Cách đây 50 năm trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công du Thổ Nhĩ Kỳ và viếng thăm các thành phố Istanbul, Ephêxô và Smirne.
Tại Istanbul Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Chúa Thánh Thần trong khu phố Pangalti, và gặp gỡ tổng thống Thổ ông Cemal Guersel. Ngài cũng viếng thăm nhà thờ chính thống San Giorgio và gặp gỡ Đức Thượng Phụ Armeni Snork Kalustian, cũng như Đức Thượng Phụ chính thống Costantinopoli Athenagoras I và Imam Hakham Bashi, thủ lãnh cộng đoàn Hồi giáo Istanbul. Đây là lần thứ hai Đức Phaolô VI gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras. Ngày 26 Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Thánh Gioan tại Smirne và gặp gỡ hàng lãnh đạo địa phương. Sau đó ngài gặp gỡ cộng đoàn chính thông Ephêxô, và sau cùng trở lại Smirne để lấy máy bay trở về Roma.
Thật ra, trước đó ba năm trong chuyến viếng thăm Thánh Địa, chiều ngày mùng 2 tháng giêng năm 1964 trên một ngọn đồi trước thành Giêrusalem ngay trong thời Công Đồng Cung Vaticăng II nhóm họp, mọi người đã chứng kiến vòng tay ôm hôn giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Đây là một biến cố đã được Đức Gioan XXIII nghĩ tới, ghi dấu lịch sử luôn mãi. Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã cùng nhau đàm đạo và đọc Kinh Lậy Cha bằng tiếng Latinh và Hy Lạp. Với cử chỉ đơn sơ là vòng tay ôm hôn ấy, hai Giáo Hội bẻ gẫy các thế kỷ xa cách và tái thừa nhận nhau là anh em. Thật thế, vì kể từ năm 1439 các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Đông Tây đã không gặp gỡ nhau. Vì thế, vòng tay ôm hôn, các cử chỉ, lời nói của hai vị đã có tầm quan trọng lịch sử to lớn, vì nó diễn tả ý chí của cả hai Giáo Hội muốn chấm dứt các thù nghịch, chống đối và thờ ơ đối với nhau trong quá khứ, và mở ra một muà mới của sự gặp gỡ và đối thoại.
Sau khi cảm tạ Thiên Chúa vì dịp may hạnh phúc tràn đầy hy vọng này Đức Thượng Phụ Athenagoras đã đau đớn nhớ lại sự kiện “từ bao thế kỷ thế giới kitô đã sống trong chia rẽ và đôi mắt đã mệt mỏi vì nhìn bóng tối”. Còn đối với Đức Phaolô VI “các con đường dẫn tới sự hiệp nhất còn dài và đầy khó khăn, nhưng các nẻo đường đồng quy hướng về suối nguồn của Tin Mừng” . Cả hai vị đã cầu mong cho mọi kitô hữu đều có thể “cùng uống một chén và cùng nhau bẻ bánh sự sống mà không có vấn đề uy tín, quyền tối thượng không do Chúa Kitô thiết lập, và chỉ với một mục đích là phục vụ Giáo Hội và phục vụ nhân loại”.
** Nhân dip kỷ niệm biến cố quan trọng này ngày 16 tháng 12 năm 2014 cuốn sách của bà Valeria Martano tựa đề “Vòng tay ôm Giêrusalem: cách đây 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolo VI và Đức Athenagoras” đã được giới thiệu tại Học viện văn hoá Italia tại Istanbul. Sách cũng đã được giới thiệu tại đài phát thánh Vaticăng, có sự hiện diện của ĐHY Paul Poupard, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh văn hoá và đối thoại liên tôn. Từ năm 1963 ĐHY cũng đã góp phần vào việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lịch sử này giữa hai vị lãnh đạo Giáo Hội.
Phát biểu trong dịp này ĐHY Poupard nói: “Tôi nhớ là đã xảy ra một biến cố hoàn toàn không được thấy trước trong thế giới, và nó đã thay đổi lịch sử thế giới! Sự kiện hai thế giới đã không biết nhau – nếu có thể nói được như vậy – đã gặp gỡ nhau: khi đó thế giới đã mở mắt, từ phiá này và từ phía kia. Đây đã là một điều duy nhất. Đây là một chuyến du hành trong lịch sử dài của các chuyến tông du do một vị Giáo Hoàng làm trong kiểu tự di chuyển. Chính ngài đã tự mời mình. Mọi người đã cho rằng sẽ không thể làm được, nhưng nó đã có thể”. Hai tiểu sử song song, tiểu sử của Đức Athenagoras và tiểu sử của Đức Roncalli trẻ trung thành công trong việc tạo thành một cuộc gặp gỡ có khả thể mở rộng các lá phổi của Giáo Hội.
