Dùng tiền: Phỏng vấn Linh mục Dòng Tên, kinh tế gia Etienne Perrot

Trước khi đi sâu hơn vào những kiến thức và hiểu biết về hoạt động từ thiện ở Pháp, chúng tôi hỏi linh mục Etienne Perrot để giúp chúng ta hiểu về mặt thần học và thiêng liêng của sự giàu có và việc xử dụng tiền bạc. Phức tạp hơn nhưng cũng đòi hỏi hơn là mới thoạt nhìn.

Étienne-Perrot.jpgJean-Marc Salvanès: Sự giàu có trong truyền thống Học thuyết Xã hội của Giáo hội dùng vào việc gì?

Etienne Perrot:
Trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội, sự giàu có là vì lợi ích chung, có nghĩa là sự tham dự của tất cả mọi người vào lợi ích của từng người. Mỗi người không bao giờ được thụ tạo một cách cá nhân, nhưng nó tất yếu là một bản thể, có nghĩa là tương quan không những liên cá nhân, mà còn tương quan với tập thể mà nó dự phần vào đó. Vậy, về mặt công lý giao tiếp (liên cá nhân) và công lý phân phối (phần mà Ban chỉ huy tập thể phải trả cho từng thành viên của mình), công lý gọi là «hợp pháp» tập hợp lại tất cả các bổn phận của từng người đối với tập thể mà họ thuộc về (trả thuế, bỏ phiếu, bảo vệ tố quốc, ngắn gọn các bổn phận dân sự).


Và sự giàu có cá nhân?

Ý tưởng về sự giàu có cá nhân không có trong từ vựng cũng như trong tư tưởng của Học thuyết Xã hội của Giáo hội. Bất cứ chiếm hữu cá nhân nào cũng phải chịu sự thế chấp của xã hội. Tài sản cá nhân (“dù là phương tiện sản xuất” chính xác là trong thông điệp Hiền mẫu và Tôn sư Mater&Magistra của Đức Gioan XXIII) là một quyền tự nhiên (có nghĩa là nó không lệ thuộc vào sự hợp pháp của con người). Nhưng trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội, nó luôn là bản chất xã hội của con người (chứ không phải khái niệm tự do được ghi trong Bộ Luật Napoléon, cho rằng cá nhân là một chủ quyền nhỏ không có trách nhiệm với ai).

Trong bối cảnh này, tiền bạc là dấu hiệu của gì?

Tiền bạc luôn là dấu hiệu của lao động; nhưng trong các xã hội tiền tệ hóa, công việc được định giá bởi thị trường; đđó là điều Học thuyết  Xã hội của Giáo hội đặt vấn đề (không giống như việc giải thích thiên vị trong thực tế của Fredrick Hayek.) Ông giải thích sai khái niệm Công giáo “đánh giá chung” như thể nó được định giá bởi thị trường.

Điểm này đã được nhấn mạnh từ thông điệp xã hội đầu tiên, Tân Sự, Rerum Novarum năm 1891.

Cho dù đó chỉ là giá hoặc mức lương công bằng, truyền thống Công giáo quy điểm chuẩn về “đánh giá chung”, có nghĩa là đánh giá của cộng đồng và trong cộng đồng.

Nhưng đặc điểm của một cộng đồng, là mỗi người được nhận với các phẩm chất và các hạn chế của mình và các nhu cầu riêng của mình – kể cả nhu cầu của gia đình; và cũng đóng góp theo khả năng của mình. Như thế đây không phải là đánh giá bởi thị trường, thị trường chỉ là một phương tiện để đưa ra những cái hiếm và những người có tiền sẵn sàng trả.

Hơn nữa, khi thị trường cạnh tranh, nó hoạt động để loại trừ, có nghĩa là ngược với sự bao gồm, một đặc tính riêng của mọi cộng đồng.

Vậy, muốn làm giàu có phải là một mục đích đáng khen ngợi không?

Làm giàu cho ai? Tại sao? Và để cho khi nào? Tất cả những chi tiết này cần thiết để chứng minh cho việc xử dụng tiền cho đúng. Để được xứng đáng là con người, sự làm giàu phải là một mục tiêu có ý nghĩa; đó là trong sự hài hòa với các giá trị, cảm xúc và trí tưởng tượng của người đàn ông hay phụ nữ sử dụng nó.

Sự kiện có thể đóng góp nhiều hơn so với người khác cho lợi ích chung có làm cho đương sự có quyền hay có các ưu tiên không? Ngược lại, sự kiện đóng góp khiêm tốn có làm cho quyền của mình bị giảm không? Tại sao?

