Ngày 13.05.2016 nầy là kỷ niệm 99 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với ba em bé chăn chiên ở Fatima, Bồ Đào Nha. Nhân dịp nầy, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI quyết định hành hương linh địa Fatima để tôn sùng Đức Mẹ.
Cùng với Fatima, sự kiện BÍ MẬT FATIMA vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi nơi một số người, vì họ không tin nó đã được Giáo Hội công bố đầy đủ vào ngày 26.06.2000, do ĐGM Tarcisio Bertone,nay là ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, dưới sự chủ toạ của ĐHY Joseph Ratzinger, nay là Giáo Hoàng đương kim hiển trị Biển Đức XVI. Một sự trùng hợp càng gây thêm hiếu kỳ và thắc mắc. Những người hồ nghi đến cùng nầy, được gọi là ‘Fatimist’, cho rằng tài liệu về BÍ MẬT THỨ BA mà Giáo Hội công bố hoặc là đã bị cắt xén hoặc chỉ là tài liệu… giả! Vì thế, nhân dịp nầy, xin giới thiệu một số sự kiện và bài viết về FATIMA và BÍ MẬT THỨ BA.
Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta đồng ý với nhau, ấy là không có bất cứ gì có thể làm sai lạc hoặc vơi đi LÒNG KÍNH MẾN, TÔN SÙNG của chúng ta đối với Đức Maria và nhất là thực hiện những lời Mẹ nhắn nhủ xưa ở Fatima:
ĂN NĂN THỐNG HỐI – TÔN SÙNG TRÁI TIM VẸN SẠCH ĐỨC MẸ – LẦN CHUỖI MÂN CÔI
TRANH LUẬN VỀ FATIMA: MỘT SỐ NGƯỜI CHO RẰNG “BÍ MẬT THỨ BA” VẪN CÒN BÍ MẬT
Mười năm sau khi Vatican tiết lộ một trong những bí mật Giáo Hội giữ kín nhất – phần thứ ba thông điệp Fatima, một nhóm nỏ những kẻ hoài nghi và nhà phê bình vẫn yêu cầu lời giải thích chính thức. Hơn 100 người tụ họp nhau ở một khách sạn không xa Vatican vào đầu tháng 05 để dự một hội thảo kéo dài một tuần về các chủ đề như “Fatima và Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu”, “Sự Cần Thiết Hiện Nay đối với việc Hiến Dâng Nước Nga” [ Đức Piô XII đã truyền cầu nguyện cho nước Nga trở lại, sau mỗi thánh lễ]. Và “Có chăng đang thiếu văn bản Bí Mật Thứ Ba?”.
Với những người tham dự hội thảo, câu trả lời cho vấn đề cuối cùng nầy rất thiếu tính thuyết phục. Christopher A.Ferrara, một luật sư người Hoa Kỳ và nhà bình luận Công giáo tại hội nghị nầy, nói: ”Chứng cứ nầy chỉ rõ một kết luận duy nhất : rằng một cái gì đó đã bị thiếu”. Ferrara chỉ ra những gì ông mô tả như là một loạt những điều phi lý và những điều mâu thuẫn nhau trong lối giải thích của Vatican. Trong những người thật sự biết rõ các sự kiện Fatima, thì chỉ có một số rất nhỏ “trung thành kiên định với quan niệm rằng một thị kiến khó hiểu về một giám mục mặc áo trắng bên ngoài một thành phố bị đổ nát một nửa là tất cả những gì có trong bí mật thứ ba nầy”.
Đó là trọng tâm vấn đề của những người trong phong trào “Thách Thức Fatima”. Họ lập luận rằng bí mật Fatima thứ ba là một lời tiên tri gây đau buồn và thảm khốc đến nỗi nhiều vị giáo hoàng quyết định không cho các tín hữu biết về nó làm gì và văn bản công bố năm 2000 chứa đựng ít hơn là một lời bóng gío về những đấu tranh quá khứ của Giáo Hội với các ý thức hệ thế kỷ 20.
Họ cho rằng có đủ lý do để tin rằng bí mật thứ ba không chỉ là về việc Giáo Hội chiến đầu các rhế lực bên ngoài, mà về Satan đang hoạt động trong Giáo Hội – ở các cấp độ cao nhất. Một số người đã suy diễn rằng bí mật nầy nhìn thấy trước những thay đổi của Công Đồng Vatican II, đặc biệt về phụng vụ và đối thoại đại kết, như một phần của “cuộc đại bội giáo” mà các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ chối công nhận.
Gần đây nhất, nhiều người trong số những người “duy Fatima quyết liệt” – như có lần một giới chức Vatican đã mô tả về họ – đã gợi ý rằng cuộc khủng hoảng các linh mục lạm dụng tính dục trong Giáo Hội là một dấu hiệu rõ ràng của khủng hoảng đức tin và sự chểnh mảng công việc mục vụ được Đức Maria tiên báo tại Fatima.
Hội nghị nầy diễn ra ít ngày trước chuyến viếng Fatima của Đức Biển-Đức XVI và những nhà tổ chức đã vượt quá giới hạn để mời Đức Thánh Cha và các giới chức Vatican. Không có tín hiệu nào. Các trợ lý Vatican của Đức Thánh Cha xem những người “Fatima quá khích” nầy là một yều tố phụ ít được biết đến nhất. ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã cho biết một trình cáo lý do mà bí mật Fatima được công bố năm 2000 là vì dân chúng lan truyền “những luận điểm vô lý” về những sự kiện thảm khốc và dị giáo ở các cấp chóp bu của Giáo Hội. ĐHY Bertone, người đích thân can dự vào việc công bố bí mật thứ ba, cho biết Ngài lấy làm bối rối vì có một số người vẫn cứ cho rằng Vatican đang che dấu một điều gì đó. Năm 2006, một nhà báo Ý đã viết một cuốn sách có tựa đề “ Bí Mật Fatima thứ Tư” trình bày một giả thuyết về âm mưu của Vatican, gây ra một loạt quảng cáo rùm beng mới.
Năm 2007, ĐHY Bertone viết sách riêng của Ngài “Thị Nhân Fatima Cuối Cùng”, lập lại lời giải thích chính thức các thông điệp và các bí mật Fatima và như lời Ngài nói, dựa trên trao đổi lâu dài với Soeur Lucia dos Santos, người cuối cùng trong các thị nhân. Xuất hiện trên truyền hình, ĐHY quyết liệt phủ nhận các giả thuyết cho là Vatican dấu diếm.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đích thân can dự vào việc công bố bí mật thứ ba nầy. Với tư cách là giới chức hàng đầu về tín lý của Vatican, ĐHY Joseph Ratzinger đã giới thiệu bản văn về bí mật nầy với báo giới và đã viết bài bình giải dài về nó.
Các ký giả Vatican vẫn chưa quên cuộc họp báo ngày 26.06.2000 nầy. Người ta chuẩn bị tinh thần để nghe tiết lộ một văn bản mà từ nhiều thập kỷ qua được cho là sẽ gây ra quá nhiều rắc rối nếu cho biết, thì thay vào đó, ĐHY Ratzinger bắt đầu bằng việc làm xẹp xì mọi mong đợi khi loan báo rằng chẳng có gì là mang tính khải huyền hết. Ngài nói: ” Chẳng có điều bí ẩn lớn lao nào được tỏ lộ; cũng chẳng có tương lai nào được tiết lộ”. Ngài còn tiếp tục đưa ra một khung thần học cho các lần hiện ra và các thông điệp của Fatima, nhấn mạnh rằng trong truyền thống Giáo Hội, ‘lời tiên tri’ không giống như việc ‘coi trước bộ phim’, nhưng giống hơn việc chi những dấu chỉ có thể hữu ích cho các Kitô hữu.
ĐHY Ratzinger đã nói đó là cách để hiểu việc thị kiến trong bí mật thứ ba về một ‘giám mục mặc y phục trắng’ đang vất vả trèo lên một ngọn đồi giữa những thi thể của những vị tử vì đạo bị sát hại, và sau đó chết vì bị những binh lính bắn. Đức hồng y đã nói: Vị giám mục nầy có tượng trưng cho Đức Gioan Phaolô II hay không, Đấng đã bị bắn bị thương trầm trọng ngày 13.03.1981 hoặc chỉ là một ‘sự hội tụ” nhiều giáo hoàng thế kỷ 20 đã giúp Giáo Hội thoát những hiểm nguy, điều đó không muốn nói có ai đó phải bị giết.
Lời giải thích nầy vẫn gây bế tắc trong những “người Fatina quá khích” (Fatimist), vốn cho rằng nó chủ ý lấy mất kịch bản cánh chung của thị kiến nầy và ru ngủ các tín hữu vào một cảm giác an toàn giả tạo. Lời giài thích của Vatican – theo họ – gợi lên những vấn nạn đằng sau Giáo Hội, khi theo quan điểm của họ điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.
Cha Nicholas Gruner,một linh mục người Canada, người đã sáng lập tạp chí “Người Thập Tự Chinh Fatima” (The Fatima Crusader) từ lâu vẫn giữ ý kiến rằng nước Nga vẫn phải được dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria hợp với các chỉ thị của Đức Bà Fatima. Ngày 06.05, ngài nói tại Roma: “Chúng ta đã không có sự ăn năn trở lại của nước Nga bằng bất cứ tưởng tượng nào – về quân sự lẫn tinh thần. Đây là thủ đô có nhiều nạo phá thai nhất thế giới. Không hề thấy dấu hiệu ăn năn trở lại nào theo bất cứ nghiã nào.
Đó là một vấn đề nữa mà Vatican phát chán để giải quyết. Các giới chức Giáo Hội cho biết Đức Gioan-Phaolô II vào năm 1984 đã cầm đầu các giám mục trên thế giới trong việc dâng hiến nước Nga và thề giới. Cố nữ tu Lucia, một trong ba trè người Bồ-Đào-Nha đã nhìn thấy Đức Maria năm 1917 và là người đã nhận được các chỉ thị về việc dâng hiến nầy, đã nói rằng việc dâng hiến đã được thực hiện cách thích hợp.
Các thông điệp Fatima không phải là những tín điều và Giáo Hội không bắt ai phải tin hoặc áp đặt một lối giải thích nào. Điều nầy dường như bảo đảm rằng “những người Fatima quá khích” sẽ tiếp tục loan truyền các giả thuyết của họ cho những ai nghe họ.
