Câu hỏi của bé trai Albin, 5 tuổi
Albin nghe kể về những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu và Phục Sinh. Khi bố của bạn ấy đề cập đến từ « sống lại », câu hỏi nảy sinh : « Sống lại có nghĩa là gì ? ». Thật không hiển nhiên nói về màu nhiệm Phục sinh cho các trẻ nhỏ.
Khoảng từ 4 đến 5 tuổi, trẻ em hiểu rằng tất cả những gì sống sẽ chết một ngày nào đó như : những bông hoa, các loài động vật, ngay cả ông của mình nữa… nhưng vậy thì nói về đời sau như thế nào ? sự sống sau khi chết ? sự đổi thay không thể tin nổi từ cõi chết đến sự sống ?
Mỗi người trả lời theo sự xác tín và đức tin của mình.
Với các em nhỏ, chúng ta có thể đã bắt đầu nói với chúng về sự biến đổi mà chúng biết rõ như trạng thái mùa xuân lại đến ngay sau mùa đông lạnh giá tàn phai, hay như ban ngày trở lại sau một đêm trường. Và còn có một sự biến đổi khác mà kitô hữu gọi là « Phục sinh ».
Phục sinh là sống một lần nữa sau khi đã chết. Tuy nhiên sống sau khi chết điều này lại thách thức sự tưởng tượng… Trong những câu chuyện kể làm cho sợ về hạng người chết vẫn sống đó là ma, hồn ma, hoặc cái gì đó thuộc loại này. Thế mà chỉ có Chúa Giêsu Phục sinh thì lại không như tất cả những cái đó : Phục sinh là chỗi dậy từ cõi chết và trở nên sống như Thiên Chúa hằng sống. Sau khi chết trên thập giá, vào buổi sáng Phục Sinh, Đức Giêsu sống với một cách thức mới mẻ.
Đức Kitô chết vì chúng ta, sau đó Ngài sống lại cách lạ lùng ! Và khi chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã có thể chết cho cái chết của chúng ta và lại sinh ra một sự sống mới, chúng ta cũng tin vào lời hứa về cùng một sự sống ấy dành cho mỗi chúng ta : « (…) ai theo Ta sẽ không bước đi trong tối tăm, nhưng sẽ có được ánh sáng đem lại sự sống » (Ga 8, 12). Lời hứa về sự sống mới luôn là màu nhiệm đối với những người lớn cũng như các trẻ em.
Trong các Tin mừng, những trình thuật sau Phục sinh giúp chúng ta làm sáng tỏ về Chúa Giêsu sống lại. Chẳng hạn khi Người đi với hai môn đệ trên đường Emaus nhưng các ông lại tưởng là một khách bộ hành nào đó. Phục sinh là sống với một thể thức hoàn toàn khác mà người ta không thể nhìn nó bằng mắt thường.
Chắc chắn, tất cả những điều này hiển hiện đối với các em có vẻ xa lạ, nhưng cái chính yếu đối với chúng là có thể nắm bắt một cách đơn sơ rằng khi chúng ta cầu nguyện, thì chính Đức Giêsu bằng ngôi vị hiện diện ở giữa chúng ta, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy Ngài : « Đâu có hai hay ba người họp lại nhân danh Ta, thì Ta ở giữa chúng » (Mt 18, 20). Hoàn toàn có thể tín thác cho Ngài niềm vui, nỗi buồn của chúng ta, hoặc nói với Ngài cũng như lắng nghe Ngài…
Chúa Giêsu Phục sinh chỉ cho chúng ta thấy rằng đàng sau sự chết có một sự sống đời đời : « Và Thầy sẽ ở cùng anh em hết mọi ngày cho đến tận thế » (Mt 38, 20). Tin rằng, cũng như Đức Giêsu, tình yêu Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi chết là một niềm hy vọng lớn lao đối với tất cả người nam, người nữ cũng như trẻ em !
Tăng Kỳ Mục chuyển ngữ
Nguồn : Nhật báo La Croix, Thứ Bảy 26, Chúa Nhật 27 tháng Ba 2016