Thánh Phanxicô và hòa bình

Ngày nay, khi hoà bình thế giới lại bị đe doạ trầm trọng và loài người đứng trước những vấn đề to lớn hệ trọng như nạn khủng bố, chạy đua vũ trang, ô nhiễm môi trường sinh sống, bất công trong các quan hệ quốc tế và đặc biệt trong các trao đổi thương mại giữa các nước giàu và các nước nghèo… thì rất nhiều người trong Giáo hội Công giáo và cả ngoài Giáo Hội lại hướng nhìn về Thánh Phanxicô Assisi.

22-thanhPhanxico.jpgTại sao? Một vị thánh sống cách đây 8 thế kỷ, thử hỏi ngài có gì để nói với chúng ta hôm nay trước những vấn đề nóng bỏng như trên? Ngài có thể dạy tađiều gì, đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình?

Năm 1982, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh thành Assisi, ông Kurt Waldheim lúc bấy giờ là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã gửi cho Dòng Phanxicô một bức thông điệp ngắn nguyên văn như sau:

Cuộc kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Thánh Phanxicô phải là một nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta. Qua việc làm cũng như lời dạy của ngài, Thánh Phanxicô đã trở nên biểu tượng cho hoà bình, cho việc bảo vệ môi sinh và cho tình thương đối với người nghèo. Chúng tôi thấy sứ điệp của ngài được vang vọng trong một số lý tưởng cao đẹp nhất của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

Ngàiđã chủ trương hoà bình giữa các dân tộc và yêu cầu các môn sinh của ngài đừng mang vũ khí – ngày nay Liên Hiệp Quốc hoạt động cho hoà bình và cho việc giải trừ quân bị giữa các quốc gia. Ngài đã biểu lộ tình thương và lòng tôn trọngđối với thiên nhiên và mọi sinh vật – Liên Hiệp Quốc cũng nỗ lực cho công cuộc duy trì và bảo vệ môi sinh ở mọi nơi. Ngài là vị thánh của người nghèo – Liên Hiệp Quốc tìm cách chấm dứt nỗi thống khổ và tình trạng bóc lột của hàng triệu con người đang hứng chịu, và Liên Hiệp Quốc đứng ra bênh vực quyền lợi người nghèo, người bất túc và nạn nhân của bất công và kỳ thị.

“Thật là đúng lúc để nhắc lại rằng bản huấn thị phổ quát đầu tiên của nhân loại là Bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đã được ký kết tại thành phố mang tên vị thánh,đó là thành phố San Francisco”.

“Còn nhiều việc phải làm để thực hiện giấc mơ của Thánh Phanxicô về một thế giới hoà bình, công bằng và hoà hợp…”.

Nhưchúng ta thấy, ông Kurt Waldheim đã nhấn mạnh tới tính hợp thời của sứ điệp Thánh Phanxicô.

Vậyđể trả lời những câu hỏi trên đây, thiết tưởng không gì hơn là khai triển và minh hoạ những lời tuyên bố của ông Tổng Thư ký.

Phanxicô, con người của hoà bình và hoà giải

Không những Phanxicô mơ về một thế giới hoà bình và hoà hợp mà hơn nữa ngài đã dấn thân cổ vũ và hoạt động cho một thế giới như thế.

Năm 1226, vào những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, Phanxicô rất đau lòng khi nghe tin Đức Giám mục và ông Thị trưởng Assisi kình địch nhau. Vị Giám mục thì ra vạ tuyệt thông cho ông thị trưởng, còn ông này thì cấm không ai được mua bán hoặc ký kết khế ước với Đức Cha. Phanxiô nói với anh em:

“Thật là xấu hổ cho chúng ta những người làm tôi Chúa, vị Đức Giám mục và ông Thịtrưởng thù ghét nhau như thế mà chẳng ai đứng ra hoà giải” (Gương trọn lành,101).