(CNS 09.05.2010)
CÁC TÀI LIỆU & VĂN KIỆN VỀ FATIMA VÀ “BÍ MẬT THỨ BA”
1. NHỮNG MỐC THỜI GIAN CỦA VIỆC HIẾN DÂNG NƯỚC NGA CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
+ Ngày 24/10/1940, chị Lucia đã tự tay viết thư đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô XII về những gì Đức Mẹ xin vào hai lần hiện ra ngày 13/7/1917 và 13/6/1929, liên quan đến việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
+ Ngày 31/10/1942, Đức Thánh Cha Piô XII, vị Giáo Hoàng được thụ phong giám mục vào cùng ngày giờ Đức Mẹ bắt đầu hiện ra ở Fatima, 13/5/1917, nhân dịp mừng ngân khánh, kỷ niệm 25 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, đã hiến dâng toàn thể thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Thế nhưng, Nước Nga, tuy cũng được Đức Thánh Cha bao gồm trong cuộc hiến dâng thế giới lần đầu tiên trong lịch sử loài người này, vẫn chưa được đích danh hiến dâng theo đúng như ý Mẹ xin vào lần hiện ra 13/7/1917. Do đó, sự kiện bằng không đã thực sự xẩy ra cho thế giới vào lúc bấy giờ. (Để biết rõ những chi tiết lịch sử về sự kiện bằng không này, nếu cần, xin mời độc giả xem chương hai cuốn Trái Tim Mẹ Toàn Thắng của cùng tác giả).
+ Ngày 7/7/1952, tức gần 10 năm sau, Đức Thánh Cha Piô XII đã chính thức hiến dâng đích danh Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Trong cuộc hiến dâng lần này của Đức Thánh Cha Piô XII, tuy Nước Nga đã thực sự được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đúng như ý Mẹ xin ngày 13/7/1917, song lại chưa đúng cách thức mà Thiên Chúa muốn như Đức Mẹ đã nói với chị Lucia ngày 13/6/1929, là Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các đức giám mục trên thế giới. Do đó, sự kiện bằng không vẫn tiếp tục xẩy ra trên thế giới
+ Ngày 13/5/1982, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, vị Giáo Hoàng đã bị ám sát hụt một năm trước đó, 13/5/1981, đúng ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 64 năm về trước, đã đích thân đến tận linh địa Fatima để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu mạng Ngài và đã đáp lại lời yêu cầu của Mẹ ngày 13/7/1917 và ý Chúa ngày 13/6/1929, bằng việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Tuy nhiên, trong lần hiến dâng này của Đức Thánh Cha, các giám mục vẫn chưa hiệp dâng với Ngài, vì thư của Ngài kêu gọi các giám mục trên thế giới hiệp dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đã mất thời gian tính, không kịp đến tay các giám mục.
+ Ngày 25/3/1984, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gửi thư từ ngày 8/12/1983 cho các giám mục trên thế giới để kêu gọi hiệp dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ với Ngài vào ngày được ấn định này. Và Ngài đã thực sự hoàn tất việc hiến dâng Nước Nga tại chính giáo đô Rôma vào ngày kỷ niệm mở màn công việc cứu rỗi loài người của Thiên Chúa, đúng như ý Mẹ xin ngày 13/7/1917 và ý Chúa muốn ngày 13/6/1929.
+ Ngày 1/8/1989, chị Lucia, một nữ tu thuộc dòng kín Carmêlô, đã công bố cho thế giới biết rằng: cuộc hiến dâng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 25/3/1984 đã đúng với ý Chúa và Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài.
+ Ngày 19/8/1989, ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima 72 năm trước, (bù vào ngày 13 trong cũng tháng tám, vì 3 em đang bị chính quyền giam giữ không thể đến nơi Đức Mẹ vẫn hẹn hiện ra với các em vào mỗi ngày 13 trong 6 tháng liên tiếp), đúng như chị Lucia vừa tuyên bố với thế giới vào ngày đầu tháng, biến cố Đông Âu bắt đầu xẩy ra, khởi sự từ Ba Lan, quê hương của vị Giáo Hoàng đã hoàn tất việc hiến dâng định đoạt theo đúng như ý Đức Mẹ xin và cách Thiên Chúa muốn.
+ Ngày 25/12/1991, ngày kỷ niệm mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, Gorbachev, lãnh tụ Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết từ tháng 3/1985, đúng một năm sau cuộc hiến dâng lịch sử của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người chủ trương và khởi xướng hai chính sách cải tổ (Parestroika) và cởi mở (Glasnost), đã chính thức từ chức.
2. HIỆN RA LẦN THỨ 3: THỊ KIẾN VỀ HỎA NGỤC. (Được cho là lần hiện ra quan trọng nhất)
Trong ngày 13 tháng 7 năm 1917 nầy, có từ bốn tới năm ngàn người di chuyển tới Cova da Iria. Tất cả đều lẫn chuỗi; rồi đến lúc đã định, Lucia nhìn về phía Mặt Trời Mọc và nói “Đức Bà đang đến!”.
Ánh sáng ban ngày dịu đi, như lúc nhật thực; khí hậu đang rất nóng,cũng dịu lại; màu sắc của ánh sáng thay đổi, trở nên vàng óng. Một đám mây trắng nhạt rất ưa nhìn, hình thành quanh ba em nhỏ.
Mấy phút sau, cô bé Jacinta, thấy người chị họ của mình nhìn Đức Bà mà không dám nói gì với Người, liền bảo: ” Hãy nói với Ngài đi chứ! Chị biết là Ngài đã ở đó rồi mà!”. Lucia quyết định:
– Đức Bà muốn gì ở con ạ?
– Ta muốn các con đến nơi đây ngày 13 tháng tới; Ta muốn các con tiếp tục lẫn chuỗi hạt mọi ngày để tôn kính Đức Bà Mai Khôi, để có được Hòa bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh, bời vỉ chỉ có Đức Bà mời có thể cứu chữa các con”
– Con muốn cầu xin Người nói cho chúng con biết Người là AI và xin Người làm một phép lạ, để mọi người tin rằng Đức Bà đã hiện ra với chúng con.
– Hãy tiếp tục đến nơi nầy tất cả mọi tháng.Tháng 10, ta sẽ nói cho các con biết Ta là AI, ta muốn gì và Ta sẽ làm một phép lạ mà mọi người đều sẽ nhìn thấy được để mà tin. Hãy hy sinh cho các tội nhân và hãy thường xuyên thưa với Chúa Giêsu, nhất là khi các con làm một việc hy sinh:
Ôi Chúa Giêsu, chính vì yêu Chúa, để các tội nhân hoán cải, và đề đền bù những tội phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria.
Trong khi nói những lời nầy, Mẹ mở bàn tay. Ảnh phản chiếu của ánh sáng phát xuất từ đó dường như soi thấu đất. Các trẻ nhỏ nhìn thấy như một biển lửa, trong đó ma qủy và linh hồn những kẻ bị kết án bị ném vào. Những linh hồn nầy giống như các bó đuốc trong vắt, đen sì hoặc gần như thế, có hình thù con người. Họ bơi bơi trong đại dương khói nầy. Những tiếng kêu và những tiếng rên xiết đau đớn và tuyệt vọng làm khiếp đảm và thật đáng sợ! Ma qủy phân biết với linh hồn những kẻ bị kết án bằng những hình thù thú vật kinh dị và ghê tởm,nhưng xuyên suốt như những viên than đen bốc cháy.
Kinh hoàng và như để cầu cứu, các trẻ nhỏ ngước mắt nhìn Đức Bà và Người phán:
Các con đã nhìn thấy hỏa ngục, nơi linh hồn những tội nhân khốn nạn vào. Để cứu họ, Chúa đã thiết lập trên thế giới sự tôn sùng Trái Tim Vẹn sạch của Ta. Nếu người ta thực hiện những điều ta sắp nói với các con, thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu và người ta sẽ có hòa bình.
Chiến tranh sắp kết thúc, nhưng nếu người ta không ngừng xúc phạm đến Chúa, dưới triều đại Giáo Hòang Piô XI sẽ bắt đầu một cuộc chiến còn tồi tệ hơn nhiều. Khi các con nhìn thấy một đêm nọ có một ánh sáng vô danh chiếu tỏa, hãy biềt rằng đó là dấu hiệu lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết Chúa sắp xử phạt thế giới về những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém và những bách hại chống lại Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Để ngăn cản điều đó, ta sẽ xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vẹn sạch của Ta và việc rước lễ để đền bù tội lỗi mỗi ngày thứ bảy đầu tháng. Nếu người ta nghe lời Ta cầu xin, thì nước Nga sẽ trở lại và thiên hạ sẽ được hòa bình;nếu không,nó sẽ gieo rắc sai lạc của nó khắp thế giới, gây ra chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhưng kẻ lành sẽ tử vì đạo và Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vẹn Sạch của ta sẽ chiền thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến nước Nga ăn năn trở lại cho Ta và thề giời sẽ được hưởng thái bình một thời gian. Ở Bồ Đào Nha, tín điều đức tin sẽ mãi được duy trì,v…v…Điều ấy, con đừng nói lại với ai, ngọai trừ Phanxicô”.
Câu: ”Ở Bồ Đào Nha, tín điều đức tin sẽ mãi được duy trì..v..” chứa đựng BÍ MẬT THỨ BA. Thành ngữ phó từ “V..V…” đã được nữ tu Lucia có tình viết trong nhật ký của Ngài, vì chính Ngài cũng không thể vén bí mật thông điệp nầy, mà chỉ có Vatican có thể đã phải công khai vào năm 1960. Nhưng lúc ấy thì lời của Đức Bà phải được tuân giữ.
Đức Mẹ đã thêm: ”Khi các con lần chuỗi,hãy đọc thêm sau mỗi mầu nhiệm: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần hơn hết” (Điều mà giáo dân Việt Nam vẫn luôn thực hiện sau mỗi chục kinh. TLL).
