Một Hội nghị bàn tròn ở Đan viện Kergonan kết thúc về tầm quan trọng của sự khẩn cấp phải làm chứng cho đức tin
Hội chợ sách kitô giáo ở Đan viện Kergonan
Từ năm 2015, mỗi mùa hè, Đan viện Sainte-Anne de Kergonan ở vùng Morbihan đều tổ chức hội chợ sách kitô giáo, «Đọc ở Đan viện». Năm nay, chủ đề là nét đẹp. Trong vòng ba ngày, từ 15 đến 17 tháng 7, 2016, hơn bốn mươi tác giả và nghệ sĩ đến giới thiệu tác phẩm của mình và tham dự các hội nghị bàn tròn, một trong các chủ đề là sự trở lại của người hồi giáo. Kết quả của những cuộc thảo luận này là trọng tâm của thời sự.
Ngoài mọi mong chờ, kitô giáo lôi cuốn
Bà Nadia Piccard, người gốc Algeria, cùng với gia đình, bà đến Pháp từ khi còn nhỏ. Dù bị gia đình bức bách đe dọa hung dữ, bà cũng trở lại kitô giáo và từ đó, bà nói lên lời chứng và tình yêu của mình đối với Chúa Kitô. Còn đối với ông Marc Fromager, giám đốc quốc gia của tổ chức Giúp Giáo hội gặp Khó khăn, ông thường được mời đi nói chuyện về số phận của tín hữu kitô trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Ông là tác giả nhiều sách nói về các kitô hữu bị bách hại.
Được Đan viện Kergonan mời đến nói chuyện, hai văn sĩ nói về tình trạng của các tín hữu kitô và các người hồi giáo trở lại. Khi các vụ tấn công của hồi giáo gia tăng ở Pháp và khắp nơi trên thế giới, khi con số các kitô hữu tử đạo gia tăng, thì làm cho kitô giáo có nét «lôi cuốn». Ở Pháp có khoảng «2000 người hồi giáo trở lại; năm lần lớn hơn ở Ả Rập Xauđi; hơn 6 triệu người ở Indonêsia; 600 000 người ở Nigêria, 400 000 người ở Iran…». Người hồi giáo không có một lý do nào để họ trở lại khi thấy cơn ác mộng rình rập họ, rất mạnh từ áp lực của chính quyền, gia đình và bạn bè của họ. Nhưng họ khao khát tôn giáo của tình yêu và lòng tha thứ này.
«Không phải các tín hữu kitô Pháp, nhưng Chúa Kitô can thiệp vào trong các cuộc trở lại của chúng tôi. Chúa Giêsu Kitô muốn tụ họp con cái mình lại, vì chỉ có một Đấng Cứu Rỗi.» Các người Đông phương gắn bó rất nhiều đến tầm quan trọng của các dấu chỉ, giấc mơ, các lần hiện ra, qua đó họ trở lại. Phúc âm hóa càng ngày càng hiếm
Điều khẩn cấp là không được im lặng về đức tin của mình
Đứng trước phong trào hồi giáo lên cao ở Pháp, con số tín hữu kitô giảm mỗi ngày. Bà Nadia Piccard nhấn mạnh đến sứ mệnh của kitô hữu. «Họ có một cái gì mà người hồi giáo không có: Tình yêu. Họ phải loan báo Chúa Kitô, giải thích đức tin của mình, đọc Thánh Kinh hơn là cố gắng hiểu hồi giáo qua Kinh Coran. Chính qua tình bạn mà các tín hữu kitô đã chạm được vào tâm hồn của người hồi giáo». Thế mà đà vươn lên của tín hữu kitô cực kỳ khiêm tốn. Nước Pháp cảm thấy có một sự căng thẳng, nhưng họ thích im lặng và không muốn đào sâu thêm các cuộc gây gỗ, nếu không phải là để tìm một giải pháp. «Chính sự im lặng đó giết các tín hữu Kitô!»
Các người hồi giáo thấy các người hồi giáo khác trở lại, họ đặt câu hỏi. Một vài người tìm cách khám phá kitô giáo, nhưng không may, ít người lắng nghe họ vì sợ hồi giáo. Ở Phương Tây, buồn thay có một sự chạy trốn trước. Các lời chứng ở Đông phương được ông Marc Fromager nêu lên thì giống như bà Nadia chứng kiến: «Các bạn hãy chờ để sống như vậy ở Pháp. Các tín hữu phải thay đổi và khi đi lễ về, phải nói về Chúa Kitô với hết cả tấm lòng của mình. Đừng sợ khi nói đến đức tin của mình».
(Phanxico.vn)