Người ta tự hỏi: Thế bản thân ngài làm được gì khi mà đôi mắt đã gần mù và thân xác kiệt quệ phải nằm một chỗ? Phanxicô đã làm một việc bất ngờ và có thể nói “rất Phanxicô”, đó là thêm vào Bài ca Vạn vật mà ngài đã sáng tác trước đó ít lâu, một phiên khúc ca ngợi hoà bình và tha thứ, rồi gửi anh em đi mời ông Thịtrưởng tới Toà Giám mục. Khi ông tới nơi và hai người gặp nhau, các môn đệ Thánh Phanxicô nhân danh ngài, cất tiếng hát Bài ca Vạn vật cùng với phiên khúc mới. Và điều ít ai ngờ đã xảy tới: khi tiếng hát vừa dứt, ông Thị trưởng và Đức Giám mục nắm tay nhau nói lời hoà giải và ôm hôn nhau thắm thiết.

Hoà bình là một trong những giá trị cơ bản mà Thánh Phanxicô ấp ủ và thực hiện suốt cả cuộc đời. Là một người sống Tin Mừng triệt để, ngài không thể làm ngơ trước một xã hội xâu xé, đầy bất công và hận thù, bạo lực và chiến tranh. Mỗi lần bắtđầu giảng, ngài đều nhắc tới hoà bình với lời chào: “Xin Chúa ban bình an cho anh chị em” (1 Cel 23). Ngài quan niệm nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng như một sứmạng hoà bình và giao cho các môn đệ sứ mạng đó. Ngài nói với họ:

“Anh em rao giảng hoà bình bằng lời nói, thì cũng phải an hoà trong lòng mình. Đừng làm dịp cho người khác tức giận và vấp ngã, nhưng chớ gì mọi người thấy thái độhiền hoà của anh em cũng sẽ biết sống hoà bình, nhân hậu và thuận hoà, bởi vìơn gọi của chúng ta là săn sóc người bị thương, băng bó kẻ bị giập gãy và kêu gọi kẻ lầm lạc trở về” (Ba người bạn 58).

Bản thân ngài nhiều lần can thiệp để hoà giải những phe nhóm kình địch và những thành phố lâm chiến, như Pêrusia, Bologna, Arezzo, Sienna và Assisi.

Rất tiêu biểu cho thái độ của Thánh Phanxicô là chuyến đi Palestin cùng với đoàn quân Thập Tự năm 1219. Vì tinh thần tôn trọng con người và các nền văn hoá, Phanxicô cảm thấy ngỡ ngàng phần nào trước chỉ thị của Đức Giáo hoàng Innocentio III loan báo cuộc Thập Tự chinh lần thứ 5 chống lại người Hồi giáo nhằm chiếm lại Thánh Địa. Bởi thế, tuy ngài cùng đi nhưng không phải như một chiến binh, mà trong tư cách một sứ giả Hoà bình. Không vũ khí tự vệ, ngài đến trướcđạo quân Hồi giáo và xin phép được gặp vua Malik al-Kamil, vua Ai Cập. Sử sách kể rằng thái độ bao dung và kính trọng của Thánh Phanxicô cũng như tinh thần yêu chuộng hoà bình của ngài đã để lại ấn tượng tốt đẹp sâu sắc và hơn nữa đã gâyđược lòng thiện cảm của nhà vua. Tuy Phanxicô đã không thành công hơn, nhưng cửchỉ của ngài đã mở đường cho một cách thức quan hệ mới với người Hồi giáo, dựa trên sự hiểu biết, thông cảm và đối thoại thay cho sức mạnh, dù là sức mạnh của vũ khí, của quyền hành, hay của con người tự biết là có chân lý và có văn hoáđể ban phát cho kẻ khác. Bộ Luật Dòng của Thánh Phanxicô là bộ luật dòng đầu tiên dành nguyên cả một chương để nói về những tu sĩ đi dến giữa người Hồi giáo. Thánh Phanxicô viết rõ là “đến giữa” (inter saracenos) chứ không phải “đi tới” (ad saracenos). Điều đó có nghĩa là người Hồi giáo tiên vàn không phải là một mục tiêu để chinh phục cho kỳ được, mà là người để các anh em cùng sống với. Bởi thế, thánh nhân vạch ra cho anh em thừa sai hai cách truyền giáo:một là sống hiền lành, hiếu hoà không tranh luận hoặc kiện tụng, sống khiêm nhường tùng phục mọi người vì Chúa, và nhận mình là người Công giáo. Hai là nếu thấy đó là thánh ý Chúa thì mới rao giảng Lời Chúa (Bản Luật II, ch. 16). Qua kiểu nói của Thánh Phanxicô, ta thấy rõ là cách thứ nhất là cách phổbiến và ưu tiên, cách thứ hai (tức là rao giảng) là cách đặc biệt, cần được Chúa tỏ cho biết mới dùng tới.

Bất kỳ ở đâu, người môn đệ Phanxicô phải ăn ở như những người “anh em” và những người “hèn mọn” đúng như tên gọi của họ là Anh Em Hèn Mọn. Ngài viết trong luật dòng: “Tôi khuyên anh em khi đi ra giữa đời, đừng gây sự và cãi vã với ai, cũng đừng xét đoán ai, những hãy hiền lành, hiếu hoà và từ tốn, nhân hậu và khiêm nhường, ăn nói tử tế với hết mọi người sao cho xứng hợp” (Luật I, ch. 3).

Trong bản Luật Dòng Ba, tức là luật cho những người ở bậc giáo dân, sống trong giađình nhưng theo tinh thần Thánh Phanxicô, có một quy định rất đặc biệt là cấm tất cả các thành viên dòng ba mang vũ khí và tuyên thệ. Trong chế độ phong kiến thời ấy, người dân phải tuyên thệ trung thành với các lãnh chúa. Hậu quả là các lãnh chúa phải bảo vệ con dân của mình, song nghĩa vụ của người dân còn nặng nềgấp bội: họ phải thần phục lãnh chúa, phải nộp sưu nộp thuế, và phải mang vũkhí đánh giặc cho lãnh chúa. Mà thời đó, chiến tranh giữa các lãnh chúa là việc quá thông thường. Một quy định như quy định của Luật Dòng Ba Phanxicô, có nghĩa thực tế như một sự từ chối trật tự phong kiến và phản đối chiến tranh. Và dĩnhiên là các thành viên Dòng Ba bị các lãnh chúa bắt bớ, nhưng bằng nhiều sắc chỉ liên tục, các Đức Giáo hoàng Hônôriô III và Grêgôriô IX đã bảo vệ họ thành công.

Quảthực, Thánh Phanxicô đã góp phần to lớn vào việc hoà giải trong môi trường Kitô giáo và làm dịu bớt mối quan hệ thù nghịch giữa Kitô giáo và Hồi giáo trong thời đại ngài, bằng những hành động cụ thể và nhất là bằng cách gợi ra một mô hình xã hội mới, dựa trên một cái nhìn mới mẻ về con người, về xã hội và vềthiên nhiên vạn vật.

Thánh Phanxicô, người anh em của mọi người và mọi thụ tạo

Hoạt động ráo riết của Thánh Phanxiô cho hoà bình phát xuất từ một ý thức hết sức mãnh liệt về toàn thể loài người và đến cả vạn vật như một gia đình, và về thếgiới này như một mái nhà chung. Người ta phải sống với nhau như anh em. Hơn nữa, con người cũng phải yêu mến và kính trọng thiên nhiên vạn vật như phát sinh cùng một nguồn gốc với mình. Phanxicô có một khả năng thông cảm và hiệp thông lạ lùng.

Đối lại với một xã hội xây dựng bằng tôn ti trật tự, và trên sự thống trị của tiền bạc, Phanxicô phác ra một mô hình xã hội hoàn toàn khác và theo cách thức riêng của mình, ngài bắt đầu xây dựng nó.

Trong Bản Di Chúc của ngài, khi quay nhìn lại bước đường mình đã đi, thánh nhân viết: “Chúa đã ban cho tôi, tu sĩ Phanxicô, ơn bắt đầu cuộc đời sám hối như thế này. Khi tôi còn sống trong tội lỗi, trông thấy người phung đối với tôi là điều rất ghê tởm, nhưng chính Chúa đã dẫn tôi đến giữa họ và tôi đã phục vụhọ… Ít lâu sau đó tôi rời bỏ thế gian”.

Điềuđáng chú ý là: đối với Thánh Phanxicô, cuộc gặp gỡ với người phung là một kinh nghiệm gặp gỡ Chúa có tính quyết định. Người phung tiêu biểu cho hạng người cùng rốt trong bậc thang xã hội, và hơn nữa còn bị xã hội loại trừ.