Đó là những gì Đức Bà đã nói tại Cova De Iria vào ngày 13 tháng 7 1917 ấy. Sau một giây lát thinh lặng, Mẹ lên cao về hướng mặt trời mọc. Vào lúc ấy, người ta nghe như một tiếng sấm lớn, kèm theo một cơn gió mạnh. Lucia nói: ”Người đi rồi!…Người đi rồi!”. Và Người biến mất!
Trong cả tháng nầy, ba em nhỏ không ngừng nghĩ về hình ảnh hỏa ngục, nhất là cô bé Jacinta, mà tính tình còn vì thế mà thay đổi hòan tòan. Tất cả những đền tội,hãm mình hình như đối với em đều không đủ để giúp một ít linh hồn thóat khỏi hỏa ngục.
3. VĂN BẢN “BÍ MẬT FATIMA THỨ BA”
THÁNH BỘ TÍN LÝ ĐỨC TIN CÔNG BỐ BÍ MẬT THỨ BA SỨ ĐIỆP FATIMA
TRÌNH BÀY
Trong bước chuyển tiếp từ thiên niên kỷ thứ hai sang tiên niên kỷ thứ ba, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định công khai đọan văn phần thứ ba của “Bí Mật Fatima”
Sau những biến cố bi thảm và dã man của thế kỷ 20, một trong những thế kỷ quyết định của lịch sử nhân lọai, đạt tới đỉnh điểm với âm mưu đẩm máu đối với “Đức Kitô hiền hậu trên trái đất”, đã hé mở một bức màn trên thực tại đánh dấu lịch sử và làm sáng tỏ nó theo chiều sâu, theo một chiều kích tâm linh mà não trạng ngày nay,thường in dầu bởi chủ nghĩa duy lý, hay phản kháng lại.
Những cuộc hiện ra và những dấu lạ siêu nhiên xem xét lịch sử. Chúng đi thẳng vào điểm nhạy nhất của con người và đi kèm con đường trần gian đi, gây ngạc nhiên cho cả người tin và cả người không tin. Những biểu hiện nầy, không thể nguợc lại với nội dung đức tin, phải đồng quy về đối tượng trung tâm của lời Chúa Giêsu loan báo: tình yêu của Chúa Cha khơi dậy nơi con người sự hối cải và ban cho ân sủng để phó mình cho Ngài với hết lòng hiếu thảo.Đó cũng là sừ điệp Fatima, khi kêu gọi thiết tha mọi người ăn năn sám hối, quả thật đã đi sâu vào trung tâm Tin Mừng.
Không còn nghi ngờ gì nữa Fatima có tính tiên tri nhất trong các cuộc hiện ra trong thời hiện đại. Phần đầu và phần hai của “Bí Mật” được xuất bản trong thứ tự để có nguyên bản đầy đủ chứa đựng tiên vàn cái thị kiến đáng sợ của hỏa ngục,lòng tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria, thế chiến thứ hai, cũng như tiên báo những tàn phá ghê gớm mà nước Nga, khi rời bò đức tin Kitô giáo và bám vào chủ nghĩa cộng sản, mang đến cho nhân lọai.
Năm 1917, không một ai có thể tin tất cả những điều ấy; ba trẻ nhỏ chăn cừu ở Fatima thếy, nghe, giữ tất cả trong ký ức và Lucia, chứng nhân vẫn còn sống, kể từ khi Chị chị nhận lệnh từ Đức Giám Mục và với sự cho phép của Đức Bà Maria, đã ghi lại.
Về những gì liên quan sự mô tả hai phần đầu của “bí mật”, đã được phát hành và được biết đến, người ta đã chọn bản viết của Nữ Tu Lucia trong ký ức thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 1941; trong hồi ký thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 1941, Chị đã thêm một sồ chú thích. Phần thứ ba của “bí mật”được viết “ theo lệnh của Đức Giám Mục ở Leiria và của Đức Mẹ” ngày 3 tháng 1 năm 1944.
Chỉ có một bản chép tay được chụp in lại ở đây. Phong bì niêm ấn ban đầu được Đức Giám Mục ở Leirie giữ. Để bảo tòan cẩn thận hơn “bí mật”, phong bì được trao ngày 4 tháng 4 năm 1957 cho Văn Khố Tài Liệu Mật của Thánh Bộ. Đức Giám Mục ở Leiria đã báo cho Chị Lucia biết điều ấy.
Theo các ghi chép của Văn Khố, theo sự thỏa thuận với Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, ngày 17 tháng 8 năm 1959, Ủy Viên Thánh Bộ, Cha Pierre-Paul Philippe, o.p.mang đến cho Đức Thánh Cha Gioan XXIII phong thư chứa đựng phần thứ ba của “bí mật Fatima”. Đức Thánh Cha “sau một vài do dự”, đã nói: ”Đợi chút. Cha sẽ cầu nguyện. Cha sẽ cho các con biết ta quyết định gì”. Thực tế, ĐứcThánh Cha Gioan XXIII đã quyết định gửi trả về Thánh Bộ phong thư có niêm ấn và không tiết lộ phần thứ ba của “bí mật”.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đọc nội dung với người thay thế, Đức Giám Mục Angelo Dell’Acqua, ngày 27 tháng 3 năm 1965, rồi trả lại phong thư cho Văn Khố Tài Liệu Mật của Thánh Bộ, và quyết định không công bố bản văn.
Về phần Ngài, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu phong thư chứa đựng phần thứ ba của “Bí mật”sau khi bị ám sát ngày 13 tháng 5 năm 1981. Đức Hồng Y Franjo Seper đã trao cho Đức Giám Mục Eduardo Martinez Somalo, Vị thay thế Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 18 tháng 7 năm 1981, hai phong thư – một cái màu trắng, với nguyên bản của Chị Lucia bằng tiếng Bồ Đào Nha; còn phong thư kia màu cam, với bản dịch “bí mật” bằng tiếng Ý. Ngày 11 tháng 8 kế đó, Đức Cha Martinez đã trả lại cả hai phong thư cho Văn Khố của Văn Phòng Tòa Thánh.
Như mọi người biết, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nghĩ ngay tới việc hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria và chính Ngài sọan một kinh nguyện cho điều mà Ngài định nghĩa là “một hành vi dâng hiến”để cử hành trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, ngày 7 tháng 6 năm 1981, mừng trọng thể lễ Hiện Xuống, ngày được chọn để nhắc nhớ kỷ niệm 1.600 năm Công Đồng Constantinople đầu tiên và kỷ niệm 1550 năm Công Đồng Eâphêsô. Vì sức khỏe sút kém phải vắng mặt, người ta chuyển lời hiệu triệu của Ngài được ghi âm lại. Chúng tôi trình bày lại nguyên văn hành vi dâng hiến ấy cùa Đức Thánh Cha:
“Hỡi Mẹ của con người và của các dân tộc, Mẹ lả Đấng thấu hiểu tất cả những khổ đau và những hy vọng của họ, Mẹ là Đấng cảm nhận được như lòng một người mẹ tất cả những đấu tranh giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối đang lung lay thế giới, xin Mẹ hãy nhận lời kêu van mà, trong Thánh Linh, chúng con cầu khẩn trực tiếp đến Trái Tim Mẹ và xin hãy ôm ấp trong tình yêu thương của người mẹ và nữ tì của Chúa, những ai đang cần đến sự dịu dàng của Mẹ, cũng như những ai mà Mẹ chờ mong một cách đặc biệt họ phó dâng cho Mẹ. Xin Mẹ hãy gìn giữ che chở tất cả gia đình nhân lọai, mà trong tâm tình yêu mến dạt dào, chúng con dâng trong tay Mẹ. Ước gì mọi người được sống trong thời hòa bình, tự do, chân lý, công bình và hy vọng”.
Nhưng Đức Thánh Cha, để đáp lại một cách hòan hảo hơn những yêu cầu của Đức Bà, đã giải thích rõ ràng trong năm Thánh Cứu Độ hành vi hiến dâng ngày 7 tháng 6 năm 1981, lấy lại ở Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1982. Ngày 25 tháng 3 năm 1984, trên quảng trường thánh Phêrô, hợp nhất trong tinh thần với tất cả các giám mục đã được triệu tập, đang khi gợi lên tiếng FIAT do Đức Maria nói lên khi truyền tin, Đức Thánh Cha hiến dâng cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria lòai người và các dân tộc, với những lời nhấn mạnh nhắc nhở những lời của năm 1981:
“Vì thế, hỡi Mẹ con người và Mẹ các dân tộc, Mẹ là Đấng thấu hiểu mọi khổ đau và hy vọng của họ, là Đấng cảm nhận bằng tình mậu tử tất cả những cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối đang lung lay thế giới ngày nay, xin khấng nhận lời kêu van mà, do Thánh Linh Chúa tác động, chúng con trực tiếp thưa lên vối Trái Tim Mẹ và với tình yêu thương của một người mẹ và nữ tì của Chúa, Mẹ hãy ôm ấp vào lòng thế giới nhân lọai chúng con, mà chúng con dâng cho Mẹ và hiến dâng lên Mẹ lòng đầy lo âu khắc khoải cho số phận tai thế và vĩnh cữu của con người và của các dân tộc. Cùng con xin dâng cho Mẹ và hiến dâng lên Mẹ một cách đặc biệt con người và các quốc gia đang cần cách riêng sự dâng hiến nầy.
“Dưới bóng chở che của lòng Mẹ xót thương,chúng con nương náu, hỡi Mẹ Thiên Chúa!” “Xin đừng hất hủi lời cầu xin của chúng con,trong khi chúng con đang lâm cơn thử thách”.
Đọan Đức Thánh Cha tiềp tục những tham chiếu còn mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn, như để giải thích Sứ Điệp Fatima trong việc thực hiện đáng buồn của nó:
“Trước nhan Mẹ, hỡi Mẹ Chúa Kitô, trước Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ, hôm nay, cùng với tòan thể Giáo Hội, chúng con muốn liên kết với sự tận hiến mà Con Mẹ đã dâng cho Cha Người, vì yêu thương chúng con: Chính vì chúng – Người đã nói- mà con dâng hiến thân con, để chúng cũng được thánh hiến trong chân lý” (Ga 17,19). Chúng tôi muốn liên kết với Đấng Cứu Chuộc chúng tôi trong việc hiến thánh nầy cho thế giới và cho con người,sự thánh hiến mà trong Trái Tim Cục Thánh, có khả năng có được sự tha thứ và sự đền bù tội lỗi.
Sức mạnh của việc hiến thánh nầy kéo dài trong mọi thời đại, bao gồm mọi con người, mọi dân tộc và mọi quốc gia. Nó vượt qua mọi sự dữ mà thần bóng tối có thể khơi dậy trong tim con người và trong lịch sử của nó và đúng là nó là đang đánh thức sự dữ trong thời đại chúng ta.
Chúng tôi cảm thấy sâu xa biết mấy sự cần thiết phải thánh hiến cho nhân lọai và cho thế giới, cho thế giới của chúng ta ngày nay, trong sự hiệp nhất của chính Đức Kitô! Quả thật, thế giới phải tham dự vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, qua trung gian Giáo Hội.
Đó là điều hiển thị Năm Thánh Cứu Độ nầy, Năm Thánh hết sức đặc biệt của tòan Giáo Hội.
Trong năm Thánh nầy, Mẹ đáng chúc phúc trên mọi tạo vật, Mẹ, nữ tì của Chúa, Đấng đã vâng phục một cách trọn hảo nhất lời mời gọi của Chúa.
Mẹ đáng được chào kính, hỡi Mẹ là Đấng hiệp nhất trọn vẹn với sự hiến thánh cứu chuộc của Con Mẹ!
Hỡi Mẹ Hội Thánh! Xin Mẹ hãy dạy cho Dân Chúa biết những con đường đức tin, đức cậy và đức mến! Xin Mẹ hãy chiếu soi cách đặc biệt các dân tộc mà Mẹ chờ ở chúng con sự hiến thánh và dâng mình! Xin hãy giúp chúng con sống trong chân lý của sự hiến thánh của Đức Kitô cho tòan thể gia đình nhân lọai trong thế giới ngày nay.
Khi phó dâng cho Mẹ, lạy Mẹ, thế giới, tất cả con người và tất cả các dân tộc, thì chúng con cũng xin phó thác sự hiến thánh của thế giới và chúng con xin gửi nó vào trong Trái Tim Từ Mẫu của Mẹ.
Lạy Trái Tim Vẹn Sạch! Xin hãy giúp chúng con chiền thắng sự đe dọa của sự dữ đang bám rễ quá ư dễ dàng trong lòng những con người thời đại nầy và với những hậu quả khôn lường, nó đang đè nặng trên đời sống hiện tại và dường như đóng chặt những con đường dẫn tới tương lai.
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi đói khát và chiến tranh!
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi chiến tranh nguyên tử, khỏi một sự tự hủy khôn lường, của tất cả mọi lọai chiến tranh.
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi những tội ác chống lại sự sống con người ngay từ giây phút đầu tiên.
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi hận thù và sự sa sút nhân phẩm của con cái Thiên Chúa!
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi mọi hình thức bất công trong cuộc sống xã hội, quốc gia và quốc tế!
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi việc người ta chà đạp dễ dàng các giới răn của Chúa.
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi những nỗ lực bóp nghẹt chân lý Chúa trong tâm hồn con người!
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con khỏi sự không còn biết phân biệt điều lành và điều dữ!
Xin Mẹ hãy giải thoát chúng con! Xin hãy giải cứu chúng con khỏi những tội phạm đến Chúa Thánh Thần!
Lạy Mẹ Chúa Kitô,xin hãy lắng nghe tiếng kêu van chứa chất đau khổ của tất cả mọi con người! Chất chứa đau khổ của tòan thể các xã hội.
Nhờ sức mạnh của Thánh Linh Chúa,xin hãy giúp chúng con thắng mọi tội lỗi: tội của con người và “tội của thế gian”, tội lỗi dưới mọi hình thức.
Ước gì sức mạnh cứu độ vô biên của Ơn Cứu Chuộc tái hiện thêm một lần nữa trong lịch sử thế giới, sức mạnh của tình yêu hay xót thương! Xin tình yêu ấy chặn đứng tội ác! Xin tình yếu ấy thay đổi các lương tâm! Ước gì trong Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ,ánh sáng hy vọng tỏ ra cho hết mọi người!”.
Chị Lucia khẳng định cá nhân rằng hành vi thánh hiến long trọng và mang tính hòan vũ nầy tương ứng với những gì Đức Bà mong muốn (Vâng, điều đó đã được làm, như Đức Bà đã đòi hỏi, ngày 25 tháng 3 năm 1984”: thư viết ngày 8 tháng 11 năm 1989) [nguyên văn: Sim,està feita,tal como Nossa Senhora a pediu,desde o dia 25 de Marco de 1984). Ví vậy, mọi tranh luận, mọi kiến nghị mới là không có căn cứ.
Trong tư liệu trình bày ở đây, người ta đã thêm vào các bản chép tay của Chị Lucia bốn văn bản khác:
1. Lá thư của Đức Thánh Cha viết cho Chị Lucia ghi ngày 19/4/2000
2. Một mô tả cuộc gặp gỡ với Chị Lucia ngày 27/4/2000
3. Thông báo đọc do Đức Thánh Cha ủy nhiệm ở Fatima ngày 15/5 vừa qua bởi Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
4. Chú thích thần học của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.
Một chỉ dẫn cho việc giải thích phần thứ ba của “bí mật” đã được Chị Lucia cho, trong một lá thư gửi Đức Thánh Cha ngày 12 tháng 5 năm 1982. Trong thư nầy, Chị Lucia viết:
“Phần thứ ba của bí mật có liên quan tới những lời của Đức Bà: “Nếu không Nước Nga sẽ gieo rắc những lầm lạc của nó khắp thế giới, tạo cơ hội cho những cuộc chiến tranh và bách hại chống Giáo Hội. Những kẻ lành sẽ chịu tử vì đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải đau khổ rất nhiều, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt” (13–6–1917).
Phần thứ ba của bí mật là một sự mạc khải tượng trưng, có liên quan tới phần nầy của Sứ Điệp, quy định bởi việc chúng ta có chấp nhận hay không điều mà chính Sứ Điệp đòi hỏi chúng ta: ”Nếu người taq chấp nhận những đòi hỏi của ta,thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và người ta sẽ có hòa bình; nếu không, nó sẽ gieo rắc những sai lạc của nó trên khắp thế giới…”
Bởi chúng ta không lưu tâm tới lời kêu gọi nầy của Sứ Điệp, chúng ta nhận thấy rằng nó đã được thực hiện, nước Nga đã làm thế giới chìm ngập trong sai lạc của nó. Và nếu chúng ta chưa nhận định sự hiện thực hòan tòan phần cuối của lời tiên tri nầy,chúng ta thấy rằng chúng ta đang từ từ đi những bước dài. Nếu chúng ta không chối từ con đường tội lỗi,hận thù, báo oán xâm phạm đến quyền con người, sự vô luân và bạo lực..v..v…
Và đừng nói rằng đó là Chúa phạt chúng ta như thế; trái lại, chính con người đã tự chuẩn bị cho mình hình phạt. Trong sự quan tâm lo lắng,Thiên Chúa báo cho chúng ta và động viên chúng ta đi con đường lành, tôn trọng sự tự do mà Người ban cho chúng ta;vì vậy, con người phải chịu trách nhiệm”.
Quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công khai phần thứ ba của “bí mật”Fatima khép lại một thời đại lịch sử, được đánh dấu bởi những ước muốn bi thảm của con người muốn làm bá chủ và bất công, nhưng giai đọan lịch sử nầy cũng được thấm nhuần bởi tình xót thương của Thiên Chúa và sự canh giữ ngăn ngừa của Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của Giáo Hội.
Hành động của Thiên Chúa, Chúa của lịch sử và sự đồng-trách nhiệm của con người, trong tự do bi thảm và phong phú của nó,đó chính là hai cột trụ trên đó lịch sử nhân lọai được xây dựng.
Đức Trinh Nữ Maria hiện ra ở Fatima nhắc nhở chúng ta những giá trị đã bị bỏ quên nầy, cái tương lai nầy của con người ở Thiên Chúa,tương lai mà chúng ta là một thành phần tích cực và chịu trách nhiệm.
Tarcisio Bertone,sdb.
Tổng Giám Mục danh dự của Vercelli.
Thư Ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin
- GIỚI THIỆU VỚI BÁO GIỚI1) GIỚI THIỆU TÀI LIỆU CHO BÁO GIỚI.
Thoạt tiên được thông báo là ngày 15/6/2000, nhưng tài liệu được đặt tiêu đề là “Sứ điệp Fatima”sẽ được tuyên bố công khai trong một buổi họp báo ngay ngày 26 tháng ấy. ĐHY Ratzinger, được Đức Giám Mục Bertone phụ tá, trình bày một tập hồ sơ dài 45 trang gồm:– bản sao thủ bản của Chị Lucia,ghi ngày 3 tháng 1 năm 1944,với bản dịch chính thức của Chị.
– Bản chép tay và những bản dịch của hai phần đầu tiên của bí mật.
– Một lá thư cùa Đức Gioan-Phaolô II gửi Chị Lucia,ghi ngày 19/4/2000,tức là 3 tuần trước nghi lễ phong chân phước cho Phanxicô và Jacinta.
– Biên bản một cuộc gặp gỡ giữa Đức Cha Bertone và Chị Lucia, ngày 27/4/2000,ở Dòng Kín tại Coimbra.
– Tuyên bố của ĐHY Sodano,ngày 13/5 ở Fatima
– Một bản chú giải thần học của ĐHY Ratzinger.Hồ sơ nầy gần như bị các đài phát thanh và truyền hình che lấp,chỉ có một số nhất báo dành một chổ lớn để phát hành chính thức tài liệu,nhưng giới hạn ở việc vạch lại những biến cố của năm 1917 mà không phân tích nội dung của các văn bản mới,lại còn tỏ ra ngay cả một sự hòai nghi nào đó. Thông báo rất chung chung sự kiện ngày 13/5 chẳng làm mấy ai tò mò trong mức độ nó chủ ý nhắm đem Fatima trở lại Lịch Sử,làm cho “Bí Mật”thành một loọai thị kiến chỉ mang tính biểu tượng của thế kỷ qua. Cũng như nói rằng,với đa số người Công-Giáo,”bí mật thứ ba”sẽ mãi là cái âm mưu ám sát Đức Gioan-Phaolô II,ngày 13/5/1981 ở quảng trường Thánh Phêrô. Không còn nghi ngờ đó là mục đích vận dụng của họ khi cho xuất bản tài liệu một tháng rưỡi sau cuộc hành hương tới Fatima của Đức Thánh Cha.
2) BA PHẦN CỦA BÍ MẬT
ĐHY Ratzinger,Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý ĐứcTin và Đức Cha Tarcisio Bertone,thư ký cùa Thánh Bộ,đã thông báo hai phần đầu của Bí Mật và cho rằng văn bản của phần thứ ba là đáng tin cậy.Chúng ta biết rằng Đức Trinh Nữ thông báo ngày 13 tháng 7 năm1917 một bí mật chia làm 3 phần,mà sau đây là tường thuật về thị kiến và sứ điệp Cúa Đức Nữ Trinh,theo những lời do Chị Lucia viết lại:
2.1. THỊ KIẾN.
“[Đức Bà] lần nữa mở các bàn tay,như hai tháng trước đây [tháng 5 và 6.1917]. Ánh phản chiếu (của ánh sáng)dường như thấm vào mặt đất và chúng tôi đã thấy như một đại dương lửa. Bị nhấn chìm trong ngọn hỏa hào ấy,chúng tôi thấy ma qủy và các linh hồn (những kẻ bị kết án). Những linh hồn nầy giống như những bó đuốc trong suốt,đen đỉu hoặc màu đồng,có nhân dạng. Chúng bơi lượn trong hỏa hào nầy, bị các ngọn lửa xuất ra từ chính chúng đẩy lên cao, với những đám khói mây. Chúng rơi xuống lại từ khắp mọi hướng,như những tia lửa trong những đám cháy lớn, không có trọng lượng,không có thăng bằng,giữa những tiếng kêu van và rên rỉ đau đớn và tuyệt vọng,khiến gây kinh hòang và làm run sợ. (Chính vì nhìn cảnh nầy mà tôi phải thốt lên tiếng lêu nầy “Ôi chao!” mà người ta nói đã nghe tôi thét lên). Bọn qủy dữ phân biệt với (những linh hồn bị kết án) bằng những hình thù hãi hùng và nhờm tởm của các thú vật đáng sợ và chẳng ai biết,nhưng trong suốt như những viên than đen bốc cháy.
Thị kiến nầy chỉ kéo dài một lát,nhờ Đức Mẹ Thiên Đình nhân hậu của chúng ta,khi ở ngay lần hiện ra đầu tiên,đã hứa với chúng tôi sẽ đem chúng tôi về Trời. Nếu không, tôi tin rằng chúng tôi đã chết mất vì khiếp sợ và kinh hãi”.
2.2. SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC BÀ.
“Bị khiếp hãi và như để cầu cứu, chúng tôi ngước mắt lên nhìn Đức Bà và Người nói với chúng tôi một cách nhận hậu và buồn bã:
[BÍ MẬT THỨ NHẤT] “Các con đã thấy hỏa ngục,nơi các linh hồn những kẻ tội lỗi khốn khổ phải vào. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ở thế giới sự tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch của Ta. Nếu người ta làm những điều Ta sẽ chỉ cho các con,thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu và người ta sẽ có được hòa bình. Chiến tranh sắp kết thúc, nhưng nếu người ta không ngừng xúc phạm đến Chúa,thì dưới triều đại Đức Piô XI sẽ lại có chiến tranh tồi tệ hơn. Khi các con thấy vào một đêm có ánh sao lạ chiếu sáng,hãy biết rằng đó là dấu hiệu lớn mà Chúa cho các con biết rằng Người sắp phạt thế giới vì những tội ác của nó,bằng chiến tranh,đói kém và những cuộc bách hại chống lại Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
[BÍ MẬT THỨ HAI] Để ngăn cản điều ấy không xãy ra, Ta sẽ đến để xin hiến dâng nước Nga cho Trái Tim Vẹn Sạch của Ta và sự rước lễ đền bù tội lỗi những ngày thứ bảy đầu tháng. Nếu người ta nghe lời ta đòi hỏi, thì Nước Nga sẽ ăn năn trở lại và người ta sẽ có hòa bình; nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các sai lạc của nó khắp thế giới,gây ra những cuộc chiến tranh và những cuộc bách hại Giáo Hội. Những kẻ lành sẽ bị chết tử vì đạo, Đưcù Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ,nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng Trái Tim Vẹn Sạch của Ta sẽ chiến thắng.Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến cho ta nước Nga sẽ ăn năn trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời kỳ thái bình.
[BÍ MẬT THỨ BA]. Ở Bồ Đào Nha, tín điều đức tin sẽ luôn được duy trì. Điều ấy, đừng nói với ai cả, với Phanxicô, ừ, con có thể nói được”
2.3. PHÂN TÍCH.
Như chúng ta có thể nhận thấy,câu đầu tiên của bí mật thật sự thứ ba bắt đầu bằng: ”Ở Bồ-Đào-Nha sẽ mãi duy trì được tín điều đức tin…” và đến tiếp sau bí mật thứ hai. Chị Lucia đã không bao giờ bỏ lững một thị kiến mới hoặc cho thấy rằng có một chuyển tiếp giữa hai điều đó. Trái lại,Đức Trinh Nữ bắt đầu tỏ lộ bí mật của ngài bằng: ”Các con đã thấy hỏa ngục nơi các linh hồn những tội nhân khốn khổ phải vào” và kết thúc bằng những lời nầy: ”Điều ấy đứng NÓI với ai cả,trừ Phanxicô”. Mà những lời cuối cùng nầy hết sức quan trọng,bởi vì suốt tất cả những lần Đức Bà hiện ra, Phanxicô luôn được thấy, nhưng lại không nghe được những lời từ trời. Nếu đã có một thị kiến,như là Vatican muốn làm cho chúng ta tin, thì hẳn Đức Trinh Nữ Rất Thánh đã nói: ”Điều ấy,đừng NÓI với ai;còn Phanxicô,ừ,con có thể nói điều ấy”, vì một thị kiến không thể nói ra được, mà chỉ có thể được kể lại. Vậy chúng ta có chứng cớ công khai rằng phần thứ ba của bí mật chỉ chứa đựng MỘT TẬP HỢP LỜI NÓI của Đức Bà và chẳng có thị kiến nào hết.
Song, Vatican lại giới thiệu cho chúng ta một thị kiến:
2.4 BẢN VĂN CỦA BÍ MẬT THỨ BA THEO VATICAN
“Sau hai phần mà tôi đã trình bày,chúng tôi đã thấy trên phía trái của Đức Bà, phía trên cao một chút,một Thiên Thần với một lưỡi kiếm lửa cầm trong tay trái; nó lầp lánh và phát ra những lưỡi lửa có vẽ như phải thiêu đốt thế giới;nhưng những lưỡi lửa đã tắt khi chạm phải vẽ uy nghi rực rỡ phát ra từ bàn tay phải của Đức Bà hướng về thiên thần; Thiên Thần, vừa đưa tay phải chỉ trái đất vừa hô to: ”Hãy thống hối! Hãy thống hối! Hãy thống hối! Và chúng tôi đã thấy trong một ánh sáng mênh mông là Thiên Chúa: “Điều gì đó giống như cách mà người ta thấy mình trong gương khi họ đi qua đằng trước”. Một Giám Mục mặc đồ trắng, ”chúng tôi có dự cảm rằng đó là Đức Thánh Cha”. Các Giám Mục, linh mục, nam tu sĩ, nữ tu khác trèo lên một ngọn núi, trên đỉnh có một cây Thánh Giá bằng thân sần sùi, như thể chúng bằng gỗ sồi để nguyên cả vỏ; trước khi đến đó, Đức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn bị thiêu rụi tàn phá một nửa và nửa run rẩy, bước đi xiêu vẹo, buồn sầu não lòng vì đau khổ,Ngài cầu nguyện cho linh hồn những thi thể mà Ngài thầy trên đường đi; Khi tới đỉnh núi,qùy hai gối dứơi chân Thánh Giá Lớn, Ngài bị giết bởi một nhóm quân lính bắn Ngài nhiều phát với súng và tên; và Các Giám Mục, linh mục, nam tu sĩ, nữ tu và nhiều giáo dân khác nhau,đàn ông và đàn bà đủ giai cấp và phạm trù xã hội khác biệt cũng chết như thế. Dưới hai cánh Thánh Giá, có hai Thiên Thần, mỗi Vị cầm một bình tưới bằng pha lê trong tay, trong đó các Vị hứng máu các Đấng tử vì đạo và với MÁU ấy, các Vị tưới những linh hồn đến gần Chúa
Tuy, ngày 3 tháng 1 năm 1944.
CÓ PHẢI VATICAN TRAO RA BÍ MẬT GIẢ?
1. BÀI PHÂN TÍCH PHÊ BÌNH TÀI LIỆU CỦA ĐỨC GIÁM MỤC BERTONE.
Trong trình bày của Ngài,vị thư ký Thánh Bộ đã nhấn mạnh về những sự hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria do Đức Giáo Hòang Gioan-Phaolô II thực hiện ngày 7 tháng 6 năm 1981 và ngày 25 tháng 3 năm 1984. Để chứng minh là sự hiến dâng nầy đã được thực hiện, Ngài giới thiệu một lá thư của Nữ-tu Lucia viết ngày 8 tháng 11 năm 1989,trong đó được viết như sau:”Điều đó đã được làm,như Đức Bà đã đòi hỏi,vào ngày 25 tháng 3 năm 1984”. Những sự dâng hiến nầy không thể được xem như đã thực hiện một cách có giá trị “như Đức Bà đã đòi hỏi”.bởi vì những lần dâng hiến nầy không tính đến nước Nga một cách tỏ tường.
Lá thư nầy,được coi là gán cho Nữ Tu Lucia,đã được phổ biến vào năm 1989 bởi giáo quyền ở Fatima, trong khung cảnh của một chiến dịch giải độc và làm sai lệch thông tin thật sự (mà nguồn gốc hình như là một số nhân vật rất cao cấp ở Vatican), với mục đích làm cho dư luận quần chúng tin rằng việc hiến dâng ngày 25 tháng 3 năm 1984 đáp ứng vê tất cả mọi khía cạnh sự dâng hiến mà Đức Bà đòi hỏi. Thực chất,đó không phải là một lá thư,mà năm lá thư đã được gán cho người đã thấy Mẹ hiện ra. Một số các thư nầy chứa đựng những sai lầm thô thiển về các biến cố Fatima và chỉ duy sự phê bìng bên trong của 5 tài liệu nầy đã đủ để chỉ ra đó là những lá thư ngụy tác: chúng không chứa đựng lòng mến một nhỏ nhất của việc tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria; chúng khai-triển những chủ đề tu-từ-học xa lạ với Nữ Tu Lucia; cuối cùng, chúng được viết ra trong một tinh thần hòan tòan ngược với trái tim và linh hồn rất đơn sơ và rất sùng mộ của Nữ-tu Lucia.
Chúng ta đã thấy, Bí Mật thứ Ba bắt đầu bằng: ”Ở Bồ Đào Nha tìn điều đức tin sẽ được lưu giữ mãi..v..v..”. Thật tò mò, trong tài liệu của Nhà Dòng, câu nầy bị xóa bỏ trong bản văn được nghĩ là nguyên thủy của bí mật thứ ba và chì xuất hiện bằng ghi chú (ghi chú 7). Phần nầy đã được Chị Lucia viết năm 1944 và về sau chị tuyên bố: ”Trong khi viết nó ,tôi đã một cách nào đó tỏ lộ bí mật rồi”. Câu dẫn nhập nầy của bí mật thứ ba gồm tóm chắc chắn sự mất đức tin và sự chối đạo: Những tuyên bố được thực hiện từ 60 năm qua bở những kẻ đã đọc bí mật thứ ba thật sự – gồm có cả ĐHY Ratzinger- không để lại chút nghi ngờ nào về điểm nầy; nhưng sự thật làm các chức sắc tôn giáo cao cấp lo sợ,vốn phần đông bọn họ là Tam Điểm: năm 1966,Cha Alonso được chỉ định làm chuyên viên chính thức của Fatima và viết 14 pho sách căn cứ những cuộc đối thọai giữa Ngài và nữ tu Lucia. Vatican đã chính thức cấm Ngài không được xuất bản bất cứ điều gì về các lần hiện ra và về Bí Mật. Tuy vậy Năm 1982, ít lâu trước khi từ trần,Ngài đã viết một bài trong đó Ngài viết: ”một sự tỏ lộ Bí Mật có lẽ sẽ củng cố chủ nghĩa truyền thống vốn vẫn cho là mình được giúp bởi những lời tiên tri của Fatima và chủ nghĩa cấp tiến chắc là đã thết rú lên chống lại các lần hiện ra,khi chúng có vẽ như hãm lại một cách gây scandale,bước tiến về phía trước của Giáo Hội thời công đồng {Vatican II – TLL],nhưng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã làm lọan cả lên khi tuyên bố :”cho tới nay,chúng tôi đã để cho những người theo chủ nghĩa cầu tòan đi theo con đường bi thảm của họ.Thêm vào lời kêu gọi căn bản về xám hối,điều mà Vatican đã chỉ ra có tầm quan trọng lớn lao là tự bác bỏ luận đề chính của những người chủ trương cầu tòan: sự bí mật không có liên hệ gì với sự chới bỏ đạo liên kết với Công Đồng, với Bản Nghi Thức Phụng Vụ (Thánh Lễ) Mới và với các GiáoHòang thời đại công đồng,như những người theo chủ nghĩa cầu tòan vẫn cổ xúy từ nhiều thập kỷ qua. Chỉ nội sự kiện nầy thôi cũng đáng để tỏ lộ Bí Mật nầy”. Cũng được! Nhưng vậy thì tại sao ngày nay vẫn còn cấm đóan không cho xuất bản tòan bộ tác phẩm của Cha Alonso? Phải chăng Tòa Thánh Vatican vẫn phải giữ Bí Mật Thứ Ba Thật sự?
Mặt khác,Thánh Bộ dấu biệt lời Đức Trinh Nữ đòi hỏi là Bí Mật phải được tỏ lộ chậm nhất “vào năm 1960,vì lúc ấy [ý nghĩa] sẽ rõ ràng hơn”. Đối chiếu những lời tuyên bố nghiêm chỉnh nhất về Bí Mậtt thứ Ba đích thực,người ta có thể suy diễn từ đó rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh muốn tỏ lộ bí mật nầy vào thời gian đó,để làm cho thế giới đề phòng chống lại việc khai mạc Công Đồng mục vụ Vatican II, vốn sẽ để lọt “những làn khói của Satan” vào trong Giáo Hội, như lời thú nhận của chính Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Về chủ đề nầy,ngày 27/4/2000,Đức Cha Bertone đã xin Người Được Thấy Mẹ Hiện Ra tại sao Đức Trinh Nữ nói với Chị “rằng vào thời gian ấy [1960]sẽ rõ ràng hơn”.Nữ tu Lucia đã trả lời Ngài:”Không phải là Đức Bà, mà là chính con đã đặt cái mốc thời gian 1960,vì theo trực giác của con,trước năm 1960,có lẽ người ta sẽ không hiểu được và người ta chỉ có thể hiểu sau đó.Bây giờ thì người ta có thể hiểu hơn rồi”. Vậy làm sao Nữ-tu Lucia có thể có được một “trực giác”như vậy vào năm 1944 (tức là 16 năm trước năm 1960),nếu không được Ơn Trên chỉ dẫn?
Cũng vậy,có cần chăng phải lưu ý tới biên bản cuộc gặp gỡ giữa Nữ tu Lucia và Vị chức sắv Giáo Hội,nhất là một khi Vị nầy khẳng định rằng,trong khi trao đổi chuyện trò,vị nữ tu đã xác nhận tòan bộ bản giải thích của bản văn trình cho Chị xem. Vậy mà,Cbhị Lucia đã nói chính xác: ”Tôi đã viết ra điều tôi đã thấy [hẳn là Chị nói về bức tranh duy nhất của thị kiến ngày 13 tháng 7 năm 1917]. Sự giải thích chẳng liên quan gì đến tôi,nó liên quan tới Đức Thánh Cha”,cho ta thấy rõ ràng rằng Chị không đồng ý với bản văn được Vatican trình bày.
2. PHÂN TÍCH PHÊ BÌNH VỀ TÀI LIỆU CỦA ĐỨC HỒNG Y RATZINGER
ĐHY Ratzinger cho là đã”nhận ra thế kỷ trôi qua như một thế kỷ các tử vì đạo,như là thế kỷ những đau khổ và bách hại đối với Giáo Hội,như là thế kỷ chiến tranh thế giới và rất nhiều cuộc chiến vùng miền nổ ra,đã đầy ắp nửa phần thứ hai của thế kỷ và đã cho cảm nghiệm những hình thức mới của sự dã man tàn bạo”. Lý luận nầy không đứng vững, vì khắp mọi thời đều có những người tử vì đạo, đau khổ, bách hại Giáo Hội và chiến tranh. Cũng thế,cái gọi là thị kiến hòan tòan có thể được áp dụng cho bất cứ thời kỳ nào khác trước thế kỷ XX, bời vì không một yếu tố nào giúp khẳng định chắc chắn là nó liên quan “nửa thứ hai” của năm kết thúc thiên niên kỷ nầy.
Trong giòng lịch sử của mình,Giáo Hội và các Kitô hữu của những thế kỷ đầu tiên đã không hề được miễn những bách hại thân xác rất dữ dội và tàn khốc và con số tử vì đạo đã chịu chết vì giữ lòng trung tín với Đức Kitô là rất đáng kể. Cũng rất nhiều là con os61 các vị giáo hòang ngã gục dưới những vụ ám sát:
A. CÁC GIÁO HOÀNG NẠN NHÂN CỦA ÂM MƯU hoặc BỊ ÁM SÁT:
+ CALIXTÔ I: nạn nhân của một vụ tàn sát nỗi lên chống lại các Kitô hữu, năm 222.
+ SIXTÔ II: bị chặt đầu bởi bọn l1inh ngày 6.8.258, khi đang cử hành Lễ.
+ STÊPHANÔ I: bị đầu độc,sau đó bị chặt đầu,năm 260
+ GIOAN I : bị bỏ tù một cách tàn bạo năm 526 và chết rũ tù.
+ MARTINÔ I: bị ném vào tù văm 653 và chết sau đó ở Chersonèse
+ LEÔ III: bị tấn công năm 799 khi đang rước vào dâng Thánh Lễ.
+ FORMOSE: bị đào xác lên năm 897 và ném xuống sông Tibrem sau khi đã chặt hết chân tay.
+ GIOAN X: bị cầm tù năm 928 và chết trong tù vì bị bóp ngạt.
+ GIOAN XI: bị bắt bỏ tù năm 931 và quản thúc chặt chẽ
+ GIOAN XIV: bị cầm tù và chết năm 984.
+ BONIPHAXIÔ VII: bị ám sát năm 985, thân thể Ngài bị kéo lết trong thành Rôma.
+ EUGÈNE IV: bị buộc phải trốn chạy khỏi Rôma, năm 1434, để tránh bị cầm tù bởi những đám nhóm người La Mã.
+ PIÔ VI: bị cầm tù năm 1798, bị đày đi Sienne và chết rũ tù năm sau đó ở Valance (Pháp)
+ PIÔ VII: bị giữ làm con tin ở Roma,năm 1809, bởi quân lính của Napoléon.
+ GIOAN PHAOLÔ II: nạn nhân của một âm mưu ám sát năm 1981, tại Rôma.B. NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI GIÁO HỘI.
Những chữ nầy để chỉ các hành vi bạo lực chống lại Giáo Hội trong mục đích tiêu diệt Kitô-giáo. Ngay từ thuở đầu,mỗi thế kỷ đều thấy Giáo Hội Kitô-giáo bị tấn công bởi những cuộc bách hại bên ngòai,nhưng không có sức mạnh nào đạt đến việc phá hủy Giáo Hội. Chúa Giêsu đã chẳng nói:” Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” sao? Qua các thế kỷ và mặc dầu bị bách hại,Chúa Giêsu g9ã giữ lời hứa lớn lao ấy của Ngài. Nếu Giáo Hội là một cô chế lòai người,thì đã từ lâu nó đã gục ngã dưới những đòn tấn công liên tiếp không ngừng. Tất cả lịch sử của Giáo Hội chỉ là một cuộc tử vì đạo dài dẵng trường kỳ.
Chúng ta có thể vì bằng ấy mà” nhận ra thế kỷ trôi qua như là thế kỷ{….] những đau khổ và bị bách hại của Giáo Hội”? Thế kỷ XX nầy không bị đánh dấu bởi những cuộc tấn công từ bên ngòai;trái lại, Vatican mở rộng những cánh cửa của Thánh Phêrô để kết tình anh em với tất cả các tôn giáo và ý thức hệ trên thế giới; Đức Giáo Hòang được mọi dânh tộc kính chuộng và được tiếp đón với tất cả những danh dự xứng với một nguyên thủ quốc gia vĩ đại. Vậy thì, tìm đâu ra “những cuộc bách hại Giáo Hội”mà ĐHY Rayzinger nói tới và nhất là AI là những kẻ bách hại?
Nữ tu Lucia khuyên nên đọc những chương từ 8 đến 13 của sách Khải Huyền: ”Tất cả Bí Mật Fatiam là ở đó”! Các chương nầy nói gì?
1) các chương từ 8 đến 11 nói về sự phát triển của các tà thuyết và những bách hại chống lại đức tin;rồi về bọm ma quỷ tháo qũy sổ lồng.
2) Chương 12 đề cập đến cuộc chiến cuối cùng giữa người nữ và con rồng.
3) Chương 13 nói về hai con vật của Sách Khải Huyền:
– một con vật lên từ biển,có 7 đầu và 10 sừng,cư ngụ trái đất và tên chúng không được ghi trong Sách Hằng Sống của Con Chiên.
– Một con vật lên từ mặt đất,có hai sừng giống như sừng của Con Chiên và nói như con rồng.Con vật thứ nhất lên từ biển để làm rung chuyển các dân tộc bằng những chiến tranh và hổn lọan. Con vật thứ hai đi ra từ mặt đất.Nó sẽ hóa trang thàng con chiên và sẽ dùng sự mê hoặc quyến rủ: nó là tên Phản- Kitô.
Sau năm 1981, sau khi đã đọc Bí Mật Thứ Ba, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết: ”Ta đã hầu như không biết gì về Fatima. Ta chỉ linh cảm rằng ở đó có một sự nối tiếp nào đó từ La Salette đến Fatima” (nguồn:”Hãy vào trong hy vọng”. Ed Mame- Plon)
Vatican từ lâu vốn thù địch với việc xuất bản sứ điệp của Đức Bà ở La Salette, điều nầy – theo chính sự thú nhận của các Cha ở La Salette – là vì nói đến tên PHẢN-KITÔài vậy là nói đến các chương 8 đến 13 của sách Khải Huyền. Ở La Salette,Đức Bà đã nói:” Giáo Hội sẽ bị giao nộp cho những cuộc bách hại lớn lao: đó sẽ là thời kỳ của bóng tối; Giáo Hội sẽ có cuộc khủng hỏang khủng khiếp” […]”Roma sẽ mất đức tin và sẽ là ngai của tên Phản-Kitô”.
Cơn khủng hoảng của Giáo Hội thì ngày nay đã rành rành;nhưng Giáo Hội đã mất đức tin chưa?
– Đức Gioan Phaolô II bác bỏ tính xác thực của Khăn Liệm;dù cho có những chứng minh khoa học.
– Rất nhiều chức sắc Giáo Hội bác bỏ các Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi,Nhập Thể,Cứu Chuộc và về thực tế lịch sử của sự Phục Sinh,nhưng Vatican vẫn giữ im lặng,để mặc ai làm gì nói gì cũng được,tức là tán thành!
– Trong chuyến công du sang Aán Độ,năm 1987,Đức Gioan Phaolô II đã để cho đánh dấu những kẻ thờ Thần Silva
– Năm 1983, các thành viên của Tam Giác, câu lạc bộ rất khép kín nầy chủ trương một tư duy độc nhất và làm đủ cách để đạt được một chính quyền toàn thế giới và một tôn giáo toàn cầu đã được mời tới Vatican dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng.
– Ở Atxidi, năm 1986, do sáng kiến và dưới sự chủ yọa của Ngài, Đức Gioan Phaolô II tụ họp tất cả các tôn giáo trên thế giới và cho phép các nhà sư,các lạt-ma Tây-Tạng thờ Đức Phật bằng vàng khồi của họ trên bàn thờ chính của Giáo đường Thánh Phêrô ở Atxidi, quay lưng lại với Thánh Thể bị di chuyển nhân dịp nầy sang bàn thờ cạnh, trong khi tượng Đức Bà Fatima, được khiêng tay từ Clalabre, thì bị đầy khỏi cung thánh và bỏ mặc bên ngòai bằng vũ lực, đối diện với thánh đường Thành Phêrô được giao cho những kẻ thờ lạy bụt thần!Rõ ràng là Rôma đã mất đức tin và những cuộc bách hại Giáo Hội không còn phải là từ bên ngòai nữa,như ĐHY vẫn cố làm cho người ta tin, nhưng phát xuất từ bên trong: Giáo Hội bị bách hại INTRA MUROS (trong các bức tường),như chúng ta sẽ thấy điều đó sau đây.
C. CÁC ĐẤNG TỬ VÌ ĐẠO TRONG CÁC THẾ KỶ QUA:
+ Những cuộc bách hại ở Ba-Tư, do vua Sapor, thế kỷ IV (190.000 người)
+ TK V,ở Phi Châu và Ý,do người Vandales
+ TK VI,VII và IX ở Tây Ban Nha do người Wisigoths,rồi Hồi Giáo.
+ TK VIII ở Phương Đông do các hìang đế bài trừ tín ngưỡng,và ở Đức do bọn Man Di (barbare)
+ TK XIII và XIV: những cuộc tàn sát các thừa sai ở Maroc
+ TK XIV và XV : các Kitô-hữu bị hành hình ở Palestine do người Thổ.
+ TK XVI,những cuộc bách hại do các thân vương Tin Lành và những băng nhóm do họ trả lương ở Đức,Anh (và TK XVII) ở Pháp và Béarn.
+ TK XVII: tận diệt Kitô-hữu ở Nhật-Bản;tàn sát các thừa sai ở Miến Điện,Tích Lan;các vị tử vì đạo ở Ba Lan,ở Nga.
+ TK XVIII: tử vì đạo ở Trung Hoa và dưới thời Cách Mạng Pháp (các linh mục bị sát hại ở Carmes tại Paris,các nữ tu Dòng Ursulines ở Vincennes;các nữ tu Dòng Kín ở Compìegne,các Nữ Tử Bác Aùi ở Arras;các nữ tu ở Orange;các linh mục ở Rochefort).
+ TK XIX: 8.000 tử vì đạo ở Triều Tiên, 40.000 ở Bắc Kỳ, ở Ouganda.
+ TK XX: ở Trung Quốc,Nga,Tây Ban Nha…Nhìn vào những biến cố bi thảm nầy,người ta có thể “nhận ra thế kỷ trôi qua như là một thế kỷ của tử vì đạo,của đau khổ và bách hại Giáo Hội?”như là ĐHY Ratzinger vẫn muốn làm cho chúng ta tin chăng? Sẽ là ngu dốt mới đi khẳng định như thế.Thật ra,những cuộc bách hại “intra muros”đến từ những kẻ thù của Giáo Hội Đà VÀO ĐƯỢC BÊN TRONG LÒNG GIÁO HỖI để phá các “tín điều đức tin”.Trong 40 năm,họ đã phá họai Giáo Hộivới một tốc độ và một sự hiệu quả mà chưa bao giờ những kẻ chống đối Giáo-Hội có thể làm trong HAI THẾ KỶ!Những con số nói lên điều đó: khắp thế giới, 80% người Công giáo đi dâng Thánh Lễ mỗi ngày chúa nhật trước những năm 1960. Vào năm 2000,con số ấy chỉ còn là …4% đi tham dự “cử hàng bí tích Thánh Thể”.Vậy thì “ thành phố to lớn bị tàn lụi một nửa” nầy chẳng phải chính là Giáo Hội, bị giáng cho một cuộc khủng hỏang vô tiền kháong hậu đó sao? Những “người lính nả nhiều phát với một vũ khí và cung tên” chẳng phải là những kẻ thù ĐANG NGẤM NGẦM HỌAT ĐỘNG TỪ TRONG LÒNG GIÁO HỘI để tiêu diệt về mặt tinh thần “hết kẻ nầy sang người khác”: các Giám Mục và các linh mục, các tu sĩ nam nữ,những giáo dân khác nhau, đàn ông và đàn bà thuộc những giai cá6p và phạm trù xã hội khác nhau” đó sao? Và chỉ như thế, chúng ta mới có thể suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh rằng Đức Trinh Nữ đã đến ngày 13 tháng 7 năm 1917 để nhắc lại sứ điệp ở La Salette ngày 19 tháng 9 năm 1846 của Mẹ:
+ CÁC GIÁM MỤC: “các thủ lãnh, những người dẫn dắt Dân Chúa đã chểnh mãng kinh nguyện và sự thống hối và ma qủy đã làm tâm trí các Ngài ra u muội; các Ngài trở thành những ngôi sao lạc lõng mà con qủy già sẽ kéo lê bằng cái đuôi của nó để lám cho các Vị bị tiêu diệt…Khốn thay cho các Vị Hòang Tử của Giáo Hội chỉ lo chất đầy của cải hết lần nầy đến lần khác, chỉ lo bảo vệ quyền uy và cai trị với lòng kiêu ngạo”.
+ CÁC LINH MỤC: “các linh mục,những thừa tác viên của con Ta, bằng cuộc sống xấu xa của họ, bằng những sự bất kính và vô đạo khi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh, bằng sự say mê tiền bạc, chuộng danh dự và thú vui, những linh mục đã trở thành những cái lốt của sự ô uế. Phải, các linh mục đòi trả thù và sự trả thù treo lơ lững trên đầu họ. Khốn cho các linh mục và những người được hiến thánh cho Chúa,bằng những sự bất trung và đời sống xấu xa của họ,họ đóng đinh Con Ta một lần nữa”.
+ CÁC NAM NỮ TU SĨ: “TRONG CÁC Nhà Dòng,những bông hoa của Giáo Hội sẽ bị thối rữa sa đọa và ma qủy sẽ ngự đến như vua cỏi lòng họ….Ma qủy sẽ dùng mọi thủ đọan để đưa vào trong các Dòng Tu những người thả mình vào tội lỗi… Nhiều nhà dòng sẽ mất đức tin hòan tòan và sẽ mất rất nhiều linh hồn”
+ CÁC GIÁO DÂN: ”một khi đức tin thánh thiện đã bị quên lãng,thì mỗi cá nhân sẽ muốn tự mình hướng dẫn cuộc đời mình và vượt trên đồng lọai… Tất cả mọi trật tự và mọi sự công bằng sẽ bị dày xéo dưới chân ; người ta chỉ còn thấy giết người,hận thù,ghen ghét,dối trá và bất hòa, không có tình yêu quê hương hoặc gia đình… Những sách xấu sẽ lan tràn trên trái đất”.
+ ĐÀN ÔNG và ĐÀN BÀ THUỘC CÁC GIAI CẤP VÀ PHẠM TRÙ XÃ HỘI KHÁC NHAU: ”những nhà cai trị dân sự sẽ có tất cả cùng một dự tính,đó là bải bỏ và làm biến mất mọi nguyên tắc tôn giáo,để nhường chổ cho chủ nghĩa duy vật, cho chủ nghĩa vô thần,cho chủ nghĩa thông linh và tất cả mọi lọai thói hư nết xấu….Thiên Chúa sẽ bỏ mặc con người tự xử lấy…Người ta sẽ bải bỏ những quyền hàng dân sự và Giáo Hội,mọi trật tự và mọi công lý sẽ bị chà đạp dưới chân…. Xã hỗi đang chuẩn bị đứng trước những tai ương ghê gớm nhất và những biến cố lớn lao nhất,người ta rồi sẽ phải chấp nhận bị cai trị bằng roi lửa và uống chén đắng”.
Từ lúc ấy,chắc chắn là Vatican đã dùng những Lời của Đức Trinh Nữ để biến nó thành một thị kiến giả tạo và giải thích nó theo cách của mình.Để làm điều ấy,ĐHY Ratzinger phải cất đi tất cả những sự ĐÁNG TIN nơi những lần Mẹ hiện ra ở Fatima và biến Chị Lucia trở nên như một người kể chuyện hoang đường! ĐHY Ratzinger không ngần ngại: ”các thị kiến bị giới hạn bởi đối tượng nhìn thấy nó và tham dự vào sự hình thành của thị kiến,dưới hình thức hình ảnh của những gì hiện ra”. Nói trắng ra, các thị kiến và những sứ điệp chỉ là những trình bày tượng trưng mà Lucia đã bịa ra. Chúng ta thấy rõ là ĐHY Ratzinger tìm mọi cách để nhấn chìm Những Lần Hiện Ra và các sứ điệp Fatima. Hơn nữa, điều nầy xuất hiện rõ rệt trong cuộc phỏng vần mà Ngài dành cho tờ nhật báo “La Republica” ngày 19 tháng 5 năm 2000: ”các Kitô hữu tự do tin hoặc không tin vào những lần Hiện Ra,nhưng về những chuyện nầy, thì tốt nhất là tránh tất cả mọi hình thức của chủ nghĩa duy cảm” […] Những mặc khải cá nhân “chắc chắn là không cần thiết cho một Kitô hữu”. Lúc ấy nhà báo hỏi Ngài: ”Như vậy tức là người ta có thể không tin vào những gì đã xãy ra ở Fatima và Lộ Đức?”. “Tất nhiên rồi,người ta có thể không tin những việc hiện ra”, Đức Hồng Y trả lời. Nhưng người phóng viên lại hỏi một cách rất khôn ngoan: ”Người ta cũng có thể không tin vào sự liên hệ giữa bí mật thứ ba của Fatima và vụ mưu sát Đức giáo Hòang Gioan Phaolô II?”. Vị chức sắc Giáo Hội đổi ngay giọng: ”mối liên quan giữa vụ mưu sát và bí mật thứ ba là tất yếu,nó ở trong các sự kiện!”.
KẾT LUẬN
Điều hiển nhiên là cách lèo lái của Vatican, KHI PHÁT HÀNH MỘT BÍ MẬT THỨ BA GIẢ, là làm sụp đổ LÒNG TÔN SÙNG đối với Đức Bà Fatima khi tập trung lòng tôn sùng nầy vào cá nhân Đức Gioan Phaolô II. Sự tôn thờ cá nhân nầy hòan tòan theo hình ảnh của cái sẽ là Giáo Hội của thế kỷ XXI, theo “thông điệp Fatima”do Vatican sọan thảo: một Giáo Hội KHÔNG CÒN TIN Ở THIÊN CHÚA hoặc Đức Nữ Trinh,nhưng lại có một lòng sùng kính lớn lao đối với “sự tôn thờ con người” tử vì đạo mà bằng máu của mình đã tưới linh hồn đến gần Chúa.Vậy mà,từ muôn đời linh hồn các tìn hữu đã được tưới gội không phải bằng máu các vị tử vì đạo, mà bằng Bửu Huyết của Chúa Giêsu Kitô: quả thật,các đấng tử vì đạo hiến dâng máu mình cho Chúa Kitô và Chính Chúa tưới gội các linh hồn đến với Chúa.
Vị trí của Chúa Kitô trong Giáo Hội của thiên niên kỷ thứ ba là gì? Không có vị trí nào hết! Người vắng mặt! Còn tệ hơn thế: NGƯỜI KHÔNG HIỆN HỮU!:”Thập giá vĩ đại làm từ những thân cây sù sì, như là nó đã làm bằng cây sồi để cả vỏ”,vì vậy KHÔNG CÓ CHÚA KITÔ! Những Con-Người – Tử Vì Đạo đã thay thế Người! Không còn là “đạo Công-giáo”,với chén của nó và Máu Chúa Giêsu Kitô,nhưng là “đạo nhân lọai” với bình tưới và máu các Đấng tử vì đạo mà Vatican thiết lập bởi “sứ điệp Fatima”: tôn giáo nhân lọai nầy,ở đó sữ đại kết có một vị trí to lớn vì các Tử vì đạo sẽ không còn phải là những người chịu chết hơn là chối bỏ đức tin của họ vào Đức Kitô và vào Thiên Tính của Người nữa,mà là “những qúy ông và qúy bà thuộc những đẳng cấp và điều kiện khác nhau”,hiểu ngầm là: thuộc mọi tôn giáo! Mà ngay cả làm gì còn tôn giáo nữa chứ! Giấc mơ vĩ đại của Tam Điểm đã đạt,ngay dưới mắt chúng ta và bọn họ đã chuẩn bị sân chơi từ 1960,trong lòng các ủy ban chuẩn bị Công-Đồng Vatican II.
Cho dù không muốn thế, Vatican đã cho tất cả mọi yếu tố cho phép không chỉ xác nhận rằng Bí Mật Thứ Ba đề cập đến việc MẤT ĐỨC TIN, nhưng còn đi xa hơn nữa: nó cho những chỉ dẫn rất chính xác về cái sẽ là Giáo Hội của thiên niên kỷ mới và trong nghĩa nầy,dẫu cho Bí Mật Thứ Ba Đích Thực luôn bị thu dấu trong các “văn khố bí mật”,thì chúng ta có lời cắt nghĩa của ba tháng hấp hối của Nữ tu Lucia,khi Chị phải viết lại bản văn Những Lời của Đức Trinh Nữ và bây giờ chúng ta biết rất rõ ý nghĩa của những để nghị của Chị Lucia,khi Chị nói ngày 26 tháng 12 năm 1957,với Cha Fuentès:”ma qủy đang mở cuộc giao tranh quyết định với Đức Trinh Nữ và một cuộc chiến quyết định là một cuộc chiến cuối cùng,ở đó người ta sẽ biết phe nào chiến thắng,phe nào bại trận.Vì thế, ngay từ bây giờ,hoặc chúng ta thuộc về Chúa hoặc chúng ta thuộc về ma qủy;không thể có chuyện đứng ở giữa hai phe”. Và hiển nhiên là Vatican đã chọn theo phe của nó!!!
———————————————
Hình chụp Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ôm Con Mẹ là Đức Gioan-Phaolô II
KHI NGƯỜI BỊ ÁM SÁT NĂM 1981
Chúng ta không hiểu tại sao Đức thánh Cha Gioan Phaolô II đã muốn cất dấu tấm hình chụp nầy trong nhiều năm.
Vatican đã vừa mới công bố tấm hình chụp nầy lần đầu tiên. Tấm hình được một vệ sĩ của Người chụp ngay chính lúc Đức Thánh Cha bị tấn công và đang ngã xuống trong chiếc xe đặc chế (papamobil) của Người. Các bạn có thể nhìn thấy đau đớn hiện trên mặt Người.
Joaquin Navarro Valls, phát ngôn nhân Toà Thánh vào thời gian đó, đã tuyên bố người ta mất nhiều năm để nghiên cứu tấm hình chụp khó tin nầy và tất nhiên là về chất lượng rửa hình, vì khi được chuẩn bị kỹ càng, không ai có thể nhìn rõ ràng bởi vì tấm hình không sáng sủa. Cuối cùng, sau nhiểu kiểm duyệt và tìm tòi, dưới sự kiểm síat của các chuyên gia nhiếp ảnh trên thế giới, họ đã quyết định không hề có “giả mạo’ thuộc thuật nhiếp ảnh và ngày nay họ cho chúng ta món quà đẹp đẽ nầy về Mẹ Thiên Chúa.
Các bạn có thể nhìn thấy Mẹ Thiên Chúa ôm Đức Gioan-Phaolô II trong tay Mẹ.
Quá đẹp, phải không?
—————————————
GHI CHÚ: Trên đây chỉ là một số tài liệu căn bản,để chúng ta có thể theo dõivà hiểu được những diễn tiến chính về thông điệp Fatima và những khúc mắc cho đến nay vẫn chưa xóa tan nơi một số người. Chúng tôi có thể giới thiệu thêm những tài liệu về Fatima theo yêu cầu của những người muốn tìm hiểu sâu xa hơn.
(XBVN 10.5.2010)