Mỗi người đóng góp vào lợi ích chung tùy theo tình trạng, khả năng, phương tiện của mình, kể cả tiền bạc. Đóng góp nhiều hơn cho lợi ích chung chỉ cho đương sự có quyền được các phương tiện để phục vụ tốt nhất (có hiệu quả hơn, vì hiệu quả không phải về mặt đạo đức tùy chọn). Người ta có thể không thực sự nói về “lợi ích” vì mỗi người phải tìm thấy trong việc đóng góp cho lợi ích chung sự triển nở toàn diện mà họ mong có được – hiểu rằng sự triển nở này là riêng cho mỗi người và không thể so sánh, mỗi người là một cá thể trên một lộ trình đặc biệt.

Thành ngữ diễn tả theo đó, người ta không bao giờ “hưởng huê lợi của tài sản mình”, theo cha có mô tả mối quan hệ mà con người được nhắc về tiền bạc không?

Khái niệm về huê lợi là không đầy đủ; nó bao hàm một loại trợ cấp không bù lại. Theo tôi, một công thức tốt hơn là công thức của John Calvin “Rằng mỗi người nên nghĩ mình là người tiêu tiền của Chúa trong tất cả những gì mình có.” Trong thế kỷ thứ mười sáu, người tiêu tiền là người quản lý phụ trách làm sinh lợi cơ nghiệp của Chủ theo tinh thần mong muốn của chủ. Ưu điểm của công thức này là nó chỉ định ý nghĩa: nó chỉ đạo tất cả hướng về lợi ích chung, làm thế nào để mỗi người có thể đóng góp tốt nhất, theo các phẩm chất của mình; cho sự triển nở của tất cả các người khác (và không chỉ đối với đa số: tất cả các  người khác, có nghĩa là cả những người ở bên lề, những người “không ai lo” của xã hội).

Cha có lời khuyên nào cho những người suy nghĩ về cách dùng tiền của họ?

Để quyền lực của tiền bạc tuân phục quyền lực của lương tâm. Để làm được, phải trả lời ba câu hỏi: 1) xác định các mục đích (mang ý nghĩa đối với tôi và cho những người gánh chịu hậu quả các hành động của tôi); 2) tỷ lệ các phương tiện (sự phí phạm không những là phản-sản xuất nhưng về mặt đạo đức là không bào chữa được); 3) Chia sẻ rủi ro với tập thể mà mình thuộc về (gia đình, công ty, hiệp hội, quốc gia).

Như vậy, không tốt, cũng không xấu trong việc dùng tiền không?

Không, trong chừng mực mà các quyết định, chi tiêu cũng như mua sắm qua các chỉ tiêu của cái gì là công chính: Cho ai? Khi nào? Ai sẽ gánh chịu chi phí, các cú đập, và sự phụ thuộc? Không có một sử dụng đặc biệt nào của tài sản cá nhân được ưu tiên. Tính ưu việt của lương tâm cá nhân (suy nghĩ chín chắn và giác ngộ) đã được Thánh Tôma Aquinô trình bày rất rõ ràng trong Tổng Luận Thần Học, Summa Theologica  (phần đầu của Phần II, câu 19, điều 5).

Trả thuế nhiều có được xem là cho?

Trong truyền thống hồi giáo, tiền tô đóng cho nhà thờ bao gồm tất cả mọi loại thuế. Trong truyền thống Do Thái, hiến tặng phải ít nhất bằng tiền tô (10% lợi tức) nhưng, theo giáo sĩ Riveline, phải dưới 20% (vì sự giàu có là một trách nhiệm mà chúng ta không được thoái thác lấy cớ vì muốn tự nguyện nghèo). Trong truyền thống công giáo, nhạy cảm với những người sống cực kỳ bên lề, tiền thuế không thể biện minh cho việc không hiến tặng. (Vì Cơ quan quản lý điều hành công việc phải vượt lên các tình trạng cá nhân của mỗi người).

Liệu có thể hiểu, người giàu, khi họ đã làm xong các bổn phận đối với xã hội, thì họ không còn trách nhiệm với ai về tài sản của họ không?

Câu hỏi đặt ra là sai. Vì phải trả lời là KHÔNG. Vì đối với xã hội, đó mới chỉ là một chiều kích của con người. Như thế sẽ làm giảm mọi công lý xuống thành công lý pháp lý. Nhưng con người cũng ở trong quan hệ với người bên cạnh – người mà họ gần hoặc họ tới gần.

Mối quan hệ này với người bên cạnh được qua trung gian, vì Học thuyết Xã hội của Giáo hội thường nhấn mạnh dưới tên “các cơ quan trung gian” (gia đình, công đoàn, hiệp hội). Nó xa loại triết lý tự do để cá nhân một mình trước nhà nước (dù là Nhà nước bảo bọc tất cả).

Étienne Perrot, linh mục Dòng Tên, kinh tế gia, chuyên gia về các hiện tượng của trợ cấp và kinh tế của tham nhũng. Tác phẩm xuất bản gần đây: Nhận định trong quản lý (DDB 2013), Linh Thao để  quản lý (DDB 2014)

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 10.08.2016/
temoignagechretien.fr, Jean-Marc Salvanès, 2016-07-09)