Đức Giám Mục thành Rôma, nhưng không thấy.

 

Có người lại cứ tưởng chiếc ghế chạm trổ công phu của thánh Phêrô đặt sau bàn thờ trên cao, là ngai-triều chính-hiệu của ngài, nhưng vẫn lầm. Có người lại cứ nghĩ: chiếc ghế di-động mà Đức Giáo Hoàng thường ngồi, là ngai triều của ngài, cũng  không đúng.

 

Thánh đường Latêranô đích-thực là Vương Cung Thánh Đường, của La Mã. Ở nơi đó, có ngai-triều của Đức Giám Mục thành Rôma, rất đúng thực. Từ thế kỷ IV, Giáo hội dùng nơi này để cung-hiến thành chốn thánh dâng lên Chúa.

 

Nơi đây, mỗi năm Đức Giáo Hoàng vẫn thân-hành đến chủ-trì các nghi lễ phụng-tự, rất long trọng. Và chính tại thánh-đường này, ngài uy-nghi ngồi trên ngai-toà mình ngõ hầu ban huấn-từ, giãi-bày nhiều điều cho dân Chúa biết.

 

Trong cuộc sống Giáo hội, nhiều giáo hội địa phương cũng dùng việc kỷ-niệm cung-hiến thánh đường trong giáo-phận mình, coi như lễ trọng. Cung-hiến thánh-đường Latêranô, là lễ-hội toàn-cầu, nhằm nhắc ta nhớ mà hiệp-thông với Đức Giáo Hoàng, trên cương-vị ngài là Giám Mục thành La Mã.

 

Bằng vào cử-chỉ này, ta chứng-tỏ rằng: Giáo-hội mình là Giáo-hội của chung, rất Công giáo. Nhưng, điều đáng buồn, là: đôi khi ta cũng thấy nhiều người nghĩ rằng họ được phép chọn-lựa giữa Giám-mục địa-phận mình với cả Giám-mục thành La Mã nữa. Điều này, thật cũng có ý nghĩa, nhưng đó không phải là tính-cách chung, của Công giáo.

 

Nói cho cùng, dù ta có lòng mến mộ Đức Giáo Hoàng đặc-biệt thế nào đi nữa, thì tình-cảm riêng-tư của ta vẫn không dẫn đến kết-quả như một hiệp-thông với ngài. Bởi, ta chỉ có thể hiệp-thông với Đức Giáo Hoàng khi có được sự thông-hiệp ngang qua Giám-mục sở tại của mình, mà thôi.

 

Và, Đức Giám mục địa phận sở tại của ta cũng chủ sự cùng một Tiệc Thánh Thể như và với Đức Giám Mục thành La Mã là Đức Giáo Hoàng.

 

Trong cuộc sống thường-nhật, nhiều nguời cũng mắc phải sai lầm tựa như thế, cũng là điều dễ hiểu thôi. Nhiều năm qua, Hội-thánh ta vẫn tập-trung vào vai-trò của Đức Giáo Hoàng mạnh đến độ ta sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chỉ là Cán bộ Cấp Cao của Giáo triều Vaticăng.

 

Và Đức Giám Mục sở tại lại là Giám-đốc hay Thủ-trưởng, một chi-nhánh của giới cầm-quyền.

 

Nên, khi Đức Giáo Hoàng ra lệnh “hãy nhảy lên”, thì ta hỏi: “Dạ thưa, cao đến cỡ nào ạ?” Thành thử, vấn-đề này xem ra hơi giống thái-độ của những người “bảo hoàng hơn vua”, luôn có nguồn sử của Hội thánh, cũng tương tự như thế.

 

Chính vì thế, nên Công Đồng Vatican II đã làm sáng-tỏ vai-trò của Đức Giáo Hoàng trong việc quản cai, giáo-huấn và thực-thi hiến-pháp, trong Giáo hội. Công Đồng Vatican minh định rất thận trọng, là nhằm hồi-phục chức-năng đúng-đắn khi xưa, về cương-vị lãnh-đạo của Đức Giáo Hoàng.

 

Công Đồng đây cho thấy, việc cai quản, giáo huấn và thi hành giáo-luật luôn chứa-đựng một bối-cảnh, vẫn có từ khi trước. Công Đông vẫn dạy rằng: Đức Giáo Hoàng thực thi cương-vị lãnh-đạo như vị thủ-lĩnh tối cao trong số các Giám mục. Ngài là mục-tử mang tính toàn-cầu. Là, dấu chỉ của sự hiệp-nhất trong Hội thánh.

 

Và, là người có trọng-trách giáo-huấn, duy-trì và bảo-vệ niềm tin của toàn-thể Hội thánh, ngang qua phương cách mà ngài xác nhận với những người anh em Giám mục có cùng một trọng trách trong giáo hội địa phương của các ngài.

 

Chính từ đó, nguồn cội của cụm từ “vâng phục” lại có ý nghĩa của sự việc “lắng nghe một cách cẩn trọng”.

 

Vì thế nên, Tiệc thánh hôm nay là để ta cử-hành sự hiệp-nhất trong đa-dạng, khi ta tập-trung nhấn mạnh đến Mẹ thánh Giáo-hội đối với các giáo-hội Công giáo La Mã, ở địa phương.

 

Cầu mong sao, từ đó ta lĩnh-hội được điều tốt đẹp để có quyết-tâm với Đức Giám Mục sở tại nơi ta sống. Bởi, ngài cũng là đấng kế-vị của các thánh tông đồ. Và, ngài cũng đáp-ứng với lời kêu gọi của Đức đương kim Giáo Hoàng giúp ngài nghĩ ra các phương-cách khả dĩ thực-hiện công việc phục-vụ Hội thánh. Đó, là “dấu chỉ” lớn lao hơn cho sự hiệp-nhất Đạo của Chúa với thế-giới nhân-trần, trong lai thời.

 

Cũng cầu mong sao, để mỗi người chúng ta nhớ được rằng: tinh-thần mà Tin Mừng hôm nay muốn tỏ-bày, chính là sự việc Giáo-hội cũng được dựng-xây bằng gạch hồ thật đấy. Thế nhưng, Thân Mình Rất Hiển Vinh của Đức Kitô lại vẫn được đúc-kết bằng những người con biết sống-thực tình yêu thương cứu-độ Ngài ban cho thế-giới, rất hôm nay.                

      

            Trong tinh-thần cảm-nghiệm những điều như thế, ta lại sẽ ngâm nga câu hát của nhà thơ ở trên, vẫn hát rằng:

 

 

  “Anh với tôi mộng canh trường,

Giăng kề song cửa, hoa kề gối

Anh truyện sầu, tôi truyện mến thương.

 

Anh buồn từ thuở giăng lên núi

Ấy độ tôi về ước lại mong.”

 

(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

 

Nỗi buồn, thuở nào cũng vẫn là buồn một nỗi thời muôn thuở. Miễn anh và tôi, ta cũng chớ buồn vì sự chênh-lệch quyền-bính ở nhà thờ và nhà Đạo, rất hôm nay. Bởi lẽ, quyền-bính với quyền-hành ngày hôm nay, dù ở nơi nào đi nữa, vẫn là vấn-đề muôn thuở của tôi và của anh, rất sáng ngời, đầy bực bõ.

 

Thế nên, giải quyết được tranh-chấp quyền-hành ở mọi chốn, cũng là giải quyết tận gốc mọi nỗi buồn của người con trong nhà Đạo, suốt mọi thời.

 

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch