TGM Fisichella: các tôn giáo chống lại hận thù

Archbishop Fisichella: Religions must work together against hate
 
2015-11-14 Vatican RadioChủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc âm, Đức tổng Giám mục Rino Fisichella cho biết năm Lòng Thương Xót tới đây quả thực rất cần thiết. Lời Ngài nói được đưa ra sau những vụ tấn công khủng bố ở Paris – Pháp.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ tạp chí Ý – Famiglia Cristiana, Đức tổng Giám mục Fisichella nói rằng cả ba tôn giáo độc thần (three monotheistic religions) đều cùng quan điểm và đồng ý Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.

Ngài cho biết: “Đó là lý do để chúng ta cùng cộng tác với nhau, và để giúp đỡ và dấn thân vì người khác trong sứ vụ này – để giải thích cho thế giới biết rằng các tôn giáo không hiện hữu để giam hãm mình trong sự thù ghét, nhưng là để làm tỏa lan lòng thương xót, và để cộng tác chống lại nỗi sợ hãi đang lẩn khuất trong cuộc đời”.

Ngài đồng quan điểm với ĐTC Phanxicô về một “chiến tranh thế giới thứ ba từng phần” mà trong các cuộc tấn công Paris chỉ là một phần.

Đức tổng Giám mục cho biết: “Thảm kịch đã bắt đầu xảy ra từ ngày 11 tháng 09 năm 2001 và kể từ đó đến nay, sau vụ tấn công đầu tiên này, mọi chuyện đã xảy ra giống với thảm kịch ban đầu này, chẳng hạn như: Các cuộc chiến tranh, can thiệp quân sự, các vụ tấn công, bạo động kinh hoàng,…”

Ngài giải thích thêm: “Có đến cả một chuỗi dài các vụ bạo động – là một phần của chiến tranh thế giới, nhưng dường như chúng ta có xu hướng lãng quên cách rất nhanh chóng. Tôi nghĩ đến vụ tấn công vào giới trẻ tại một trường Đại học ở Kenya, rồi hàng chuỗi những vụ đánh bom đang tiếp tục xảy ra tại Iraq, các vụ đánh bom ở Lebanon trong những ngày gần đây”.

“Người Ki-tô giáo bị chết là do những người Hồi giáo gây ra!”. Ngài nói tiếp: “Đó quả là một cuộc chiến tranh thế giới, bởi vì nó đã ảnh hưởng trên tất cả các quốc gia, bao gồm cả các nước Hồi giáo, mà những nhóm Hồi giáo cực đoan ly khai đã gây nên những thảm họa này”.Ngài cho biết thêm thế giới đã quên đi nhiều cuộc xung đột như ở Syria, Libya, và Iraq.

Đức cha Fisichella nói tiếp: “Các chính trị gia và các nhà ngoại giao đang lãng quên thực trạng thế giới bị rối bời!”. Ngài hy vọng cần có sự can thiệp mang tính quyết định hơn nữa từ Liên Hiệp Quốc, qua đó cộng đồng quốc tế cũng cần nỗ lực góp phần mình vào an ninh hòa bình của thế giới.

 
Tác giả bài viết: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn tin: News.va