Chúng ta biết rằng hệ thống phong kiến là một cơ cấu chặt chẽ từ trên xuống dưới, trong đó mỗi cá nhân, mỗi giai cấp có chỗ đứng rõ ràng, bất di bất dịch. Giai cấp thống trị là các lãnh chúa, các nhà quý tộc. Giai cấp bị trị, gọi chung là thứ dân, đại đa số là nông dân nghèo, lệ thuộc một lãnh chúa, khai thác ruộngđất của lãnh chúa và giao ước trung thành với lãnh chúa về mặt kinh tế và xã hội.

Vào thời Thánh Phanxicô, xuất hiện một giai cấp thứ ba là giai cấp tư sản thành thịnhờ buôn bán làm giàu mà bắt đầu trở nên một lực lượng chính trị xã hội mới. Dấu hiệu giàu sang của giai cấp quý tộc phong kiến là ruộng đất và chức tước, còn dấu hiệu giàu sang của giai cấp tư sản thành thị là tiền bạc.

Giai cấp tư sản đã liên kết với những người nghèo khổ ở thành thị để lập nên Công Xã tự trị để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng thành công rồi, xã hội công xã cũng chia thành hai giai cấp: giai cấp thống trị gọi là “đại nhân”(majores) gồm những người giàu có, nắm quyền kinh tế và chính trị trong tay, và giai cấp bị trị, gọi là những “người hèn mọn” (minores), gồm những thợthủ công, những người làm thuê và những nông dân bỏ trốn làng mạc và chế độnông nô ra sinh sống ở thành thị.

Phanxicô xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có, tức là thuộc giai cấp tư sản thành thị. Lúc đầu, ngài chấp nhận cái xã hội đó và những lý tưởng của nó là: tiền tài quyền thế và danh vọng. Nhưng rồi dần dần ngài cảm thấy không thoả mãn với những lý tưởng đó. Ngài bắt đầu rút lui ra khỏi đời sống xã hội và suy nghĩ. Chính lúc đó ngài gặp người phung. Lui tới săn sóc hạng người này, Phanxicô khám phá ra khía cạnh nhân bản của nỗi cùng khổ của họ và giá trị của họ. Ngài bắt đầu thấy rằng đời sống xã hội ở Assisi là không công bằng. Ngài không thích ứng với thực tại bởi vì còn biết bao kẻ bị loại trừ.

Vậy gặp gỡ người phung đối với Phanxicô là đoạn tuyệt với xã hội hiện có. Ngài viết: “Ít lâu sau khi gặp người phung, tôi từ bỏ thế gian”. Thế gian đây có nghĩa là đời sống tội lỗi, nhưng đồng thời cũng là cái thế giới của xã hội Assisi. Cuộc trở lại của ngài cũng là một sự thay đổi giai cấp.

Bây giờ ngài đến ở giữa người nghèo khổ, lúc đầu cốt để phục vụ họ, rồi dần dầnđồng hoá mình với họ. Người đương thời gọi ngài với cái tên rất đúng là “Anh Nghèo” (poverello). Còn ngày nay người ta quen gọi ngài là vị Thánh Nghèo.

Phanxicôđã nghiệm ra rằng muốn trở thành người anh em của mọi người và muốn được mọi người nhìn nhận điều đó, cần phải trở nên người hèn mọn, người cùng rốt, không còn gì làm cho ai bị đe doạ, chỉ còn duy nhất một trái tim mở rộng và đôi tay sẵn sàng phục vụ mà thôi.

Chính vì thế mà đặt tên cho Hội Dòng của mình là Dòng Anh Em Hèn Mọn (Fratres Minores). Tên gọi này rõ ràng có ý nghĩa xã hội. Phanxicô muốn thực sự xác định vị trí của mình và anh em mình giữa hạng thứ dân thành thị. Và ngài bắt dầu xây dựng cộng đoàn các môn đệ của ngài theo mô hình xã hội mới mà ngài mơ tưởng: Ở đây tất cả mọi người đều là anh em, hoàn toàn bình đẳng, không phân cấp, không quyền hành chức tước, không tiền bạc của cải. Phanxicô viết trong Luật Dòng: “Vì Đức Ái, anh em hãy tự nguyện phục vụ nhau và vâng lời nhau” (Luật I, ch. 6).