Bà Valeria Martano tác giả cuốn sách “Vòng tay ôm hôn Giêrusalem” cho biết: “Cuộc gặp gỡ giữa Đức Athenagoras và Đức Phaolô VI đạt được với một lộ trình dài song song, chứng kiến khát vọng hiệp nhất nảy sinh từ một phần bên Đông Phương nơi Đức Athenagoras là một kitô hữu đông phương, người chứng kiến sự tan rã của việc sống chung Ottoman, và đau khổ vì sự chia rẽ trở thành thù nghịch, trở thành bạo lực, của chủ thuyết quốc gia quá khích, là người hiểu và trực giác được sự cần thiết hiệp nhất, tuy nhiên ngài cũng là một người sống kinh nghiệm về sự chung sống tân tiến: ngài đã sống 20 năm bên Hoa Kỳ, là một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo; đàng khác một cách song song chúng ta có một kitô hữu tây phương, một linh mục vùng Bergamo, sống 20 năm bên Đông Phương – hầu như trong cùng các năm trong đó Đức Athenagoras sống bên Tây Phương. Như Đức Gioan XXIII đã nói: “Tôi đã học yêu mến các thánh ca, các lễ nghi của họ, việc tôn kính các ảnh vẽ Icone, hiểu rằng các anh em này khác với chúng ta, đã có cùng con tim của chúng ta”. Có một thời điểm ban đầu mùa công đồng của hai gương mặt này, lãnh đạo của hai Giáo Hội, đã từng thở với hai lá phổi, như Đức Gioan Phaolô II sẽ nói: lá phổi đông phương và lá phổi tây phương của Giáo Hội. Các vị tìm nhau, nhưng sẽ không bao giờ gặp gỡ nhau, vì đối với tiểu sử của Đức Gioan XXIII là người đã rất già: vì thế hai vị không có thời giờ để gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, Đức Phaolô VI tiếp nhận chứng nhân trong vòng rất ít tháng từ khi được bầu làm Giáo Hoàng, và hoàn thành lịch sử vĩ đại này với cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem. Vì vậy với khả thể là không có sự phục tùng nào, và không có sư nhượng bộ nào, từ cả hai phiá, các kitô hữu có thể tìm trở lại nhau như anh em ở nơi đâu đức tin đã nảy sinh.
** Đây là cây cầu đã được bác cách đây 50 năm và nó cũng đã nâng đỡ chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Thánh Địa và gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, nhân kỷ niệm 50 năm vòng tay ôm huynh đệ nói trên.
Trong buổi phát biểu tại Học viện văn hoá Italia ở Istanbul giáo sư Andrea Riccardi, sáng lập viên cộng đoàn thánh Egidio, nhấn mạnh rằng cuốn sách của bà Valeria Martano xoay quanh đề tài vòng tay ôm. Không có thương thuyết, không có kết quả, nếu chúng ta muốn, mà chỉ có vòng tay ôm hôn giữa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem. Chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Phaolô VI đã có giá trị biểu tượng: một Giáo Hội tập trung nơi thành Giêrusalem, nơi các gốc rễ tin mừng và kinh thánh, nơi sức mạnh yếu ớt của các gốc rễ nghèo nàn của nó. Không phải việc trở lại Roma, như được đòi hỏi nơi các tín hữu công giáo, nhưng Gáo Hoàng Roma tự rời sang Giêrusalem: nhưng như vậy không thể không gặp gỡ Đức Thượng Phụ Costantinopoli. Gặp gỡ không phải chỉ để vượt thắng bao thế kỷ của tình trạng không thân hữu, mà nhất là để thắng vượt thái độ không biết đến người khác là đặc thái tâm thức của thời bấy giờ. Không thể hiện diện ở đấy mà không ôm hôn nhau.
Hồi tháng 6 năm 2014 khi tới thăm cộng đoàn thánh Egidio, ĐTC Phanxicô đã đề cập tới Cộng đoàn và người nghèo nhưng với giá trị đại đồng hơn. “Một căng thẳng từ từ hết căng thẳng để trở thành sự gặp gỡ, vòng tay ôm: người ta lẫn lộn người trợ giúp với người được giúp. Ai là nhân vật chính? Cả hai hay nói đúng hơn, đó là vòng tay ôm”. Điều đầu tiên vòng tay ôm ấy muốn nói đó là không còn có nhân vật chính nữa. Đức Thượng Phụ Athenagoras tiếp nhận nó với sự tinh tế như bài phỏng vấn ngài dành cho ông Olivier Clément trong cuốn sách tựa đề: “Đối thoại với Đức Thượng Phụ Athenagoras”, Trong đó Đức Thượng Phụ khẳng định: “Tất cả đều chuyển động, có một luồng gió tự do lớn thổi. Đức Giáo Hoàng không cô đơn nữa, ngài có thể có các bạn đồng hành trên đường”. Đây là điểm đáng nói: vòng tay ôm ấy đã làm mòn sự tán dương nỗi cô đơn của nền quân chủ giáo hoàng, bằng cách cho thấy rằng vẻ đẹp không phải là sự cao cả của Giáo Hoàng, mà là sự gặp gỡ giữa hai giáo chủ. Đó đã là một sự xoáy mòn chậm chạp, nhưng sâu đậm. Khi nói về mình Đức Phaolo VI bảo rằng sự cô đơn của ngài giống như sự cô đơn của Đức Mẹ trên mái nhà thờ chính toà Milano.
** Đức Athenagoras, nhà nghệ sĩ của tương quan nhân bản, tiếp nhận sự cao cả của vị Giáo Hoàng cải cách, và cũng tiếp nhận sự giòn mỏng của ngài. Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với Đức Phaolô VI: “Tôi là một cụ già, xin cho phép tôi có lời khuyên này: cần ngủ nhiều hơn, ăn nhiều hơn một chút, làm việc ít hơn một chút, đi dạo trong vườn và cười, mặc dù tất cả”. Đức Ông Macchi, thư ký của Đức Phaolô VI đã nói với tôi rằng Đức Thượng Phụ đã liên lạc thư từ với ngài, để không quấy rầy Đức Giáo Hoàng, để hỏi thăm tin tức sức khỏe của Đức Phaolô VI. Và trong bài phỏng vấn dành cho ông Clément Đức Thưọng Phụ nói với ông: “Nhất là Đức Giáo Hoàng cô đơn biết bao. Tất cả chúng ta đều cần có các người anh em. Vì thế nên tôi đã ước mong rằng ngài nhận tôi như một người anh em, một người anh em tội nghiệp, chắc chắn rồi, người rốt hết trong mọi người, nhưng là một người anh em”.
Tình huynh đệ này có các sắc thái cá nhân, nhưng có giá trị sâu đậm, đến độ Đức Thượng Phụ Athenagoras cho vẽ một hình trên gỗ của cuộc gặp gỡ, trong đó người ta trông thấy hai tông đồ Phêrô và Anrê ôm hôn nhau. Từ vòng tay ôm cho tới tình bạn, tình huynh đệ, cuộc gặp gỡ, cuộc đối thoại, việc cầu nguyện chung, sự hiệp thông, nền thần học… Có việc đào sâu các ý nghĩa nhân bản và thần học, đạp lên nền thần học kinh viện và tranh luận, một cách thân thiết đối với Đức Thượng Phụ Athenagoras, nghi ngờ nền thần học bị ý thức hệ hoá. Truớc khi sang Thánh Địa Đức Thượng Phụ vén mở ý nghĩa kitô học của vòng tay ôm như sau: “Cuộc gặp gỡ sẽ không là tiếp xúc đơn sơ giữa hai người có trách nhiệm. Nó có một mục đích lớn: đó là tìm lại Chúa Kitô , hiện diện giữa những người hiệp nhất không chia rẽ.”
Bà Valeria Martano vén mở cho biết trong phòng của phái đoàn Toà Thánh, nơi xảy ra cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, người ta đã chuẩn bị một ngai với bệ để chân và tàn che cho Đức Giáo Hoàng: nó diễn tả nền quân chủ giáo hoàng không thể ở trên cùng bậc với ai hết. Nhưng Đức Phaolô VI trong sứ điệp gửi thế giới khi vừa được bầu làm chủ chăn đã gọi các kitô hữu không công giáo là anh em, nhưng nói rằng Roma là nhà cha của họ. Trong một năm mọi sự đã thay đổi hẳn. Lễ nghi Roma bị đảo lộn bởi vòng tay ôm và tình bằng hữu giữa hai vị giáo chủ, khơi dậy một năng động. Tư tưởng và suy tư thần học sẽ theo sau. Ngôi nhà trở thành vòng tay ôm: việc trở lại Giêrsalem của cả hai vị.
** Đức Phaolô VI đã bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Athenagoras như ngài đã tiết lộ cho các Hồng Y biết, vừa khi trở về Roma: “Đức Thượng Phụ đã tới gặp tôi và đã muốn ôm hôn tôi, như người ta ôm hôn một người anh em. Ngài đã muốn siết tay tôi và dẫn tôi, tay trong tay, vào trong căn phòng, trong đó chúng tôi phải trao đổi với nhau vài lời, để nói: chúng ta phải, chúng ta phải hiểu nhau, chúng ta phải làm hoà, chúng ta phải cho thế giới thấy rằng chúng ta trở lại là anh em với nhau”. Đức Phaolô VI thú nhận rằng ngài đã có nhận thức rõ rằng tại Giêrusalem, trong vòng tay ôm hôn ấy đã xảy ra một cái gì mới mẻ và sâu đậm. Lịch sử nửa thế kỷ bắt đầu đã tới cho đến cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios. Trong luống cầy của cuộc đối thoại tình yêu là vòng tay ôm ấy đã bắt đầu cuộc đối thoại thần học – từ năm 1979 – với nguy cơ đã biết của việc tái rơi vào chỗ ý thức hệ hay lèo lái. Tuy nhiên, từ năm 1964 đã xảy ra một cái gì đó không thể quay trở lại đàng sau được nữa và không thể cưỡng lại được. Dân công giáo bắt đầu tiếp nhận trong chân trời của mình Đức Thượng Phụ đại kết, như một quy chiếu. Ở đây tôi xin phép trích lại một tư tưởng của Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với các thành viên phong trào Tổ Ấm về dân chúng: “Các thần học gia sẽ không làm được gì hết, họ bám chặt vào nhân vật của họ, các tư tưởng của họ, địa vị của họ. Niềm hy vọng là ở nơi dân chúng, trong các con chiên bé nhỏ… chúng sẽ là những người sẽ làm thành sự hiệp nhất”.
Đức Thượng Phụ Athenagoras là người đã rất có công trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem hồi năm 1964, vì ngài đã là người đam mê sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và làm cho nó lây lan sáng tất cả những ai đến thăm toà Thượng Phụ Fanar. Từ lâu trước triều đại của Đức Phaolô VI Đức Athenagoras đã tìm gặp gỡ các tín hữu công giáo và với Đức Giáo Hoàng. Qua các thư ngài gửi cho ĐTGM Francesco Lardone, Sứ Thần Toà Thánh tại Ankara, Đức Thương Phụ băn khoăn hỏi không biết nếu ngài viết thư cho Đức Gioan XXIII thư có được trả lời với chữ ký của ĐGH không, hay nếu ngài sang Roma và được ở Castel Gandolfo để Đức Gioan XXIII đến thăm.
** Còn Đức Gioan XXIII khi là Sứ Thần Toà Thánh bên Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927 cũng đã tò mò đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar và hôn tay Đức Thượng Phụ Basilio III. Khi ngài hôn tay, Đức Thượng Phụ bầy tỏ ước mong gặp Đức Giáo Hoàng trước khi nhắm mắt để bàn về sự hiệp nhất các Giáo Hội, đáp ứng một trong các nhu cầu lớn lao nhất của nhân loại. Nếu có dấu chỉ đồng ý, thì ngài sẽ hài lòng thắng vượt mọi khó khăn của tuổi già… Tình yêu là điểm đầu tiên”. Ngay năm 1927 Đức Roncalli đã nhận được cảnh báo từ Roma là “phải thận trọng trong việc tiếp xúc với các quyền bính lạc giáo”. Cả sau khi nhận được các lời phân ưu của Toà Thượng Phụ Fanar về cái chết của ĐGH Pio XI năm 1939, Đức Roncalli đã chính thức viếng thăm Đức Thượng Phụ Beniamino I. Cần biết ơn thừa nhận lời tiên tri mà Toà Thượng Phụ đại kết đại diện trong lịch sử Kitô giáo thuộc thế kỷ XX, khi đảm trách lời xin hiệp nhất dấy lên từ dân kitô, khích lệ các người tìm kiếm hiệp nhất trong mọi Giáo Hội. Từ sự hiệp nhất liên chính thống cho tới sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và sự hiệp nhất của toàn nhân loại qua cuộc đối thoại liên tôn cho tới ý thức về căn nhà chung, mà Đức Thượng Phụ Bartolomaios là người có công rất lớn.
Vòng tay ôm mà Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã khai mào cách đây 50 năm, như được trình bầy trong cuốn sách của bà Valeria Martano, đã là một vòng tay ôm trong thời chiến tranh lạnh. Nhưng hôm nay chúng ta đang sống trong thời đại kết với biết bao nhiêu cây cầu và các tiếp xúc thường xuyên. Nhưng một lần nữa sáng kiến lại đến từ Costantinopoli, khi Đức Thượng Phụ đại kết quyết định đến Roma để gặp gỡ tham dự lễ khai mào sứ vụ của Đức Phanxicô, tân Giám Mục Roma. Và như thế đúng 50 năm sau vòng tay ôm huynh đệ đã được lập lại năm 2014 tại Giêrusalem với buổi cầu nguyện trong vương cung thánh đường Thánh Mộ tiếp nối vòng tay ôm của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras.
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 24.09.2017)