Trung Quốc thắt chặt kiểm soát lên Phật giáo Tây Tạng

Đây là tôn giáo mới nhất được biết sẽ bị “Trung Quốc hóa” để trở nên phù hợp với đường lối của đảng

controls-on-Tibetan-Buddhism.jpg
Hai vị tu sĩ trên đường vào Tu viện Ganden Sumtsenling ở
Shangri-La, Dinqing, Vùng Tự trị đa số người Tây Tạng ở
miền tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hôm 1-5. Ảnh: AFP

Quan chức hàng đầu Trung Quốc, Yu Zhengsheng yêu cầu lãnh đạo các tôn giáo ở Tây Tạng kháng cự lại ảnh hưởng của nước ngoài lên Phật giáo bằng cách đưa ra những ràng buộc gắt gao lên tự do thờ phượng của vùng tự trị.

Ông Yu là một trong bảy Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, giám sát Tổ chức Mặt trận Thống nhất, bộ phận xây dựng đường lối cho Ban Quản lý Tôn giáo Nhà nước (SARA) – cơ quan quản lý tôn giáo chính thức của nước cộng sản vô thần.

Ông viếng thăm Tu viện Galden Jampaling ở Tây Tạng ngày 13-8, theo hãng tin nhà nước Xinhua. Ở đây, ông yêu cầu Phật giáo giữ gìn tinh thần quốc gia và đoàn kết dân tộc. Yu nói Phật giáo Tây Tạng tốt hơn nên đồng hành với chủ nghĩa xã hội, lời kêu gọi ngụ ý “Trung Quốc hóa” tôn giáo.

Wang Zuoan, người đứng đầu SARA, viết trên tờ báo đảng có ảnh hưởng, Study Times rằng tôn giáo nên được Trung Quốc hóa trong yêu cầu gìn giữ và bảo vệ ý thức hệ nhà nước.

Maya Wang, nhà nghiên cứu ở tổ chức Quan sát Nhân quyền châu Á, nói nhà cầm quyền kêu gọi Trung Quốc hóa Phật giáo Tây Tạng là nói cho nghe êm tai.

“Đó là lời cảnh báo lãnh đạo các cơ sở tôn giáo ở đây rằng họ bắt buộc phải theo đảng và loại bỏ tất cả các tiếng nói trái chiều, những người nghi vấn về chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng”, bà nói.

Lời kêu gọi Trung Quốc hóa tương tự ngôn ngữ Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình đã sử dụng cho Kitô giáo và Hồi giáo trong cuộc họp cấp cao về tôn giáo hồi tháng Năm – một cách đẩy các tôn giáo nước ngoài ra để phát triển “đặc tính riêng của Trung Quốc”.

Ông Tập nói tại hội nghị, “Chúng ta kiên quyết bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước ngoài qua đường tôn giáo và ngăn chặn sự xâm phạm tư tưởng bởi những người theo chủ nghĩa cực đoan”, theo truyền thông nhà nước.

Chính quyền Trung Quốc “đẩy mạnh nỗ lực kiểm soát tôn giáo qua việc ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài”, William Nee, nhà nghiên cứu Trung Quốc của Ân xá Quốc tế nói. Tìm kiếm sự thay đổi học thuyết để thực hành tôn giáo “phù hợp hơn với đường lối đảng Cộng sản”.

Song song đó, đảng Cộng sản tăng cường tuyên truyền chống lại phương tây trong nước, chuyến viếng thăm của ông Yu đến Tây Tạng là phản ứng chống lại ảnh hưởng của nước ngoài mới nhất.

Cũng trong tháng này, chính quyền phát hành video nói các luật sư đòi nhân quyền là âm mưu của Hoa Kỳ, một hành động bôi nhọ các nhà ngoại giao nước ngoài vì vai trò của họ trong giới bất đồng Trung Quốc.

“Chính quyền gia tăng tuyên truyền trong nước”, Nee nói tiếp. “Đẩy mạnh ý nghĩ ‘thế lực thù địch bên ngoài’ đang thúc đẩy cho ‘cách mạng màu’ – nhằm thay đổi chế độ [tên được đặt tương ứng sau cách mạng tím và cam ở các nước Cộng hòa Czech và Ukraine] – đó là các thế lực nham hiểm ‘xâm nhập vào’ tôn giáo và trợ giúp các phong trào ly khai”.

Nee thêm rằng điều này đặc biệt khó hiểu ngay chính ở Trung Quốc, nơi các vấn đề thông thường bị quan trọng hóa chính trị ở những vùng dân định cư của các nhóm thiểu số.

Khi đó trong tháng Bảy, chính quyền đẩy mạnh phá hủy học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới ở Tứ Xuyên. Các nguồn tin nói đảng có kế hoạch cải tạo lại học viện cho mục đích du lịch và cư dân ở đây bị trục xuất, kể cả người Tây Tạng.

Wang nói, “Điều có thể rằng ông Yu đưa ra ý kiến theo mệnh lệnh củng cố lại vùng miền trung của chính quyền theo cách cứng rắn – đó là cách xem tôn giáo như là vấn đề an ninh quốc gia – ra tay đánh đổ các vấn đề nan giải trước.

Bắc Kinh cho rằng Tây Tạng được giải phóng vào năm 1951 khi quân đội của Mao Trạch Đông xâm chiếm vùng độc lập này. Tự thiêu là cách phản đối phổ biến ở đây: từ 2009, ước tính có khoảng hơn 140 người Tây Tạng tự thiêu phản đối các giới hạn văn hóa.

(Jacob Haifeng từ Hồng Kông, Trung Quốc,
UCAN 24.08.2016)