Kính nhớ Bảy sự Thương khó Đức Trinh Nữ Maria – 15/8

SuThuongKhoDucBaMaria.jpg

 

Lòng đạo đức của các tín hữu tập trung trước hết vào cảnh nát lòng mà Đức Trinh Nữ phải chịu trong ngày Chúa cứu thế chịu nạn. Họ suy gẫm những nỗi đau của Mẹ. Khi Mẹ gặp Chúa Giêsu. Con Mẹ, vai vác thánh giá, lúc mẹ trên đỉnh Canvê đứng dưới chân thánh giá suốt ba giờ hấp hối của Chúa Giêsu, và trong khi Mẹ dự cuộc mai táng Chúa Giêsu, thực sự trọn cuộc đời Mẹ đầy những thương đau. Việc tôn sùng bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria, được một linh mục đạo đức là cha Jean de Coudenberghe thiết lập.

Đau lòng về những tai họa do cuộc nội chiến sau cái chết của nữ bá tước miền Bourgogne, Ngài chạy đến với mẹ sầu khổ. Để hun đúc lòng sùng kính của các tín hữu, Ngài đặt trong ba thánh đường thuộc quyền Ngài một tượng Đức Trinh Nữ với bản khắc bằng thơ, bảy hoàn cảnh đặc biệt đã làm cho Đức Trinh Nữ phải sầu khổ:

1. Lời tiên tri của Simêon.
2. Cuộc chạy trốn qua đất Ai cập.
3. Việc lạc mất Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
4. Việc Chúa Giêsu vác thánh giá.
5. Việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
6. Việc hạ xác Chúa Giêsu khỏi Thánh giá.
7. Việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ.

Ngày 25 tháng 10 năm 1495, Đức Alexandre VI chấp thuận hội Đức Mẹ sầu bi đã được thành lập tại Bỉ năm 1490. Những cuốn niên giám của hội chứng tỏ rằng việc tôn sùng bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria đã được phổ biến cách rộng rãi ở hai bên sườn núi Flandres.

Lễ kính nhớ bảy sự thương khó Đức Ttrinh Nữ Maria được cử hành vào ngày thứ sáu trước Chúa nhật Thương khó.

Tuy nhiên lòng sùng kính này còn có trước cả những cử hành trọng thể bề ngoài nữa. Tại Florence năm 1233 đã xuất hiện dòng tôi tớ Đức Bà, đặc biệt tôn sùng việc tử đạo của Ngài. Đến năm 1688, dòng này được đặc ân mừng một lễ thứ hai kính nhớ bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria. Ngày 18 tháng 9 năm 1814. Lễ này được Đức Piô VII cho mừng trong cả Giáo hội.

Việc kính nhớ lần thứ hai trong năm phụng vụ này xuất phát bởi ý tưởng cho rằng: trong mùa chay, Giáo hội tập rung vào mầu nhiệm cứu chuộc và không chú ý hoàn toàn vào các sự đau khổ của Mẹ Maria được. Cùng với Giáo hội kính nhớ một lần nữa bảy sự thương khó của Đức Trinh nữ Maria chúng ta chiêm ngưỡng mọi đau khổ của Ngài như sự đồng khổ với Chúa Giêsu, để cùng biết hiệp nhất mọi khó khăn trong đời chúng ta với cuộc khổ nạn hồng phúc của Chúa.