Cộng đoàn huynh đệ phải mở rộng ra với hết thảy mọi người. Truyện cổ viết rằng, ngày kia Bà Chúa Nghèo đến thăm viếng nơi anh em ở, Bà hỏi Tu viện anh em ở đâu, thì anh em đã dẫn Bà lên một ngọn đồi, đưa tay chỉ về tứ phía chân trời mênh mông và nói: “Đấy là Tu viện của chúng tôi”. Ở đâu anh em cũng phải tỏ ra là anh em với nhau mà hơn nữa, còn là anh em của mọi người trong thái độ thân ái, kính trọng, hiền hoà và tùng phục. Nhất là anh em phải vui mừng khi được ở giữa những người nghèo khó, hèn mọn và bệnh tật.

Phanxicô có một cái nhìn về con người rất lạc quan trong cơ bản. Không được đẩy ai ra bên lề xã hội, dù là người tội lỗi. Mỗi người, trong tư cách là người, đều là hình ảnh của Đức Kitô và một phản chiếu của Chúa Cha. Quan hệ của ngài với tha nhân làm bằng một lòng kính trọng vô điều kiện (…) Ngài mang tới trong Giáo Hội một sự nhạy cảm đối với con người và các vấn đề của con người”(Thư khai mạc Năm Thánh Phanxicô 1981-1982, của các Bề trên Cả Gia đình Phan sinh, phần I, số 2).

Tình huynh đệ của Phanxicô không dừng lại nơi loài người, nhưng còn nới rộng ra tới mọi thụ tạo, sống động cũng như vô tri vô giác trong vũ trụ. Ngài không coi thụtạo là xấu xa, nguy hiểm phải đề phòng. Ngài cũng không có thái độ chủ nhân ông, nhìn thụ tạo chỉ là đối tượng cho mình khai thác tuỳ thích. Nhưng ngài thiết lập một mối quan hệ thân ái, hài hoà với mọi vật. Ngài đã sáng tác Bài ca Vạn vật để ca ngợi mọi công trình tạo dựng của Thiên Chúa: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, nước, lửa, trái đất với ngàn hoa, cây cỏ và trái trăng. Ngài gọi thụ tạo là anh, chị: anh Cá, anh Chim, chị Trăng, chị Nước…, không chỉ theo nghĩa thi phú, mà theo một cảm nghiệm sâu xa rằng tất cả đều là công trình của Cha trên trời và mang dấu ấn của tình thương.

Phanxicô muốn người ta quý chuộng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; ngài dạy các môn đệmình khi đốn cây sử dụng theo nhu cầu, thì đừng chặt tận gốc, để cây còn có thể đâm chồi mới. Con người thời đại chúng ta có thể học biết bao nhiêu điều nơi thái độ của thánh nhân. Chắc chắn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ như thế khi ban Tông thư ngày 29-9-1979 công bố Thánh Phanxicô là bổn mạng các nhà môi sinh học.

Kết nghĩa anh em với vạn vật, phải chăng là chọn một vũ trụ quan trong đó đối thoại phải loại trừ đối đầu và chung cuộc đoàn kết hiệp nhất phải thắng vượt xâu xé, chia lìa? Phanxicô luôn quan niệm sống là sống với, sống chung chan hoà.

Kết luận

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô trong thư gửi Dòng Phanxicô nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh Nghèo đã viết rằng trong suốt dòng lịch sử “thiên hạvẫn luôn luôn ngưỡng mộ và yêu mến thánh nhân vì họ thấy thực hiện nơi ngài một cách lạ lùng, điều mà họ ao ước cho mình, trên hết mọi sự trong đời: đó là niềm vui, sự tự do, hoà bình, hoà thuận và hoà hợp giữa loài người và giữa các dân tộc”.

Thờiđại Thánh Phanxicô không phải là thời đại của chúng ta. Các cuộc chiến giữa các đô thị thời đại ngài không có gì so sánh được với các cuộc chiến tranh của thờiđại nguyên tử chúng ta.

Và tất nhiên là chúng ta cũng không thể nào lặp lại các giải pháp của ngài cho các vấn đề của chúng ta. Tuy nhiên, cách nhìn của ngài và các thái độ của ngài là một nguồn cảm hứng và động viên mạnh mẽ cho con người hôm nay, để ra sức xây dựng một thế giới tự do hơn, huynh đệ, công bằng, hoà bình và hoà hợp hơn.

Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM